Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô giáo cắm bản, nhọc nhằn không nản

Thứ bảy, 08:08 21/03/2020 | Xã hội

GiadinhNet - “Đồ đạc trong ngôi nhà lớp mái tranh chưa đầy 3m2 của em Lầu A Hù chỉ vỏn vẹn một cái giường và một cái nồi con. Tôi đến để thuyết phục gia đình cho Hù đến lớp và hỗ trợ học phí bằng chính thu nhập của mình nhưng 3 ngày sau bố em đến nhất quyết xin cho con nghỉ học…”, cô Lường Thị Ngọc - giáo viên cắm bản điểm trường Tà Té B (trường mầm non Nong U, huyện Điện Biện Đông, Điện Biên) nói. Suốt 10 năm với nhiều cuộc vận động như vậy nhưng cô chưa một lần bỏ cuộc.

Cô giáo cắm bản, nhọc nhằn không nản - Ảnh 1.

Học sinh của cô Ngọc tại điểm trường Tà Té B (ảnh do nhân vật cung cấp).

Từ yêu trẻ nhỏ đến "định mệnh" làm cô giáo

Sinh ra và lớn lên tại Điện Biên, cô Lường Thị Ngọc có 10 năm làm giáo viên tại Trường mầm non Nong U. Thế nhưng, chẳng mấy ai biết được cô Ngọc vốn không phải là một cô giáo.

Tốt nghiệp THPT, cô Ngọc thi vào Trường Trung cấp Thương mại Hải Dương. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành xăng dầu với tấm bằng loại A, cô được phân công tác về làm việc tại huyện Mường Tè. Trong một lần lên bản Tà Té chơi, cô gặp các em bé dân tộc Mông không nói được tiếng Việt, trong bản không có lớp học.

"Lúc đó như có một cảm giác đắng ngắt chạy vào trái tim tôi vậy. Tôi chỉ biết là tôi yêu trẻ nhỏ và luôn mong các con được đến trường như bao trẻ em khác. Khi đó, tôi nghĩ hay mình làm cô giáo của các con?", cô Ngọc chia sẻ.

Nghĩ là làm, sau đó cô Ngọc quyết định xin phép bố mẹ cho đi học sư phạm mầm non. "Khi tôi đề đạt ý kiến, bố mẹ ủng hộ ngay. Ngày thi vào Trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên hồi hộp vô cùng và khi biết kết quả, tôi rất hạnh phúc. Đó như là một định mệnh vậy", cô Ngọc chia sẻ.

Trong thời gian theo học tại Trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên, cô Ngọc vừa học, vừa làm để không phụ thuộc vào gia đình. Mặc dù có những lúc rất vất vả, nhưng chưa bao giờ cô nghĩ đến việc từ bỏ ý định làm giáo viên mầm non trên bản.

Những ngày đầu cắm bản

Cô giáo cắm bản, nhọc nhằn không nản - Ảnh 2.

Cô Lường Thị Ngọc trên đường đến điểm trường Tà Té B (ảnh do nhân vật cung cấp).

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên, cô giáo Lường Thị Ngọc về công tác tại Trường mầm non Nong U, sau đó được phân công dạy tại điểm trường Tà Té B. Đây là một bản đặc biệt khó khăn, cách trung tâm xã Nong U khoảng 35km.

"10 năm trước, điểm trường chỉ là một mái tranh được lợp vách nứa. Trong lớp vỏn vẹn chục học sinh dân tộc Mông và không biết nói tiếng Kinh. Tôi lại là người dân tộc Thái nên không biết tiếng Mông. Mặc dù học lỏm được vài câu nhưng không đủ giao tiếp. Ngay ngày đầu tiên tôi đi dạy thì có con khóc, tôi nói tiếng Mông bảo con nín đi thì lại phát âm thành con đi đại tiện đi. Người dân nghe được cười ồ lên trêu tôi, hỏi sao các con đang khóc lại bắt các con đi đại tiện", cô Ngọc chia sẻ.

Việc bất đồng trong ngôn ngữ đã khiến việc giảng dạy của cô Ngọc gặp khó khăn nên cô quyết định học thêm tiếng Mông để giao tiếp thuận lợi với các trò và phụ huynh. Nhờ sự chăm chỉ, cần mẫn, chỉ sau vài tháng cô Ngọc đã giao tiếp cơ bản được bằng tiếng Mông và nay đã thành thạo.

