Cô gái cao thêm 20cm sau khi được bác sỹ tháo bỏ khối "mai rùa"
GiadinhNet - Cô gái đeo khối "mai rùa" trên lưng nhiều năm, đã đi khắp nơi tìm bác sĩ chữa trị, tới 22 tuổi thì chỉ với một tia hy vọng mong manh đã quyết tâm tới Bệnh viện TWQĐ 108 và được phẫu thuật mất khối "mai rùa", còn cao thêm 20cm.
Theo Trung tâm Truyền thông (Bệnh viện TWQĐ 108), các bác sĩ vừa cho bệnh nhân Đ.T.H (22 tuổi, Hà Tĩnh) xuất viện. So với khi vào viện thì Đ.T.H đã cao thêm được 20cm, gương mặt rạng ngời vì đã không phải cõng khối "mai rùa" trên lưng, khiến thân hình biến dạng vì vẹo cột sống ngực và thắt lưng.
Bệnh nhân Đ.T.H nhập viện tháng 3/2021 vào khoa Phẫu thuật Chỉnh hình Cột sống (Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện TWQĐ 108), trong tình trạng vẹo cột sống ngực và thắt lưng rất nặng. Bệnh nhân đã đi khám chữa khắp nơi, nhưng các bác sĩ từ chối vì ca vẹo nặng rất khó chữa, nguy cơ bị liệt rất cao, khả năng nắn chỉnh rất hạn chế.
Đ.T.H là ca cong vẹo lớn nhất từ trước tới nay. Ảnh BV.
Từ đó Đ.T.H chấp nhận là một người tàn tật, sống khép kín và tự ti, che giấu sự biến dạng của cơ thể sau những bộ quần áo rộng và mái tóc dài. Tuy vậy Đ.T.H không cam chịu tàn tật, mà chọn một công việc tại nhà để giao tiếp với cuộc sống xung quanh. Tình cờ Đ.T.H đọc được thông tin về khoa Phẫu thuật chỉnh hình cột sống của Bệnh viện TWQĐ 108 đã phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân nhi bị vẹo cột sống nặng… khiến cô lóe lên tia hy vọng và dù rất mong manh cô vẫn cùng mẹ quyết tâm đến Bệnh viện TWQĐ 108.
Các bác sĩ tiếp nhận ca bệnh đã hội chẩn để lên phương án điều trị cho ca cong vẹo lớn nhất từ trước tới nay (cong vẹo T7L3 135 độ). Bệnh nhân đã 22 tuổi nên việc phẫu thuật và nắn chỉnh biến dạng khó, nguy cơ và rủi ro cao, đặc biệt là có thể gây liệt, thậm chí là tử vong trên bàn mổ.
Theo TS Phan Trọng Hậu, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật cột sống – người trực tiếp điều trị cho Đ.T.H, bệnh nhân được phẫu thuật 2 lần. Lần 1 các bác sĩ đi lối trước, vén phổi, cắt tối đa đĩa đệm phần đỉnh vẹo để làm lỏng lẻo cột sống. Sau đó, kéo giãn cột sống qua khung Halo. Thời gian và cân nặng kéo cho bệnh nhân theo quy trình được đúc kết lại của các báo cáo trên thế giới.
Sau 3 tuần kéo giãn cột sống đã đạt được mức độ nắn chỉnh thì tiếp tục phẫu thuật lần 2, đi lối sau, cố định, nắn chỉnh biến dạng bằng các dụng cụ, đinh vít. Ca mổ diễn ra gần 8 tiếng, kết quả khá toàn vẹn.
Sau mổ, bệnh nhân phục hồi khá tốt, khối "mai rùa" đã biến mất. Tới khi xuất viện cô gái đeo khối "mai rùa" mấy tháng trước đã cao thêm 20cm, có thể đi lại nhẹ nhàng, tự tin hơn về vóc dáng của mình. Niềm hạnh phúc không thể giấu nổi trên khuôn mặt của hai mẹ con sau ca phẫu thuật thành công.
Với vóc dáng mới này Đ. T. H tin tưởng sẽ có nhiều cơ hội mới trong cuộc sống và tương lai.
Khi ra viện cô gái đã cao hơn được 20cm. Ảnh BV
Hồi tháng 1/2021 Khoa Chấn thương - Chỉnh hình Cột sống của Bệnh viện TWQĐ 108 cũng đã phẫu thuật nắn chỉnh thành công cho bé trai B. Đ (3 tuổi ở Thanh Hóa) bị cong vẹo cột sống bẩm sinh hiếm gặp, giúp em có lại được cột sống bình thường, không có tổn thương thần kinh.
Theo Bác sĩ điều trị Nguyễn Duy Thụy, bệnh nhi B.Đ là đặc biệt vì nhỏ tuổi nhất từ trước đến nay tại Khoa, kèm bệnh lý phức tạp của cột sống nên việc điều trị rất nhiều khó khăn với cả phẫu thuật và gây mê hồi sức. Cột sống của bé biến dạng rất lớn, góc vẹo cột sống T11-L2 66 độ, có dị tật nửa thân đốt L1 bên phải, thiểu sản cuống sống T12 bên phải – phẫu thuật rất phức tạp, khả năng mất máu lớn, nguy cơ làm tổn thương tủy - rễ thần kinh có thể dẫn đến liệt chân, bộc lộ vết mổ rộng, bắt nhiều vít vào cột sống trên bệnh nhi 12kg, nhưng lại không có loại vít cột sống dành riêng cho trẻ em.
