Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô giáo nghèo 20 năm gắn bó với xã đảo ở cực nam Tổ quốc

Thứ ba, 07:33 15/11/2016 | Xã hội

Cô Phạm Thị Nhung đã có 20 năm ươm mầm con chữ cho đồng bào Khmer ở xã đảo Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

Rời xa quê hương Nam Định vào Cà Mau lập nghiệp nơi vùng xã đảo nghèo khó (xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), cô Phạm Thị Nhung đã có hơn 20 năm gắn bó với quyết tâm ươm mầm cho thế hệ măng non.

Quyết tâm mang con chữ đến với xã nghèo

Những ngày đầu tháng 11, chúng tôi theo đoàn công tác ban tổ chức Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2016 do Bộ GD&ĐT tổ chức đến thăm điểm trường tại xã đảo Khánh Bình Tây (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) - nơi cô Phạm Thị Nhung đang công tác.

Ngồi xe từ sáng tinh mơ đến chiều chạng vạng, rừng cây, sông nước heo hút đến não lòng. Khó có thể hình dung được nỗi khó khăn, nhọc nhằn của người dân nơi đây, càng cảm phục hơn nữa tinh thần quyết tâm, kiên cường của những người làm nhiệm vụ “ươm mầm, gieo chữ” nơi vùng xã đảo nghèo này.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình nông dân nghèo, đông con tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, cô Phạm Thị Nhung nuôi ước mơ trở thành giáo viên. Sau khi tốt nghiệp ĐH Sư phạm Hà Nội, cô cùng anh trai vào Nam lập nghiệp với sự giúp đỡ của người cậu ruột.

Sự khác biệt về văn hóa vùng miền, cộng thêm phải làm giúp cậu công việc đồng áng khiến khó khăn chất chồng khó khăn. Cô kể có những buổi chiều heo hút, nghĩ đến quê nhà xa cách tận hàng nghìn cây số mà không cầm được nước mắt. Song cô chưa bao giờ nghĩ đến việc bỏ học để về lại quê nhà.


Cô Phạm Thị Nhung đã chọn xã đảo nghèo Khánh Bình Tây (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) để ươm mầm ước mơ cho trẻ em nghèo. Ảnh: Bích Huệ.

Cô Phạm Thị Nhung đã chọn xã đảo nghèo Khánh Bình Tây (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) để ươm mầm ước mơ cho trẻ em nghèo. Ảnh: Bích Huệ.

Cũng trong năm 1995, cô Nhung được phân công về dạy tại trường tiểu học Nông Trường Khánh Hà (xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) thuộc xã nghèo vùng sâu, có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.

Đường xá đến trường ngoằn ngoèo, phải băng qua mấy con sông, khiến việc đi lại khá gian khổ. Chưa kể đến việc trường lớp tạm bợ, bàn ghế chỉ là mấy cọc tre cấm tạm xuống đất, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy thiếu thốn.

Do là xã nghèo vùng sâu nên các em học sinh chủ yếu con em gia đình khó khăn đồng bào dân tộc Khmer, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế. Phần lớn gia đình không có định hướng cho con em đến trường học tập lâu dài và cũng không mấy mặn mà với con chữ.

Hàng ngày sau giờ học, cô phải chèo xuồng đến từng nhà vận động phụ huynh cho con em tiếp tục đến trường. Có những gia đình cô phải đến tận 4-5 lần mới có thể thuyết phục được.

Nhớ lại những tháng ngày khó khăn nhất khi về nhận công tác, cô Nhung chia sẻ đường đi đến trường dạy phải di chuyển bằng xuồng chèo tay, rồi bỏ dép lội qua mấy con mương, băng qua những con đường đầy lao sậy vào bãi chuối.

Hôm nào cũng xắn quần đến đầu gối, đôi dép cô mua mang đến 3 năm vẫn còn như mới. Cô đã đi dạy như thế suốt 4 năm liền.

“Nhiều lúc khó khăn cũng thấy nản chí, nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ bỏ nghề. Tôi thương các em tuổi nhỏ đã phải làm việc nặng nhọc, tuổi thơ cơ cực hơn cả mình, thậm chí có em 14-15 tuổi mới đến trường học lớp một”, cô Nhung bộc bạch.

