Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện về những bác sĩ 'xé' quy trình cứu người nguy kịch

Thứ bảy, 12:38 15/03/2025 | Sống khỏe

Nhập viện cấp cứu nhưng không có người thân bên cạnh, nhiều bệnh nhân được đội ngũ bác sĩ đồng lòng “xé” quy trình, ưu tiên cấp cứu.

Hơn 23h ngày 20/2, tiếng chuông điện thoại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vang lên, một người đàn ông bị tai nạn giao thông được người dân đưa vào trong tình trạng nguy kịch. TS.BS Thân Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Cấp Cứu huy động y bác sĩ nhanh chóng tiếp nhận bệnh nhân. Lúc này người đàn ông hôn mê sâu, tụ máu dưới màng cứng, tiên lượng tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Kíp trực bật nút báo động đỏ huy động toàn bộ lực lượng cấp cứu người bệnh. Nữ điều dưỡng đo SpO2 (nồng độ oxy trong máu), nhịp tim, huyết áp. Đứng cạnh đó, một nhân viên y tế khác liên tục bóp bóng qua nội khí quản, theo dõi chỉ số sinh tồn.

Ê kíp bác sĩ cũng chuẩn bị để sẵn sàng bước vào cuộc đại phẫu giải phóng khối máu tụ. Tuy nhiên bệnh nhân không có người thân đi cùng, thông tin cá nhân không đầy đủ, bệnh viện cũng không thể liên lạc với gia đình.

Chuyện về những bác sĩ 'xé' quy trình cứu người nguy kịch - Ảnh 1.

Bác sĩ Thân Mạnh Hùng (bìa trái) cùng đồng nghiệp lên phương án cấp cứu người bệnh. (Ảnh: Như Loan)

Không có chữ ký của gia đình, người bệnh không đủ điều kiện để phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị trì hoãn hoặc từ bỏ việc phẫu thuật sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao hoặc sống sốt thì cũng sẽ để lại nhiều di chứng.

Đêm hôm đó, bác sĩ Hùng cùng các đồng nghiệp khẩn cấp hội chẩn, thống nhất bỏ qua một số quy trình, ưu tiên cấp cứu nạn nhân. “Sứ mệnh của đội ngũ y bác sĩ là không được từ bỏ việc phẫu thuật chỉ vì không có ai ký cho bệnh nhân”, bác sĩ Hùng nói.

Các bác sĩ khác cùng chung quan điểm “đặt việc cứu sống bệnh nhân lên hàng đầu, việc làm thủ tục nhập viện, phí phẫu thuật lúc này không phải là vấn đề”.

Sau hai giờ căng thẳng, ca phẫu thuật hoàn thành thuận lợi. Các dấu hiệu sinh tồn như huyết áp, nhịp tim, nồng độ oxy dần được ổn định. Sáng hôm sau, nhờ các phương tiện liên lạc, bệnh viện lấy được thông tin người thân của bệnh nhân.

Ngày 25/2, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận nam thanh niên bị tai nạn giao thông, hôn mê bên lề đường chân cầu vượt đường Láng (gần khu Cầu Giấy, Hà Nội). Anh được người dân phát hiện và đưa đến bệnh viện cấp cứu. Bỏ qua các thủ tục phải có trước khi phẫu thuật như ký cam đoan và đóng tiền viện phí, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức lập tức cứu người.

"Bác sĩ chụp chiếu và xác định nam thanh niên bị chấn thương sọ não rất nặng, tụ máu ngoài và dưới màng cứng, ở vùng thái dương, dập não, xuất huyết dưới nhện, phải đặt nội khí quản và theo dõi chấn thương cột sống cổ. Vì thế, các bác sĩ thực hiện cấp cứu để đưa nạn nhân khỏi tình trạng nguy kịch”, TS.BS Nguyễn Thị Thuý Ngân, Phó Giám đốc Trung tâm Gây mê - Hồi sức, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức nói.

Chuyện về những bác sĩ 'xé' quy trình cứu người nguy kịch - Ảnh 2.

Hệ thống vật tư y tế sẵn sàng cấp cứu người bệnh trong mọi tình huống. (Ảnh minh họa: Như Loan)

Để tìm người thân cho bệnh nhân, bệnh viện phối hợp với các cơ quan truyền thông đưa hình ảnh của anh lên các trang mạng xã hội. Với sự nỗ lực của cộng đồng, chưa đầy 24 giờ, bệnh viện tìm được người thân cho nam thanh niên.

Anh là con trai cả trong gia đình người dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn, hoàn cảnh gia đình khó khăn, xuống Hà Nội tìm việc thì bị tai nạn. Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức quyết định miễn toàn bộ viện phí, đồng thời cung cấp suất ăn và nơi lưu trú miễn phí cho gia đình bệnh nhân để tiện thăm nom, chăm sóc.

Hai câu chuyện trên truyền cảm hứng cho thế hệ làm ngành y hiện nay. Việc nhận trách nhiệm trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy đòi hỏi kinh nghiệm, lòng dũng cảm và tình yêu thương của các bác sĩ.