Mặc dù khoảng cách từ nhà cô Lường Thị Ngọc đến điểm trường Tà Té B chỉ hơn 35km nhưng toàn đường đất và đường rừng khiến việc đi lại vô cùng khó khăn. Chuyện cuốc bộ đến trường dạy học vào ngày mưa cô đã gặp nhiều lần.

Ở Nong U thời tiết khắc nghiệt, mùa đông nhiệt độ có lúc giảm xuống 00C. Cuộc sống sinh hoạt của các cô giáo cắm bản vô cùng khó khăn. Mọi chi phí sinh hoạt, ăn uống các cô đều phải tự cung, tự cấp. Những ngày đầu tuần có thực phẩm tươi từ nhà mang đến, hai ngày cuối tuần các cô đều phải ăn đồ khô, thậm chí là không có đồ ăn.

Cô giáo cắm bản, nhọc nhằn không nản - Ảnh 3.

Cô Ngọc (bên trái) cùng đồng nghiệp đến điểm trường Tà Té B ngày mưa (ảnh do nhân vật cung cấp).

Trung bình mỗi tuần cô Ngọc chỉ về thăm nhà một lần, vào mùa mưa lũ thì hai đến ba tuần một lần. Cô Ngọc nhớ vào mùa mưa năm 2013, bé Thu Minh - con gái của cô khi ấy chưa tròn 2 tuổi bị ốm nặng và phải đi viện nhiều ngày. Thương con đứt ruột nhưng Tà Té lúc ấy mưa nhiều, đường không đi nổi, hơn nữa nếu cô về thì phải bỏ lại vài chục em học sinh không ai chăm lo. Nghĩ đủ đường, cuối cùng cô quyết định nhờ chồng và ông bà chăm con hộ để có thể ở lại chăm lo cho các em học sinh.

Ngọc chia sẻ, ở điểm trường Tà Té, hầu hết các cô giáo đều độc thân, có cô giáo phải đánh đổi cả hạnh phúc của riêng mình. Cũng có nhiều thầy cô bỏ cuộc vì vất vả, nhưng suốt 10 năm nay, cô Ngọc chưa bao giờ có ý nghĩ bỏ cuộc và luôn biết ơn vì được gia đình ủng hộ.

Cô Ngọc bảo, việc nhận học sinh từ sớm tinh mơ đến tối muộn để phụ huynh lên nương làm rẫy cùng nhiều khó khăn khác cũng không bằng công cuộc vận động các em đến lớp. Suốt 10 năm, gần như ngày nào cô Ngọc cũng phải làm việc ấy. Cô kể: "Tôi nhớ ngày đến nhà em Lầu A Hù (bản Tà Tén). Trong mái nhà tranh 3m2 chỉ vỏn vẹn một cái giường và một cái nồi con, tôi phải thuyết phục mãi gia đình mới đồng ý cho con đến lớp. Dù tiền học phí do các cô giáo hỗ trợ nhưng 3 ngày sau, bố cháu nhất quyết xin cho con nghỉ học".

Có nhiều gia đình ở núi cao nhưng đến vận động lần nào cũng cửa đóng im ỉm. Qua nhiều năm, các gia đình ở bản Tà Té đã có nhận thức hơn về việc cho con em đến lớp. Đặc biệt, từ khi có dự án "Nuôi em", mỗi học sinh khó khăn được trợ cấp 150.000 đồng/tháng làm cho công việc vận động các em đến lớp trở nên đỡ vất vả hơn. Sau mỗi kỳ nghỉ, có những gia đình lên nương cả tuần chưa về, cô Ngọc cùng các cô giáo ở điểm trường lại bỏ ra 2-3 ngày lên nương vận động các em đến lớp.

Cuộc sống của giáo viên cắm bản luôn vất vả, song với cô Ngọc, được nhìn thấy các con đến lớp là hạnh phúc. Cô cười hồn hậu rằng: "Nghỉ dịch xong, mình lại lên nương đón các con về lớp!".

