Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô bé 6 tuổi nước tiểu chuyển sang màu xanh sau khi ăn thức ăn cất trong tủ lạnh hỏng

Thứ hai, 20:00 22/07/2019 | Sống khỏe

Tủ lạnh có tác dụng rất tốt trong việc bảo quản thực phẩm, tuy nhiên nếu tủ lạnh bị hỏng, các thực phẩm sau khi lấy ra cần tránh cho trẻ ăn nhiều, bởi những thực phẩm này rất dễ bị nhiễm khuẩn.

Cô bé Tiểu Lâm 6 tuổi, trước đó bị sốt cao không hạ, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng kéo dài trong nhiều ngày. Sau khi đến bệnh viện, cô bé được làm xét nghiệm máu khẩn cấp và chụp cắt lớp vi tính. Bác sĩ phát hiện các tế bào bạch cầu và chỉ số viêm cấp tính tương đối cao, nước tiểu có màu xanh, bác sĩ nghi ngờ bị nhiễm vi khuẩn. Báo cáo nuôi cấy vi khuẩn được xác nhận là viêm ruột do nhiễm khuẩn Salmonella. Sau khi tìm hiểu được biết, đứa trẻ đã ăn thực phẩm đã bị nhiễm bệnh lấy từ trong tủ lạnh dẫn đến nôn ói, tiêu chảy.

Nước tiểu của cô bé Tiểu Lâm chuyển sang màu xanh.
Nước tiểu của cô bé Tiểu Lâm chuyển sang màu xanh.

Bác sĩ Trần Chấn Nam, bác sĩ khoa Nhi thuộc Bệnh viện Trường An cho biết, vì tủ lạnh trong nhà bị hỏng nên không có điện. Đế giải quyết phần thực phẩm trong tủ lạnh, nên người lớn đã cho trẻ ăn thoải mái. Mọi người không biết rằng salmonella phát triển rất tốt vào mùa hè và chúng thường xuất hiện trong thực phẩm. Sức đề kháng của trẻ tương đối kém, khi ăn những loại thức ăn này rất dễ bị nhiễm khuẩn và gây khí chịu ở đường ruột. May mắn thay, cô bé Tiểu Lâm chỉ bị ruột bị viêm nhẹ và không có hiện tượng viêm ruột thừa. Hiện tại, bác sĩ đã tiêm thuốc kháng sinh qua tĩnh mạch, sau 3 đến 4 ngày điều trị đứa trẻ đã được xuất viện.

Bác sĩ Trần Chấn Nam nói, bình thường nước tiểu có màu vàng và rất trong. Chỉ cần nước tiểu vượt quá màu sắc và hình thức như vậy, đều có thể là lời cảnh báo từ cơ thể. Nước tiểu màu xanh lá cây có thể có nghĩa là thực phẩm có chứa thuốc nhuộm, đặc biệt là thuốc nhuộm thực phẩm có màu sắc rực rỡ, hoặc sử dụng các loại thuốc, chẳng hạn như một số loại thuốc dạ dày, thuốc chống lo âu hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn. Phải mất 3 đến 5 ngày để nuôi cấy vi khuẩn mới biết kết quả. Do vậy, nếu thấy nước tiểu có màu xanh lá cây, việc đầu tiên nghi ngờ xem có phải bị nhiễm vi khuẩn salmonella hay không.


Bác sĩ Trần Chân Nam

Bác sĩ Trần Chân Nam

Theo bác sĩ Trần Chân Nam, Bệnh nhiễm khuẩn salmonella (ngộ độc thực phẩm) là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của ruột non, xảy ra khi vi khuẩn salmonella xâm nhập vào cơ thể. Nó phổ biến trong các sản phẩm trứng, sản phẩm thịt và các sản phẩm từ sữa. Khoảng 90% những người sau khi ăn phải salmonella, sẽ xuất hiện tình trạng viêm dạ dày ruột cấp tính, các triệu chứng bao gồm nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, phát sốt...

Đa số mọi người sau khi nghỉ ngơi có thể dần dần hồi phục, nhưng đối với trẻ nhỏ hoặc người già hoặc những người bị bệnh nặng đang điều trị hóa trị, vì sức đề kháng yếu, khi nghiêm trọng sẽ xuất hiện bệnh vi khuẩn máu, nhiễm trùng huyết, dẫn đến suy đa tạng và có thể mất mạng, do đó mọi người không thể bất cẩn.

Những phương pháp có thể ngăn ngừa nhiễm khuẩn salmonella như:

Nấu chín thức ăn: Trước khi ăn, bạn cần nấu chín đồ ăn, hãy đảm bảo rằng bạn đã đun nóng đến nhiệt độ tiêu diệt vi khuẩn. Tuyệt đối không ăn thịt gia cầm, hải sản hoặc thịt chưa nấu chín.

Vệ sinh: Bạn hãy rửa tay thật sạch trong nước ấm, xà phòng trong 20 giây trước và sau khi xử lý thực phẩm. Bên cạnh đó, bạn nên rửa trái cây, rau dưới vòi nước chảy. Vệ sinh các dụng cụ chế biến thức ăn cũng như nhà bếp sẽ giúp bạn ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn này.


Các loại thực phẩm trong tủ lạnh nên tách riêng sống, chín để tránh nhiễm khuẩn chéo.

Các loại thực phẩm trong tủ lạnh nên tách riêng sống, chín để tránh nhiễm khuẩn chéo.

Tách riêng giữa thực phẩm ăn sống và nấu chín trong tủ lạnh: Để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, bạn hãy để thịt sống và trái cây xa các thực phẩm khác.

Nếu trẻ có các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt,… thì người lớn cần kịp thời đưa đến bệnh viện để được chẩn đoán, tránh nguy cơ viêm ruột salmonella.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 18 giờ trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

Sống khỏe - 19 giờ trước

Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 23 giờ trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

Sống khỏe - 23 giờ trước

Ung thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Liên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Top