Cô giáo "cắm bản" và nỗi khổ sở mỗi lần... chồng lên thăm
GiadinhNet - Sáng phòng là lớp học, tối đến là chỗ sinh hoạt ăn, ngủ của hơn 20 cô giáo trường mầm non xã Yên Thắng, huyện miền núi Lang Chánh, Thanh Hóa...
Ngược biên đến với cô trò trường mầm non xã Yên Thắng, vượt qua con đường tỉnh lộ 530 đầy khó nhọc, những bản làng còn ngủ vùi trong sương sớm, chúng tôi có mặt ở xã vùng cao Yên Thắng vừa lúc con em dân bản tới trường.
Cô Lê Thị Phượng - Hiệu trưởng trường mầm non cho biết, do địa hình đồi núi phân cách nên nhà trường vẫn còn tới 5 khu lẻ nằm rải rác tại các bản như: khu Tráng (có 46 cháu), khu Vần (101 cháu), khu Vặn (102 cháu), khu Vịn (17 cháu), khu Cơn (19 cháu) và khu Ngàm (khu chính 128 cháu).
Với hơn 400 học sinh, nhà trường được bố trí 47 cán bộ giáo viên. Trong đó, có 25 cán bộ giáo viên nữ từ miền xuôi và các huyện khác lên công tác phải ở lại. Khó khăn hiện tại của nhà trường, đầu tiên phải kể đến là thiếu phòng lớp học (thiếu 5 phòng), cũng như tình trạng xuống cấp tại 1 số điểm lẻ. Bên cạnh đó, bất cập nhất là hơn 20 cán bộ giáo viên hiện không có nhà công vụ để ăn ở, sinh hoạt.

Dù còn nhiều khó khăn nhưng các cô vẫn kiên trì bám bản gieo chữ nơi vùng biên xa xôi
Quan sát quanh nhanh căn phòng nhỏ của cô hiệu trưởng, phần nào cũng cho thấy những khó khăn hiện hữu. Ngoài bộ bàn ghế tiếp khách, căn phòng nhỏ còn có thêm 1 chức năng nữa là chứa đựng đồ đạc, các dụng cụ để giảng dạy của nhà trường.
Theo cô Phượng, ngày trước cũng có cô ra ở trọ với bà con dân bản. Tuy nhiên, do phong tục và tập quán và nhiều nguyên nhân khác, đến giờ các cô đều ở lại trường, điểm trường góp gạo thổi cơm chung. Theo đó, khu chính có 12 cô ở lại tại trường, khu Vần có 6 cô, khu Tráng 2 cô, khu Vặn 5 cô. Khó khăn hơn cả là các cô ở lại tại những khu lẻ. Để ra trung tâm mua sắm lương thực, thực phẩm cõng về điểm trường, các cô phải cuốc bộ hàng cây số đường khó, địa hình cách trở. Nơi ăn, ngủ của các cô cũng là tạm. Giường là những chiếc đệm, là cái chõng vốn của các con tận dụng để nằm. Phòng học gánh thêm 1 chức năng là mái nhà chung của các cô.
Cô Phượng bộc bạch: "Cá nhân mình là hiệu trưởng nhưng cũng như các cô, mình ở nơi khác về đây công tác. Đành rằng ở cùng, ở chung chị em thân thiết, gắn kết. Tuy nhiên, nhiều cô dưới xuôi lên còn trẻ cũng muốn có không gian riêng để sinh hoạt. Đặc biệt, nhiều trường hợp các cô địu theo con nhỏ lên cở cùng, ở chung rất bất tiện, chưa kể là có những lúc chồng con lên thăm".
Đa phần các cô giáo lên đây "cắm bản" đều tuổi đời các cô còn rất trẻ, mới lập gia đình, có hoàn cảnh khó khăn. Để đảm bảo việc giảng dạy nhiều cô phải địu cả con lên bản để nuôi dạy rất vất vả.

