Có được dùng thuốc chữa Basedow liều cao kéo dài?
Gần đây tôi thấy mình vẫn ăn uống bình thường nhưng lại sụt cân, hay hồi hộp, cáu gắt nên đã đi khám, được bác sĩ cho biết bị Basedow và cho thuốc điều trị là carbimazole.

Nhưng tôi nghe nói, nếu ngừng thuốc này thì có khả năng tái phát bệnh. Xin hỏi quý báo, tôi có nên dùng carbimazole kéo dài không?
Nguyễn Thị Hà (Quảng Ninh)
Bệnh Basedow khá thường gặp ở phụ nữ, nhất là phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 21-30. Bệnh thường có biểu hiện của hội chứng cường giáp, với các triệu chứng gầy sút cân mặc dù ăn uống bình thường hoặc ăn nhiều, nhịp tim nhanh thường xuyên (hơn 90 lần/phút, tiếng tim đập mạnh), huyết áp tăng, xuất hiện bướu cổ lan tỏa, run đầu chi, mắt lồi, tính tình thất thường, hay cáu gắt hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm, rối loạn sinh dục biểu hiện bằng suy giảm ham muốn tình dục, rối loạn kinh nguyệt... Để điều trị bệnh lý này, bác sĩ thường áp dụng ba biện pháp chính là dùng thuốc, xạ trị và phẫu thuật. Thuốc carbimazole thuộc nhóm thuốc kháng giáp, dẫn chất
thioimidazol. Hầu hết các trường hợp dùng thuốc sẽ cải thiện triệu chứng sau 1-3 tuần, chức năng tuyến giáp trở về bình thường sau 1-2 tháng điều trị, tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn đạt 60-70% sau 12-18 tháng điều trị. Thông thường, để điều trị bệnh Basedow với carbimazol, người bệnh sẽ được điều trị liều cao khi mới bắt đầu và khi hoạt động của tuyến giáp trở về bình thường thì sẽ được giảm liều cho đến liều thấp nhất mà vẫn giữ được chức năng tuyến giáp bình thường.
Tuy nhiên, thuốc vẫn có thể gây tái phát bệnh sau khi ngừng điều trị khoảng một năm do thuốc không ức chế được hoàn toàn căn nguyên tự miễn. Theo thư bạn hỏi, chúng tôi hiểu là bạn muốn dùng thuốc liên tục, kéo dài hơn chỉ định của bác sĩ với liều điều trị vì lo lắng bệnh tái phát nên chúng tôi khuyên bạn không nên làm như vậy. Nguyên nhân là do nếu dùng carbimazol liều cao và thời gian dùng quá dài sẽ dễ gây ra tình trạng suy tuyến giáp tiên pháp với những biểu hiện như mệt mỏi kéo dài, giảm khả năng gắng sức, táo bón, nhịp tim chậm, trầm cảm, vận động chậm chạp, trí nhớ giảm... Nếu bạn vẫn quá lo lắng về tình trạng bệnh của mình thì nên trực tiếp trao đổi với bác sĩ điều trị để có biện pháp khắc phục phù hợp hay có thể áp dụng phương pháp điều trị khác như xạ trị hay phẫu thuật.
Theo BS. Nguyễn Văn Đức/SK&ĐS

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh dẫn đầu về chất lượng ở khối y tế tư nhân tại Hà Nội và TPHCM
Sống khỏe - 1 giờ trướcSở Y Tế Hà Nội và TPHCM vừa công bố Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội dẫn đầu về chất lượng trong khối bệnh viện công lập và tư nhân, còn Tâm Anh TPHCM đứng đầu khối tư nhân và thứ 3 ở cả 2 khối.

Bà bầu 26 tuổi ở Bắc Ninh phát hiện bị cường giáp thai kỳ từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 2 giờ trướcGĐXH - Thai phụ bị cường giáp thoáng qua đến khám với triệu chứng nôn nghén nhiều, gầy sụt 2kg/ 2 tháng, hồi hộp trống ngực…

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

6 dấu hiệu 'thầm lặng' cảnh báo học sinh đang thiếu hụt dinh dưỡng
Mẹ và bé - 9 giờ trướcThiếu hụt dinh dưỡng ở học sinh là tình trạng phổ biến nhưng lại thường bị bỏ qua, do các dấu hiệu thường không rõ ràng, diễn tiến âm thầm. Nếu không được nhận diện và can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, sốc nhiệt trong mùa nắng nóng là một tình trạng cấp cứu y tế. Việc chậm trễ trong xử trí có thể khiến người bệnh bị tổn thương não, các cơ quan nội tạng, thậm chí tử vong.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Thời điểm uống cà phê đem lại nhiều lợi ích
Sống khỏe - 1 ngày trướcMọi người thường có thói quen uống cà phê vào buổi sáng nhưng không phải giờ nào cũng phù hợp.

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, mang thai khi đang điều trị lao kháng thuốc là trường hợp đặc biệt nguy hiểm khi vừa phải đảm bảo tính mạng cho mẹ, vừa phải bảo vệ thai nhi trong bụng.

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị viêm cơ tim, một biến chứng hiếm gặp của sởi. Điều này khiến quá trình điều trị càng trở nên phức tạp, tiên lượng hạn chế.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tếGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.