Những kỷ niệm không quên

Khi hỏi về động lực khiến cô có thể gắn bó với học trò nơi xã đảo xa xôi, cô chỉ cười và bảo chắc do cái duyên với mảnh đất nghèo.

“Nhìn thấy các em sau mỗi giờ đến trường còn phải làm thêm việc đồng áng phụ giúp gia đình khiến tôi không khỏi chạnh lòng. Có lần, một em học sinh đến trường rồi gục xuống bàn, hỏi ra mới biết mẹ em ra đồng sớm, không nấu gì ăn nên đói không còn sức học.

Thương học trò, tôi chạy qua nhà người dân bên cạnh xin một ít đường hòa với mỳ tôm nấu cho em ăn, khi đó em ấy mới dần tỉnh lại và tiếp tục học”, cô Nhung kể.


Cô Phạm Thị Nhung đã có hơn 20 năm gắn bó với xã đảo Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Bích Huệ.

Cô Phạm Thị Nhung đã có hơn 20 năm gắn bó với xã đảo Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Bích Huệ.

Đối với những người làm nghề giáo nơi vùng sâu, vùng xa, 20/11 cũng như là những ngày bình thường lên lớp.

Cô bảo: “Nhìn các em học tập chăm chỉ, đến trường mỗi ngày với cô đã là niềm vui, là món quà tri ân ý nghĩa nhất”.

Đối với cô Nhung, món quà đầu tiên cũng là món quà đặc biệt nhất cô được tặng là một bông hoa hồng giá 1.000 đồng, cùng nụ hôn của cô học trò lớp 1. Ngạc nhiên và hạnh phúc với món quà được tặng sau 10 năm giảng dạy, cô Nhung ôm học trò bật khóc.

Cô học trò nhỏ năm nào tặng hoa cho cô Nhung - Nguyễn Thị Loan - giờ đây cũng trở thành giáo viên và đang cùng cô Nhung ngày đêm miệt mài gắn bó với sự nghiệp trồng người nơi xã đảo.

Cô Loan xúc động chia sẻ với chúng tôi: “Tôi luôn biết ơn và xem cô như người mẹ. Chính cô đã truyền cho tôi tình yêu, sức mạnh gieo chữ nơi vùng đất hẻo lánh này. Làm học trò của cô Nhung là điều tôi cảm thấy hạnh phúc và biết ơn nhất”.

Chính từ tình yêu con trẻ, cô Nhung đã xây dựng được hạnh phúc cho mình ở xã đảo xa xôi. Chồng cô cũng là giáo viên, có lúc vợ chồng cô đi dạy bỏ đứa con hai tuổi một mình ở nhà suốt mấy tháng trời.

Nhờ chăm chỉ vun vén gia đình, cô Nhung luôn thực hiện tốt phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”. Bởi theo cô, chăm sóc gia đình là trách nhiệm thiêng liêng của người phụ nữ.

Cô Trần Xuân Đào - hiệu trưởng trường tiểu học số 2 Khánh Bình Tây - cho biết: “Cô Nhung là giáo viên có chuyên môn giỏi, đặc biệt là phương pháp rèn luyện học sinh yếu kém hiệu quả.

Cô còn rèn luyện thêm cho các em học sinh yếu ngoài giờ học. Cô Nhung luôn là người đến lớp sớm nhất và ra về muộn nhất”.

Cô giáo Phạm Thi Nhung là một trong số 42 giáo viên đang công tác tại vùng đảo được tuyên dương trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2016.

Chương trình do Bộ GD&ĐT, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Thiên Long tổ chức nhằm tuyên dương những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục diễn ra từ ngày 11-13/11 tại thủ đô Hà Nội.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đại học Ngoại thương tăng chỉ tiêu và điểm xét tuyển 2025

Đại học Ngoại thương tăng chỉ tiêu và điểm xét tuyển 2025

Giáo dục - 8 phút trước

Đại học Ngoại thương dự kiến tuyển 4.180 chỉ tiêu (tăng 50 chỉ tiêu so với năm ngoái) bằng 4 phương thức, trong đó tăng điểm xét chứng chỉ quốc tế SAT và ACT.