 Tạ Hiền

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sân bay Nội Bài tiếp tục đóng cửa tránh bão số 3

Sân bay Nội Bài tiếp tục đóng cửa tránh bão số 3

Đời sống - 3 phút trước

Trước diễn biến của cơn bão số 3, Cục Hàng không Việt Nam vừa quyết định kéo dài thời gian ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại sân bay Vân Đồn, Cát Bi và Nội Bài.

Tin sáng 8/9: Ấm áp tình người trong bão; Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024 là ai?

Tin sáng 8/9: Ấm áp tình người trong bão; Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024 là ai?

Thời sự - 18 phút trước

GĐXH - Dù đoạn clip chỉ dài 13 giây nhưng việc người đi xe máy được giúp qua cầu an toàn tạo nên một hình ảnh đẹp, ấm lòng trong gió bão; Theo công bố của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, ứng viên phó giáo sư trẻ nhất năm nay sinh năm 1992.

Bộ Công thương: Khẩn trương khắc phục các sự cố hệ thống lưới điện, cấp điện trở lại ngay sau khi bão đi qua

Bộ Công thương: Khẩn trương khắc phục các sự cố hệ thống lưới điện, cấp điện trở lại ngay sau khi bão đi qua

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Công điện hoả tốc số 6814/CĐ-BCT ngày 7/9/2024 của Bộ Trưởng Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia và Sở Công thương 28 tỉnh ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 để sớm cung cấp điện trở lại.

Bão số 3 về đến Hà Nội, gió giật ầm ầm, mưa ngập úng nhiều khu vực

Bão số 3 về đến Hà Nội, gió giật ầm ầm, mưa ngập úng nhiều khu vực

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Tâm bão số 3 đã đến Thủ đô Hà Nội, sức gió mạnh nhất cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12.

Nhóm sát thủ và âm mưu thâm hiểm (P 2): Những manh mối mơ hồ

Nhóm sát thủ và âm mưu thâm hiểm (P 2): Những manh mối mơ hồ

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Tên cướp bị thương và phải nằm cấp cứu tại bệnh viện trong sự bảo vệ nghiêm ngặt của công an. Ban đầu, các điều tra viên nghĩ rằng mọi manh mối sẽ được kẻ này cung cấp. Thế nhưng, lời khai của tên cướp "đen đủi" lại đẩy cuộc điều tra vào một "mớ bòng bong".

5 con giáp giàu có nhờ chăm chỉ

5 con giáp giàu có nhờ chăm chỉ

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - 5 con giáp sau đây cũng là những người sống thực tế và chăm chỉ, họ nhận ra chính mình nên dùng điều gì để bước vào cuộc sống và dùng năng lực gì để đối phó với những thăng trầm trong cuộc đời.

Bắt con của bạn gái vì mâu thuẫn cá nhân

Bắt con của bạn gái vì mâu thuẫn cá nhân

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Tùng phá cửa kính xông vào nhà, kề dao lên cổ nhằm khống chế, bắt ép chị T. làm theo yêu cầu của mình. Khi chị T. ôm con bỏ chạy bị đối tượng này giằng lấy cháu bé rồi điều khiển xe mô tô bỏ đi.

Nghịch tử đánh cha gãy tay, cướp tiền mua xe máy

Nghịch tử đánh cha gãy tay, cướp tiền mua xe máy

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Xin tiền mua xe máy không thành, Hiệp dùng dao đe dọa, đánh gãy tay bố đẻ của mình rồi bỏ đi uống rượu.

Video: Bão số 3 quần thảo, mái tôn, tường kính bị cuốn bay rơi lả tả

Video: Bão số 3 quần thảo, mái tôn, tường kính bị cuốn bay rơi lả tả

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Do ảnh hưởng của mưa bão, rất nhiều cửa kính, mái tôn bị cuốn bay để lại cảnh tượng hoang tàn và nguy hiểm.

Ấm lòng hình ảnh nhiều tài xế ô tô đi chậm dìu xe máy vượt gió bão Yagi

Ấm lòng hình ảnh nhiều tài xế ô tô đi chậm dìu xe máy vượt gió bão Yagi

Thời sự - 12 giờ trước

Thấy người đi xe máy di chuyển khó khăn, nhiều tài xế ô tô đã đi chậm trên cầu Nhật Tân (Hà Nội) để che chắn mưa giông gió giật từ bão Yagi, giúp đoàn xe máy lưu thông an toàn.

Top