Cứu người là ưu tiên hàng đầu

Theo TS.BS Thân Mạnh Hùng, trong điều trị có những quy định, quy trình, song để cứu bệnh nhân kịp thời, không phải lúc nào bác sĩ cũng cứng nhắc theo quy trình.

Theo đúng quy trình, mỗi ca mổ cần hồ sơ bệnh án, các xét nghiệm cơ bản. Trước khi mổ phải hội chẩn và người nhà phải ký cam kết đồng ý. Tuy nhiên, với một số trường hợp, trong y khoa gọi là “thời gian vàng” để cứu bệnh nhân, chỉ tính bằng phút, giây, nếu chờ làm đủ thủ tục thì bệnh nhân đã tử vong hoặc nếu sống thì nguy cơ chịu nhiều di chứng.

Việc bỏ qua quy trình để mổ cho bệnh nhân không phải là hiếm vì sứ mệnh của bác sĩ là cứu người trước chứ không chờ giấy tờ. Mỗi năm, bệnh viện vẫn thường tiếp nhận và cứu nhiều ca như vậy. Khi đó, yếu tố khẩn cấp được ưu tiên hàng đầu.

Theo ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong các tình huống cấp cứu, khi bác sĩ xác định tính mạng bệnh nhân nguy kịch, thủ tục hành chính sẽ được bỏ qua, cũng không phải chờ cam kết của bệnh nhân và người nhà.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũng như quy chế bệnh viện về cấp cứu có các quy định phù hợp với các tình huống khác nhau. Trong trường hợp khẩn cấp, bác sĩ là người hoàn toàn chịu trách nhiệm chuyên môn, đánh giá tình trạng bệnh và tiên lượng diễn biến để ra quyết định mà không phải chờ hoàn thành các thủ tục hành chính. Ở tình huống này, bệnh nhân không qua khỏi, bác sĩ vẫn được bảo vệ, chứ không thể vì không có cam kết mà đổ lỗi cho bác sĩ.

Với trường hợp điều trị, cấp cứu thông thường, việc yêu cầu bệnh nhân hoặc người nhà ký giấy đồng ý phẫu thuật, can thiệp điều trị cho người bệnh là cần thiết. Bác sĩ có trách nhiệm giải thích, tư vấn để bệnh nhân hiểu rõ về tình trạng sức khỏe, sự cần thiết của việc phẫu thuật, can thiệp.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân

Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân

Y tế - 5 giờ trước

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân có dị vật trong đường tiêu hóa gây xuất huyết thời gian dài.

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã uống cùng lúc khoảng 140 viên thuốc điều trị tăng huyết áp. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt nhiều, nôn ói...

10 loại kháng sinh tự nhiên

10 loại kháng sinh tự nhiên

Sống khỏe - 8 giờ trước

Thiên nhiên đã ban cho chúng ta rất nhiều loại thuốc để chữa lành (chống lại nhiễm trùng) và tăng cường miễn dịch. Nhiều loại kháng sinh tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus mạnh mẽ… Chúng cũng có sẵn trong bếp nhà bạn.

Bé 7 tháng tuổi ở Quảng Ninh suy hô hấp do bệnh sởi biến chứng nặng

Bé 7 tháng tuổi ở Quảng Ninh suy hô hấp do bệnh sởi biến chứng nặng

Mẹ và bé - 14 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi 7 tháng tuổi mắc bệnh sởi biến chứng viêm phổi nặng, suy hô hấp kèm tiêu chảy cấp. Được biết, bệnh nhi chưa đến độ tuổi tiêm phòng và có tiền sử viêm phổi hai lần trong những tháng đầu đời.

Loại quả mùa hè rẻ tiền, bán đầy chợ, người Việt ăn thường xuyên giúp làm mát gan, thải độc gan hiệu quả

Loại quả mùa hè rẻ tiền, bán đầy chợ, người Việt ăn thường xuyên giúp làm mát gan, thải độc gan hiệu quả

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Phương pháp thải độc gan tại nhà chủ yếu là thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống, sinh hoạt và ngủ nghỉ điều độ.

Rối loạn thần kinh tim nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Rối loạn thần kinh tim nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Rối loạn thần kinh tim không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Hy hữu: Đau người, nhập viện mới biết hộp sọ bị đóng đinh

Hy hữu: Đau người, nhập viện mới biết hộp sọ bị đóng đinh

Y tế - 17 giờ trước

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng chảy máu vùng đầu, đau nhiều. Qua chẩn đoán, các bác sĩ và cả bệnh nhân đều vô cùng kinh ngạc khi thấy một dị vật nghi là đinh, đâm xuyên hộp sọ.

Hít xà 20 lần mỗi sáng có tác dụng gì?

Hít xà 20 lần mỗi sáng có tác dụng gì?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Khi thực hiện 20 lần hít xà mỗi sáng, cơ thể không chỉ được kích hoạt toàn bộ mà còn giúp tăng cường cơ bắp và nhiều lợi ích sức khỏe khác...

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ mắc hội chứng Raynaud cho biết ban đầu, các ngón tay chỉ bị tê nhẹ, sau đó chuyển sang tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một 'thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng ACNHH để phòng và trị đột quỵ?

Top