Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện về người đàn ông có “tai thần” biết “nghe” cá nói chuyện để giúp người đi biển

Thứ bảy, 13:24 26/10/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Nghề nào nghiệp nấy, những thăng trầm của biệt tài đã khiến anh phải trải qua nhiều sóng gió mưu sinh, nhưng cũng khiến anh là một con người kỳ lạ… biết nghe tiếng cá.

Gần ba mươi năm gắn bó với biển, đôi tai của chàng ngư phủ ấy đã “thính” hơn rất nhiều. Anh có thể nghe thấy tiếng cá ở khoảng cách hơn 5km và biết đàn cá đó nhiều hay ít để thông báo cho tàu thuyền khai thác.
 
Chuyện về người đàn ông có “tai thần” biết “nghe” cá nói chuyện để giúp người đi biển 1
Anh Hiếu (áo trắng) - Người có đôi tai thần biết nghe tiếng cá. Ảnh T.G
 
Khởi đầu của một “kỳ nhân”
 
Nghe nhiều người giới thiệu về anh bằng cả sự trân trọng lẫn thú vị, chúng tôi thực sự lấy làm lạ và tò mò bởi từ xưa đến nay vốn chỉ nghe nhiều đến nghề đánh cá, giăng lưới, thả câu chứ chưa bao giờ thấy ai “nghe tiếng cá” cả.Phải vượt qua một quãng đường đầy cát trắng, hỏi thăm mấy bận và ngóng mắt đến mỏi, chúng tôi mới tìm được anh Võ Văn Hiếu (50 tuổi) khi anh đang ngồi trên chiếc thuyền thúng đan lại mảnh lưới để chuẩn bị một chuyến đi lộng trong ngày ở thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị).
 
Rắn chắc, giọng nói vang át cả tiếng sóng vỗ ầm ào sau cơn bão vừa đi qua vùng biển này. Anh chia sẻ với chúng tôi về cuộc đời và “đôi tai thần” mang đến cho anh nhiều buồn vui của nghề này. Hồi ấy mới 18 tuổi, vốn dân làng chài nên chàng trai Võ Văn Hiếu đã có mấy năm chinh chiến với biển cả quê hương, nhưng lúc bấy giờ những chiếc thuyền đi biển nơi cửa sông này còn khá nhỏ, đi về trong ngày hoặc vài ngày. Trong khi sức trai tráng làng biển khiến anh không thỏa lòng với những chuyến biển “cò con” ấy, anh đã quyết tâm rời vùng quê Quảng Trị vào miền Nam, xuống tận Đất Mũi mưu sinh bằng nghề đánh cá biển. Và cũng chính từ những tháng ngày lam lũ làm thuê ấy, anh học được nghề “nghe” tiếng cá. Chính “nghề lạ” này đã giúp anh có thu nhập cao trong những chuyến ra khơi và khi trở về quê hương đi biển, anh đã được bà con ngư dân nơi đây phong là “nhà ngôn ngữ cá” trên vùng biển bãi ngang Quảng Trị… 
 
Nghe anh nói về chuyện “nghe tiếng cá”, chúng tôi cứ ngơ ngác, lấy làm tò mò bởi đó là một điều quá thú vị với những người vốn thích sự lạ lẫm như chúng tôi. Anh Hiếu cười hiền bảo: “Nghề này vất vả thật nhưng thú vị lắm. Nếu chim trên rừng cất tiếng gọi nhau thế nào thì cá dưới nước cũng chuyện trò với nhau như vậy. Dưới nước con cá nó kêu vào tai mình, nghe mãi thành quen nên tôi biết được chúng đang bơi kiếm ăn hay chạy trốn!”. Hỏi anh về nguyên cớ và cơ may của việc học cách nghe tiếng cá, anh tỏ vẻ bí mật nhưng rồi phá lên cười, bảo: “Nghề này học không dễ, ngàn người học thì chỉ có 1 đến 2 người nghe được tiếng cá mà thôi. Muốn học được thì phải khổ luyện. Người học phải biết các loài cá, phải tập phân biệt âm thanh từng loài sau đó dùng tai áp sát mái chèo hoặc lặn xuống dưới nước để nghe cá “trò chuyện”. Có người học cả năm mà vẫn nghe sai âm thanh là chuyện rất bình thường. Bây giờ ở cả nước như tôi biết thì người nghe được tiếng cá như tôi chỉ đếm trên đầu ngón tay của một bàn tay thôi!”. 
 