Tối đến các cô quây quần sinh hoạt, lấy lớp học là nơi nghỉ ngơi
Cô Phạm Thị Tâm Thương chia sẻ: "Nhà hai vợ chồng tôi dưới dưới thành phố, chồng làm tự do thường xuyên vắng nhà, trong khi ông bà nội tuổi cũng đã cao nên em đưa con lên đây ở cùng, vừa là tiện chăm sóc, dạy dỗ và một phần cũng vì nhớ con, không thể thường xuyên xuôi ngược, tốn kém. Tuy nhiên bất cập ở chỗ, chồng em cũng bảo nhớ con, muốn lên thăm con cũng khó vì không có nơi ở".
Dẫu vậy, nhiều khi vì nhớ vợ, nhớ con, anh Phạm Thị Thanh Hà (chồng cô giáo Tâm Thương) vẫn ngược xe lên bản. Đa phần anh về luôn trong ngày, nhưng rồi cũng có những hôm mưa gió bất thường buộc phải ở lại. Khi đó, các cô lại san sẻ, dọn dẹp thêm góc phòng học để gia đình nhỏ ở bên nhau.
Với cô Hà Thị Nguyệt thì không thể quên lần anh chồng Nguyễn Tuấn Anh dưới phố lên "đột kích" tạo bất ngờ cho vợ. Không chuẩn bị, báo trước, vì ngại các giáo viên còn lại nên hai vợ chồng âm thầm đi xin ở nhờ bà con con dân bản qua đêm. Đi nhà nào cũng nhỏ, cũng đông con cháu, rồi thôi. Khi định tính bỏ cuộc thì may thay đồng chí cán bộ xã xởi lởi bảo về nhà cán bộ. Căn nhà khang trang hơn những hộ khác khi được xây cất bằng vôi vữa, hai vợ chồng được ưu ái 1 căn phòng riêng: "Chỉ ước sao có được căn phòng riêng như vậy, nhỏ thôi kê được chiếc giường hay vừa đủ chải manh chiếu nhỏ cũng là hạnh phúc lắm rồi, dẫu sao đó cũng là không gian riêng, là phút giây để những giáo viên "cắm bản" như bọn em có thêm nghị lực", cô Nguyệt mong mỏi.
Ông Lương Văn Hải - Chủ tịch UBND xã Yên Thắng trăn trở: "Các cô dưới xuôi lên đây công tác giảng dạy đã phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Không chỉ bà con dân bản kiến nghị, mà mỗi cán bộ như chúng tôi cũng ái ngại khi để các cô phải ăn ở tại trường, tại lớp. Tuy nhiên, để giải quyết khó khăn này thì xã gần như "lực bất tòng tâm". Hy vọng những kiến nghị về một dự án nhà công vụ cho các cô sẽ sớm được triển khai".
Gia Hân

900 học sinh trượt lớp 10 Hà Nội có cơ hội vào 2 trường THPT công lập mới
Giáo dục - 12 phút trướcThông báo của Sở GD&ĐT Hà Nội, hai trường THPT mới thành lập là Đỗ Mười và Phúc Thịnh được tuyển 900 chỉ tiêu vào lớp 10, không phân biệt khu vực.

Tin sáng 19/7: Bão số 3 Wipha chính thức vào Biển Đông sáng 19/7; Hà Nội hạ điểm chuẩn lớp 10 THPT công lập
Đời sống - 15 phút trướcGĐXH - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, 7h sáng thứ hôm nay (19/7), bão Wipha sẽ vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm.

Sáng vào hóa chất, tối học, nam sinh ung thư máu đạt 28 điểm thi THPT khối A00
Giáo dục - 8 giờ trướcSáng điều trị hóa chất, tối học bài trên giường bệnh, Trương Huy Bách, chàng trai mắc ung thư máu, vẫn xuất sắc đạt 28 điểm 3 môn Toán, Lý, Hoá trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, trở thành Á khoa khối A00 của trường.

Nghiên cứu lắp camera xử phạt vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ở TP.HCM
Đời sống - 9 giờ trướcSở Xây dựng TP.HCM đề xuất lắp camera giám sát, tăng cường kiểm tra và xử phạt lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để lập lại trật tự, đảm bảo giao thông an toàn.

Đảm bảo an toàn giao thông phục vụ các sự kiện lớn diễn ra trên địa bàn Thủ đô
Thời sự - 11 giờ trướcSáng 18-7, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky - Phó Giám đốc Công an thành phố (CATP) dự và chỉ đạo hội nghị.

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Thái Nguyên
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Dịch tả lợn Châu Phi liên tiếp xuất hiện ở nhiều xã, phường tại tỉnh Thái Nguyên, hàng chục tấn lợn nhiễm bệnh đã phải tiêu hủy.

Tử hình kẻ cầm đầu nhóm ‘quái xế’ gây náo loạn, khiến 3 thanh niên tử vong
Pháp luật - 12 giờ trướcThanh niên cầm đầu nhóm "quái xế", mang theo "hàng nóng", rượt đuổi, đánh nhau trong đêm trên phố Hà Nội khiến 3 người tử vong vừa nhận án tử hình về tội Giết người.

Quảng Trị: Nguyên nhân cá chết bất thường tại hồ điều hòa Nam Lý
Xã hội - 12 giờ trướcGĐXH - Lượng lớn cá trong hồ điều hòa giữa khu dân cư ở Quảng Trị chết bất thường. Ngoài việc thu gom xử lý, đơn vị liên quan cũng nỗ lực tìm phương án chấm dứt tình trạng này.

Nam sinh Hà Nội với 3 điểm 10 trở thành thủ khoa toàn quốc khối A00
Giáo dục - 13 giờ trướcNguyễn Tự Quyết, học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) không hề so đáp án các môn cho đến khi biết mình đỗ thủ khoa khối A toàn quốc.

Từ vụ va chạm giao thông, công an bắt giữ 2 đối tượng mua bán ma túy
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình xử lý vụ va chạm giao thông giữa xe máy và xe ô tô, lực lượng chức năng tỉnh Tuyên Quang đã phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Miền Bắc sắp mưa rất to do ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha)?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo của cơ quan khí tượng, sáng nay (19/7), bão Wipha sẽ tiến vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm nay. Khu vực miền Bắc và các tỉnh từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh có mưa rất to do ảnh hưởng của bão.