Đôi nam nữ bán trót lọt cả trăm nghìn đơn hàng mỹ phẩm giả, thu về 6 tỷ đồng

Đôi nam nữ bán trót lọt cả trăm nghìn đơn hàng mỹ phẩm giả, thu về 6 tỷ đồng

Pháp luật - 1 giờ trước

Nguyễn Văn Khánh (Bắc Giang) lên mạng tìm hiểu một số loại mỹ phẩm đang được ưa chuộng rồi mua nguyên liệu trôi nổi về làm giả. Từ cuối năm 2024 đến nay, Khánh bán trót lọt trên 100.000 đơn hàng, thu về hơn 6 tỷ đồng.

Những quy định cần biết về cách chia thừa kế đất đai do cha mẹ để lại năm 2025

Những quy định cần biết về cách chia thừa kế đất đai do cha mẹ để lại năm 2025

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Việc chia thừa kế đất đai do cha mẹ để lại được quy định rõ ràng trong Bộ luật Dân sự 2015. Dưới đây là cách phân chia thừa kế nhà đất bạn đọc có thể tham khảo.

Khối không khí lạnh tràn xuống miền Bắc, thời tiết thay đổi thế nào?

Khối không khí lạnh tràn xuống miền Bắc, thời tiết thay đổi thế nào?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, từ đêm nay, khu vực Bắc Bộ có mưa dông mạnh do ảnh hưởng của không khí lạnh. Lượng mưa phổ biến từ 30 - 70mm, có nơi mưa to trên 150mm.

Tin sáng 9/5: Không khí lạnh chuẩn bị tràn xuống miền Bắc; Bé trai 10 tuổi bị cành cây rơi trúng đầu ở TP.HCM vẫn thở máy, hôn mê sâu

Tin sáng 9/5: Không khí lạnh chuẩn bị tràn xuống miền Bắc; Bé trai 10 tuổi bị cành cây rơi trúng đầu ở TP.HCM vẫn thở máy, hôn mê sâu

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ đêm 9/5 đến đêm 10/5, ở khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to; Kết quả chụp CT vùng đầu của bé ghi nhận chấn thương rất nặng, bệnh nhân vẫn hôn mê sâu, tình trạng rất nguy kịch.

Cha bắn tài xế cán chết con mình: Công an thông báo kết quả giám định vụ TNGT

Cha bắn tài xế cán chết con mình: Công an thông báo kết quả giám định vụ TNGT

Pháp luật - 1 giờ trước

Công an tỉnh Vĩnh Long vừa thông báo kết quả giám định tai nạn giao thông với gia đình nạn nhân, căn cứ kết luận của Phân viện Khoa học hình sự tại TP.HCM.

Hà Nội: Sân pickleball và nhà xưởng mọc lên 'như nấm' ở Yên Hòa, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ

Hà Nội: Sân pickleball và nhà xưởng mọc lên 'như nấm' ở Yên Hòa, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Hà Nội đang bước vào đợt nắng nóng đầu hè gay gắt, nhiệt độ mặt đường có lúc lên tới hơn 50 độ C. Trong bối cảnh đó, nhiều sân chơi thể thao pickleball, nhà xưởng, gara ô tô được xây và quây tôn tạm bợ tại quận Cầu Giấy đang tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, mất an toàn cho người dân.

Tháng 4 âm lịch Ất Tỵ 2025, con giáp tuổi Tuất có nhiều điều đang chờ đón, nhất là về tài lộc

Tháng 4 âm lịch Ất Tỵ 2025, con giáp tuổi Tuất có nhiều điều đang chờ đón, nhất là về tài lộc

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, tử vi tháng 4 âm lịch 2025 dự báo tuổi Tuất có sự nghiệp thuận lợi khi có quý nhân phù trợ cho công việc. Con giáp này cũng đang chờ đón nhiều điều khác trong tháng.

Tiktoker Lê Việt Hùng bị khởi tố để điều tra về tội cưỡng đoạt tài sản

Tiktoker Lê Việt Hùng bị khởi tố để điều tra về tội cưỡng đoạt tài sản

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Lạng Sơn đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Lê Việt Hùng về tội cưỡng đoạt tài sản.

Thông tin mới về sự việc bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người

Thông tin mới về sự việc bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 8/5, ông Trần Minh Hoan, Bí thư Huyện ủy Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã trực tiếp đến thăm hỏi cháu Ma Tuấn A (SN 2021 ở xóm 7, xã Thành Lợi) bị tai nạn giao thông, hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Top