Tôi tò mò muốn xem đồ nghề phục vụ cho công việc này thì anh Hiếu chỉ tay vào đôi tai, cười bảo: “Cái công việc “nghe” tiếng cá này không cần trang bị đồ dùng hỗ trợ như nghề lặn mà chỉ mặc độc có cái quần xà lỏn, nhảy xuống nước, cách be thuyền 0,5 m là có thể hành nghề. Dưới nước, đôi tai người có thể nghe được âm thanh truyền đi trong phạm vi 5 km. Cho nên nếu có cá thì chỉ cần 1 phút sau, theo nhịp nước chảy là tôi có thể đoán được số lượng nhiều hay ít, loài cá gì, còn cách xa bao nhiêu, hay có tàu nào ở gần đó đang theo hay không! Đặc biệt đấy!” anh nháy mắt bảo thế. 
 
Vừa gỡ những chú cá nhỏ mắc vào mắt lưới, anh vừa kể lại quãng thời gian theo cái việc học nghe tiếng cá vốn vô cùng đặc biệt này. Anh vẫn nhớ như in cảm giác lần đầu tiên học nghề đầy sợ hãi xen lẫn vui sướng. Anh kể: “Mới đầu, lặn xuống nước, tôi căng tai nghe cũng không thấy gì, chỉ nghe thấy tiếng máy nổ của thuyền phía trên và tiếng nước ùng ục, có nghe thấy gì đâu! Mấy tháng liền tôi không sao phân biệt được tiếng cá với những thanh âm khác nên cũng hơi nản chí, nhưng nghĩ đó là cách duy nhất để mình học hỏi và tồn tại, vả lại cũng đã trót thích nên tôi càng cố gắng học hỏi nhiều hơn nữa!”, anh Hiếu cho biết thêm. 
 
Độc đáo “kỹ nghệ” “nghe” tiếng cá
 
Ngày trở về quê, người dân nơi đây đồn đại anh có biệt tài “nghe” tiếng cá nhưng thực hư thế nào thì chưa có ai kiểm chứng. Mãi một thời gian sau, trong chuyến đi biển đầu tiên, anh khiến nhiều người ngỡ ngàng với tài lạ của mình. Tiếng lành đồn xa, người dân trong vùng tìm đến anh để nhờ theo thuyền ra khơi đánh cá. Khi gặp gỡ các ngư dân đang sửa chữa, kiểm tra ngư lưới cụ lần cuối trước lúc xuất bến, hỏi về anh, ai cũng trầm trồ: “Ở vùng bãi ngang này, ngư dân biết “nghe” tiếng cá chỉ có anh Hiếu ở khu phố 7 mà thôi! Anh Hiếu là người đánh cá giỏi nhất và có biệt tài nhất vùng bãi ngang này!”. Một lão ngư bảo: “Tàu tôi trước đây cũng hay mời anh Hiếu đi cùng vì anh đoán khá chính xác từng loài đang tới và số lượng khoảng bao nhiêu tấn nên tàu tôi thường trúng khá đậm!”.
 
Chuyện về người đàn ông có “tai thần” biết “nghe” cá nói chuyện để giúp người đi biển 2

Bãi biển Cửa Tùng, nơi anh Hiếu bao lần làng nghe tiếng cá. Ảnh T.G

 
Tuy nhiên, việc “nghe” được tiếng cá cũng không hẳn mang đến cho anh sự an nhàn, sung sướng hơn những người đi biển khác, anh Hiếu tâm sự: “Công việc của người “nghe” tiếng cá không những rất cực khổ mà còn đóng vai trò quan trọng bậc nhất, quyết định cho việc thành bại của cả một chuyến đi, đó là linh hồn và là sự thành bài của cả một chuyến biển vốn vô cùng tốn kém ấy. Đến mỗi vị trí đánh cá trên biển, tôi phải lặn xuống trước tiên, sâu khoảng nửa mét để dò tìm luồng cá. Lúc này, nếu có cá hướng nào thì luồng nước sẽ mạnh lên hướng đó nên chỉ cần nhắm theo một hướng mà đoán xem số lượng bao nhiêu để báo cho các thuyền viên phía trên giăng lưới. Hôm nào không tìm được luồng cá, tôi phải dầm mình dưới nước hàng giờ liền, lúc trời rét mướt nước biển như đá, lạnh tê cả người. Nhiều lúc sợ cá mập tấn công nên tôi phải thường xuyên quan sát và nghe từ nhiều hướng, nếu không đã bỏ mạng rồi!”.
 
