Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô gái đang làm việc đột nhiên sốt cao, suy nhược, đến bệnh viện khám mới biết là do thói quen tai hại này

Chủ nhật, 08:04 20/09/2020 | Sống khỏe

Cô Tuệ có thói quen uống thuốc kháng sinh trong vòng 1 - 2 ngày và tự ý ngừng thuốc sau khi triệu chứng thuyên giảm.

Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Kha Thế Hựu, khoa cấp cứu, bệnh viện Taipei City Hospital Zhongxing Branch, chia sẻ về trường hợp cô Tuệ (20 tuổi), đang làm việc trên công ty đột nhiên có dấu hiệu suy nhược , sốt cao, nên được đồng nghiệp đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Cô gái đang làm việc đột nhiên sốt cao, suy nhược, đến bệnh viện khám mới biết là do thói quen tai hại này  - Ảnh 1.

Bác sĩ Kha Thế Hựu, khoa cấp cứu, bệnh viện Taipei City Hospital Zhongxing Branch

Bác sĩ Kha Thế Hựu cho biết: "Bệnh nhân đo thân nhiệt trên 40 độ C, huyết áp 60~70 mmHg, (huyết áp bình thường là 120 / 80mmHg), có dấu hiệu sốc nhiễm trùng. Bệnh nhân được đặt ống thông tiểu và ống thông tĩnh mạch trung tâm, dùng thuốc tăng áp để ổn định tình trạng bệnh. Tiến thực chụp CT cho bệnh nhân, chẩn đoán tình trạng sốc nhiễm trùng do áp xe thận. Tôi đã hỏi thăm bệnh nhân có bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong thời gian gần đây không? Bởi mẫu nước tiểu của bệnh nhân có mủ".

Cô gái đang làm việc đột nhiên sốt cao, suy nhược, đến bệnh viện khám mới biết là do thói quen tai hại này  - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Khi bác sĩ đề cập đến tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, cô Tuệ cho hay thường bị viêm đường tiết niệu . Mỗi lần bệnh tái phát, cô Tuệ có đến phòng khám nhưng không uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cô Tuệ có thói quen uống thuốc kháng sinh trong vòng 1 - 2 ngày và tự ý ngừng thuốc sau khi triệu chứng thuyên giảm. Cô Tuệ để dành phần thuốc còn lại và tiếp tục uống sau lần nhiễm trùng tiếp theo và không đi khám.

Bác sĩ Kha Thế Hựu giải thích, tiến triển từ viêm tiết niệu sang viêm đài bể thận không đơn giản, cộng thêm áp xe thận, đa phần bệnh nhân phải sốt từ 8 - 10 ngày mới dẫn đến tình trạng nghiêm trọng như thế. Nhưng khi bệnh nhân bị sốt và sốc nhiễm trùng, nghĩa là vi khuẩn đã phát triển trong thận và tình trạng đạt đến nguy kịch.

Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh phải được dùng cho đến khi kết thúc đợt điều trị thì mới có thể ngừng sử dụng. Chẳng hạn, thời gian đầu, vi khuẩn chỉ gây tổn thương nhẹ, người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh cảm thấy triệu chứng thuyên giảm liền ngừng thuốc, lúc này vi khuẩn vẫn tồn tại bên trong cơ thể sẽ có đợt tấn công nghiêm trọng hơn. Khi đó, thuốc kháng sinh đang sử dụng mất tác dụng, người bệnh cần sử dụng thuốc khác có liều lượng mạnh hơn, do đó mọi người cần uống thuốc đầy đủ tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Áp xe thận là hiện tượng xuất hiện ổ mủ quanh thận do có nhiễm trùng các mô mềm xung quanh thận hay nhiễm trùng mô thận ngoại vi. Đây là một bệnh phổ biến do những chấn thương và nhiễm trùng có liên quan đến sỏi thận.

Có các nguyên nhân sau gây ra bệnh áp xe thận:

Do nhiễm khuẩn huyết: nhiễm trùng ở các cơ quan khác như viêm phổi hoặc viêm phúc mạc lan vào máu sau đó máu ở động mạch mang vi khuẩn vào mô thận có thể gây ra viêm bể thận hoặc áp xe thận bên trong;

Do nhiễm trùng đường tiết niệu: nhiễm trùng niệu quản, bàng quang và niệu đạo có thể lan vào thận gây viêm bể thận và áp xe thận;

Do nhiễm Mycoplasma: áp xe thận do Mycoplasma hominis có thể quan sát thấy sau ghép thận;

Do sỏi đường tiết niệu: gây ra tổn thương niệu quản dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm trùng lây lan vào thận gây áp xe thận;

Do viêm thận: tạo điều kiện cho nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng thận dẫn đến áp xe thận;

Do lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc bàng quang thần kinh.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh áp xe thận là gì?

Bệnh áp xe thận có các dấu hiệu và triệu chứng bệnh như sau: Sốt kèm ớn lạnh, run rẩy không kiểm soát được, đổ mồ hôi quá nhiều, đau bụng, tiểu đau, nước tiểu có máu, hạ huyết áp, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh.

Ngoài ra, cũng có một số người bệnh có các biểu hiện như: sụt cân, khó chịu.

Áp xe thận có nguy hiểm không?

Bệnh áp xe thận là một bệnh có nguy hiểm đối với sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận.

Theo Ettoday/PL&BĐ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 9 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 17 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 21 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Top