Các bác sĩ đã tính toán tỉ mỉ, chuẩn bị sẵn sàng các tình huống (như mất máu, rối loạn kiềm toan, giảm đau sau mổ tốt... để bệnh nhi có thể tỉnh lại ngay sau ca mổ. Sau 4 giờ phẫu thuật bệnh nhi được rút ống nội khí quản đã tỉnh lại ngay, nói chuyện được, hai chân vận động tốt trong niềm vui của ê kíp phẫu thuật viên và gây mê hồi sức. Sau ca mổ, bệnh nhi đã được nắn chỉnh tốt biến dạng cong vẹo cột sống, không có tổn thương thần kinh, hồi phục thuận lợi, hai chân vận động bình thường, tập ngồi và đi lại được, tiểu tự chủ và đã xuất viện trong tình trạng cột sống bình thường, không có tổn thương thần kinh.
Cong vẹo cột sống cần được khám và điều trị, can thiệp thích hợp để giảm thiểu các biến chứng. Ảnh minh họa.
Theo các bác sĩ, vẹo cột sống bẩm sinh là một bệnh lý gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Biến dạng vẹo của cột sống do sự phát triển bất thường của cột sống ngay từ khi trẻ em sinh ra.
Nguyên nhân chính gây vẹo cột sống bẩm sinh là do sự phân chia đốt sống, bất thường về hình thành đốt sống, hoặc kết hợp cả hai nguyên nhân. Cong vẹo cột sống bẩm sinh xảy ra trong quá trình bào thai, trẻ mắc các dị tật bẩm sinh của cột sống như dị tật nửa thân đốt sống, dính đốt sống... Mức độ tiến triển biến dạng gù vẹo cột sống dao động tùy theo vị trí đốt sống phát triển bất thường. Một số trẻ có đường cong vẹo ổn định và không thay đổi theo thời gian, trong khi đó có trẻ em biến dạng vẹo tiến triển không ngừng.
Ngày nay nhiều trẻ em còn bị cong vẹo cột sống thứ phát, do tư thế ngồi học không đúng, mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, do chấn thương, mang vác quá nặng…
Các hướng dẫn của các bác sĩ, khi bố mẹ nhận thấy một số dấu hiệu cong vẹo cột sống sau cần đưa con đi khám sớm ở các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và có phương hướng điều trị. Có thể quan sát để biết trẻ bị cong vẹo cột sống như sau:
- Hai vai bị lệch, không đều nhau;
- Đầu của trẻ không thể giữ cân bằng mà bị nghiêng hoặc vẹo sang một bên.
- Xương bả vai nhô ra, cột sống lệch trục, các gai đốt sống không thẳng hàng.
- Trẻ đi khập khiễng, trẻ cảm giác đau khi đi đứng, ngồi hay hoạt động mạnh.
- 2 tam giác eo tạo giữa cánh tay và thân của cơ thể không đều, khi nhìn đối xứng một bên rộng, một bên hẹp. Một bên hông có thể nhô hơn, bên còn lại bị gập xuống.
- Nếu trẻ bị gù thì quan sát thấy biểu hiện là lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả phía trước.
- Nếu trẻ bị ưỡn, phần trên cơ thể sẽ hơi ngả về phía sau, bụng xệ xuống.
Bố mẹ chú ý quan sát lưng con để có thể phát hiện bệnh sớm. Ảnh minh họa.
Nếu cong vẹo cột sống tiến triển mà không được khám và điều trị, can thiệp thích hợp có thể gây ra các biến chứng như bị chèn ép lồng ngực, chèn ép tim, phổi gây khó thở, suy tim, đau lưng mạn tính (do mất cân bằng cột sống và các cơ 2 bên gây nên). Thân hình biến dạng (gù, vẹo, vai và hông bị lệch…) còn làm trẻ tự ti về ngoại hình.
Phát hiện và đưa trẻ đi khám chữa sớm còn được bác sĩ theo dõi để có thể phẫu thuật, điều trị kịp thời. Các bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình cột sống thường theo dõi tiến triển của đường cong vẹo bằng cách chụp X-quang 6 tháng/lần. Nếu góc vẹo cột sống tiến triển thì cũng cố gắng trì hoãn phẫu thuật đến khi các bé hơn 6 tuổi – đủ chịu gây mê hồi sức và phẫu thuật an toàn hơn.
Nếu những dị tật cột sống từ rất sớm đã gây ra biến dạng lớn như bệnh nhi 3 tuổi ở trên mới phải can thiệp điều trị phẫu thuật sớm để ngăn chặn và nắn chỉnh biến dạng.
Ngọc Hà
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 10 phút trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Sống khỏe - 15 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông
Sống khỏe - 19 giờ trướcKhi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh
Sống khỏe - 1 ngày trướcCơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh. Vậy có những cách nào giúp giảm đau nhức xương khớp tại nhà?
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.