Nói về khó khăn của nghề, anh kể, có một lần khi tàu cá của anh đang ở phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa, anh lặn xuống tìm luồng cá, đang chăm chú nghe ngóng thì bất ngờ từ phía xa có một chú cá mập âm thầm bơi đến. Khi nhận ra sự có mặt của chú cá tử thần này, anh vội bám dây thừng đu lên, đúng lúc con cá mập này lao tới, nếu anh không nhanh thì có lẽ nửa thân người đã chui vào hàm cá mập rồi. Từ sau lần ấy, lúc nào xuống biển, việc đầu tiên là anh “nghe” xem có cá mập hay các loại cá có thể gây nguy hiểm có ở gần hay không, sau đó mới tìm luồng cá.
 
Hơn 30 năm gắn bó với nghề chài lưới và gần 20 năm biết “nghe” tiếng cá, anh Hiếu có rất nhiều kinh nghiệm trong việc xác định tiếng kêu của cá. “Nếu gặp nước chảy mạnh, có tiếng vù vù thì cá khá nhiều nhưng là loài nhỏ, còn nước chảy mạnh, đều là cá lớn. Khi cá vào chừng 1000m là có thể nghe rõ tiếng kêu của nó. Mỗi loài cá có tiếng kêu khác nhau nhưng không phải cá nào cũng kêu, cá trích, cá thu ẩu thì không kêu, chỉ có các loại như sóc nanh, cá ngao vàng đuôi, cá sóc trắng, cá lù đù, cá đỏ dạ mới kêu. Mỗi loài có tiếng kêu đặc biệt khác nhau, qua đó phân biệt được loài nào với loài nào. Chẳng hạn như cá sóc nanh kêu cụp... cụp, cá sóc trắng thì tọc... tọc, cá ngao vàng đuôi lại kêu lục đục, lục đục. Để phân biệt được như vậy, phải lặn nhiều, nghe nhiều, sai vài lần thì lần sau tự khắc đúng. Nghề này cũng dự đoán được đến 90% số lượng mỗi đàn cá bơi đến, qua đó việc giăng lưới thành phạm vi cũng dễ dàng hơn”, anh Hiếu chia sẻ. 
 
Không chỉ nhảy xuống nước mới nghe được tiếng cá, bây giờ dù đã ở tuổi ngũ tuần nhưng trông anh vẫn còn rất nhanh nhẹn, tháo vát và đặc biệt là cặp mắt, đôi tai vẫn còn tinh anh. Dường như những năm tháng làm nghề “nghe cá nói chuyện” anh đã rèn cho mình có một đôi “tai thần”, thế nên giờ chỉ cần áp tai vào mái dầm anh Hiếu cũng có thể nghe được tiếng cá mà không cần phải ngâm mình dưới nước nữa. Chưa lần nào người dân nơi đây thấy anh đi biển về tay trắng mà ngược lại, anh luôn đánh bắt được những loại cá chọn lọc cho riêng mình. Theo nghề hơn 30 năm, anh Hiếu không nhớ hết là đã ra khơi bao nhiêu lần cũng như số lần dự đoán cá chính xác. Chỉ biết rằng, ngư dân trong vùng này khi nhắc đến nghề “nghe” tiếng cá thì ai cũng biết đến anh như một bậc thầy cừ khôi vậy. 
 
Tiêu Dao – Đắc Thành
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khởi tố Quang Linh Vlogs, Hằng Du mục

Khởi tố Quang Linh Vlogs, Hằng Du mục

Pháp luật - 43 phút trước

GĐXH - Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng.

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?

Thời sự - 52 phút trước

GĐXH - Sau hơn 1 năm thi công, dự án nhà máy điện rác Greenity Nam Định có mức đầu tư hơn 1.490 tỷ đồng hiện phần lớn là nền đất cát, một số dãy nhà được xây dựng, còn lại vẫn là khoảng đất trống.

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Thời gian qua, nhiều công viên trên địa bàn TP Hà Nội đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của thành phố nhằm "bỏ lớp áo cũ", nâng cấp hệ thống công viên, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân Thủ đô.

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum

Thời sự - 3 giờ trước

Theo Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần, trưa 4/4, chỉ trong hơn một giờ có 6 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Dù đã trải qua gần 700 năm, bài văn khắc trên núi đá vẫn giữ được nét bút tươi mới.

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Để qua mắt cơ quan chức năng, đối tượng liên tục thay đổi chỗ ở, chặn mọi liên lạc với người thân.

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Đưa ra thông tin gian dối rằng có thể làm giấy phép lái xe, khi có người đến nhờ làm, Chính và Minh nhận trước tiền công từ 1.000.000 đồng đến 1.250.000 đồng/người.

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Những người sinh ra vào các tháng Âm lịch này rất thu hút người khác, nhờ đó họ có các mối quan hệ tốt và đạt được nhiều thành tựu nhờ nhận được sự giúp đỡ kịp thời.

Top