Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cơ hội và thách thức chờ đón Việt Nam khi dân số già

Thứ tư, 08:09 28/09/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Già hóa dân số mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới nhưng cũng tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội, đặt nặng trách nhiệm lên người trẻ.

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) nhận định, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Theo UNFPA, những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội "già hóa" sang xã hội "già".

Ngoài ra, Tổng cục Thống kê dự báo, dân số Việt Nam từ 65 tuổi sẽ vượt 15% tổng dân số vào năm 2039. Đây sẽ là thời điểm chấm dứt thời kỳ cơ cấu dân số vàng xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam từ năm 2017. Năm 2026, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già, kéo dài trong 28 năm (2026-2054), tương ứng với tỷ trọng dân số từ 65 tuổi chiếm từ 10,2% đến 19,9%. Sau đó là thời kỳ cơ cấu dân số rất già (2055-2069), tương ứng tỷ trọng dân số từ 65 tuổi chiếm từ 20% đến dưới 29,9%.

Cơ hội và thách thức chờ đón Việt Nam khi dân số già - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Già hóa dân số mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới như sản phẩm và dịch vụ cho người già. Đồng thời, dân số già sẽ đóng góp về mặt kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, sản xuất... Phát huy được những giá trị này sẽ mang lại sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội.

Ở góc độ cá nhân, nếu vẫn được tham gia vào lực lượng lao động ở cấp tư vấn, quản lý, người cao tuổi sẽ nâng cao được tính độc lập, giảm phụ thuộc kinh tế vào con cháu. Ngoài ra, quá trình này cũng sẽ giúp tăng thêm sự gắn kết giữa các thế hệ trong gia đình.

Bên cạnh cơ hội trên, ở góc độ vĩ mô, già hóa dân số đang tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, gồm: Thị trường lao động, tài chính, nhu cầu về các hàng hóa, dịch vụ, giáo dục, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi... Một số chuyên gia cho biết, thách thức của vấn đề dân số người cao tuổi bùng nổ là việc phát triển đào tạo bác sĩ lão khoa chưa kịp thời, các điều dưỡng, bác sĩ chuyên khoa lão khoa còn mỏng, thiếu kiến thức chuyên môn. Nhân lực chăm sóc người cao tuổi chủ yếu dựa vào người nhà, những thành viên có thể là trụ cột kinh tế chính của gia đình.

Cơ hội và thách thức chờ đón Việt Nam khi dân số già - Ảnh 2.

Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Ảnh T.L


Tốc độ già hóa dân số có xu hướng tăng mạnh, đồng thời, rút ngắn thời kỳ dân số vàng, đòi hỏi Việt Nam có các chính sách phù hợp về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là chính sách cho thanh niên, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe sinh sản, bảo đảm quyền bình đẳng giới...

Ngoài ra, Việt Nam vẫn là một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp. Nền kinh tế mặc dù đã tận dụng được nguồn lao động dồi dào nhưng lại chủ yếu dựa vào khai thác lao động giá rẻ và giản đơn, chất lượng công việc nằm trong chuỗi giá trị thấp. Già hóa dân số nhanh chóng cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong tương lai và nhu cầu an sinh xã hội ngày càng cao, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi. Cụ thể, theo kết quả khảo sát “Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già” do Prudential Việt Nam phối hợp cùng Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và Viện Nghiên cứu y - xã hội học thực hiện, có 85,55% đối tượng nghiên cứu hiện có việc làm và 9,84% đang thất nghiệp. Nữ giới có tỷ lệ không hoạt động kinh tế cao hơn 8 lần nam giới.

Sự gia tăng nhanh chóng của dân số cao tuổi còn đặt gánh nặng chăm sóc lên vai các thành viên trẻ tuổi trong gia đình. Cùng với đó, tình trạng này cũng dẫn đến tình trạng số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm, dẫn đến nguy cơ suy giảm dân số.

Cơ hội và thách thức chờ đón Việt Nam khi dân số già - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Tuy đứng trước những thách thức trên nhưng người Việt còn thiếu sự chuẩn bị cho già hóa dân số ở tương lai gần. Khảo sát "Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già" tiến hành trên 2.019 người từ 30 đến 44 tuổi tại Hà Nội, Ninh Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 9, 10-2021 cho thấy, chỉ 28,4% người có lên kế hoạch để đạt được cuộc sống như mong muốn khi về già.

"Mức độ tự tin cũng như sẵn sàng cho cuộc sống về già của người Việt còn chưa cao, đặc biệt về mặt tài chính. Nếu tính theo thang điểm 10 thì sự chuẩn bị của nhóm người khảo sát mới chỉ đạt 5,32 điểm, tức là ở mức trung bình thấp", PGS.TS Giang Thanh Long, đại diện nhóm nghiên cứu nhận định.

Như vậy, chỉ hơn 15 năm nữa, xã hội Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn dân số già nhưng người Việt vẫn chưa sẵn sàng cho cuộc sống hưu trí. Một số nước trên thế giới đã chịu hệ lụy của già hóa dân số khi chưa chuẩn bị đầy đủ phương án như Trung Quốc, Nhật Bản...

Theo ông Bùi Tôn Hiến, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội, nhận thức của người dân về việc chuẩn bị cho tuổi già từ khi trẻ còn hạn chế. Đồng thời, việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho người cao tuổi ở nước ta cũng còn nhiều thách thức. Việc tìm hiểu các điều kiện kinh tế - xã hội và sức khỏe, sự chuẩn bị sẵn sàng cho tuổi già của nhóm dân số sẽ trở thành người cao tuổi trong 20-30 năm nữa là rất cần thiết để góp phần cải thiện sự chuẩn bị về tài chính, sức khỏe thể chất, tinh thần cho thế hệ sắp về hưu và người cao tuổi tại Việt Nam.

Thanh Thư
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ra máu âm đạo bất thường là tình trạng chảy máu xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy có thể có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Có một tuổi già khỏe mạnh và trí óc còn minh mẫn là ước muốn của mọi người. Lối sống và dinh dưỡng là yếu tố góp phần quan trọng giúp chúng ta đạt được điều đó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thực phẩm có lợi cho quá trình lão hóa khỏe mạnh ở con người.

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù không phải tất cả những bất thường ở vú đều là ung thư nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ là rất quan trọng, điều này góp phần vào khả năng điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Top