Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có nên tin vào máy đo thực phẩm an toàn?

Thứ năm, 08:00 05/11/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Thời gian gần đây, nhiều bà nội trợ đổ xô tìm mua các thiết bị đo lường an toàn thực phẩm để chủ động bảo vệ sức khỏe cho gia đình bằng cách kiểm tra hàng ngày. Nhưng niềm tin này liệu đã đặt đúng chỗ?

 

Để đảm bảo thiết bị này hoạt động chính xác, người tiêu dùng cần mang thiết bị đến các cơ sở đo lường để kiểm tra. Ảnh: H.M
Để đảm bảo thiết bị này hoạt động chính xác, người tiêu dùng cần mang thiết bị đến các cơ sở đo lường để kiểm tra. Ảnh: H.M

 

Chỉ đo được lượng nitrat rong thực phẩm

Thời gian gần đây, trên một số diễn đàn và mạng xã hội Facebook, nhiều chị em chia sẻ hình ảnh và công dụng của thiết bị được gọi là máy đo độ an toàn trong thực phẩm có nguồn gốc ngoại nhập. Theo quảng cáo, loại máy này có khả năng nhận biết dư lượng chất hóa học tồn đọng trong hoa quả, thực phẩm và đưa ra các cảnh báo đối với người dùng. Chiếc máy có thiết kế nhỏ gọn, chỉ nhỉnh hơn chiếc điện thoại di động, cho kết quả trong vòng 15 - 20 giây. Với công dụng “thần kỳ” vậy, loại máy đo này đang được nhiều người tiêu dùng tìm mua.

Lo sợ chất lượng thực phẩm “bẩn” hiện nay, chị Ngọc Duyên (ở Triều Khúc, Hà Nội) nghe bạn bè mách có loại máy kiểm tra được dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phóng xạ… trong rau, quả, thực phẩm nên đã tìm mua một cái. Cảm thấy an tâm hơn với các sản phẩm trong bữa ăn nhưng chị Duyên phải thừa nhận đã gặp không ít rắc rối với chiếc máy này. Bởi có lần đo thử một số loại trái cây, máy báo kết quả không đạt yêu cầu dù mua hàng dán nhãn VietGap và khi đi ra chợ có nhiều chủ quán không cho cắm vào thực phẩm vì sợ hỏng.

Dù vậy, cũng không ít người hoài nghi về hiệu quả thực của sản phẩm này. “Không biết độ chính xác ra sao. Mình nghĩ nó chỉ có thể phát hiện một hai loại độc tố trong sản phẩm thôi, chứ chẳng thể nhận biết được các dư lượng chất hóa học trong thực phẩm”, chị Nguyễn Thị Thảo (ở Hà Đông, Hà Nội) băn khoăn.

Theo tìm hiểu của PV, hiện trên thị trường có hai loại máy phát hiện dư lượng nitrat có trong rau, củ, quả, thịt tươi, đều có xuất xứ từ Nga có giá từ 4,5 triệu đồng đến 6,5 triệu đồng. Máy có kích thước nhỏ gọn, gồm phần kim ở đuôi máy để kiểm tra. Để tiện cho người sử dụng, các máy này cũng được cài phiên bản tiếng Việt.

Về cách dùng thiết bị cũng tương đối đơn giản. Chỉ cần chọn ngẫu nhiên một loại thực phẩm, sau đó cắm ngập đầu thanh kim loại vào thực phẩm cần đo. Trong vòng 20 giây, chỉ số nồng độ nitrat sẽ hiển thị và ngay lập tức, máy sẽ đối chiếu với mức nitrat quy định và đưa ra khuyến cáo phù hợp cho người tiêu dùng.

Chỉ giúp người tiêu dùng an tâm về mặt tâm lý

PGS.TS Nguyễn Trường Luyện – Viện Vật lý kỹ thuật (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng, máy đo an toàn thực phẩm thực chất là quảng cáo nhiều hơn tác dụng thực sự của máy. Nó chỉ giải quyết về mặt tâm lý làm cho người mua cảm thấy an toàn, còn tác dụng thực sự về khoa học thì chưa đủ. Người tiêu dùng không nên quá tin tưởng tuyệt đối rằng, dùng máy đó sẽ có được loại thực phẩm an toàn vì máy trên chỉ đo hai thành phần nitrat và phóng xạ. Hiện chưa có sản phẩm nào phát hiện được nhiều loại độc tố cùng một lúc cả. Mọi người cần cân nhắc trước khi chọn mua để tránh lãng phí tiền bạc.

Trong thực phẩm, không chỉ có nitrat và phóng xạ mà còn có các loại kim loại nặng, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, tăng trưởng và vi sinh vật cũng ảnh hưởng đến độ an toàn của thực phẩm. Phần tồn dư trong thực phẩm có thể từ hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật… qua nước, đất vào cây hấp thụ nhưng phân hủy chậm tích tụ lại trong lá, quả, cây.

Bên cạnh đó, trong quá trình lưu thông khi tiếp xúc với nguồn ô nhiễm hoặc đã bị phân hủy cũng khiến thực phẩm nhiễm độc. Chẳng hạn, thịt cá để lâu không chỉ là ổ chứa vi trùng mà còn có thể bị biến chất, tạo ra các sản phẩm có hại như histamine. Khi ăn phải có thể bị dị ứng, nôn mửa. Hoặc hoa quả để ở chỗ bẩn, bị nhiễm bán sinh hoặc hóa học… Trong khi đó, lượng nitrat và phóng xạ ở trong hoa quả, cây cối thường không đáng kể, việc đo phóng xạ cũng dễ hơn.

“Các thiết bị đo độ an toàn thực phẩm thực chất giống như giấy quỳ phát hiện độ pH bao nhiêu. Nó chỉ phát hiện được độc tố trong thực phẩm ở mức định tính. Tức là sau khi thử nếu có độc sẽ chuyển màu, nhưng những dụng cụ này lại không xác định được lượng độc trong thực phẩm đó là bao nhiêu, cơ thể có chấp nhận được không thì cũng không có giá trị thực tế. Để xác định chính xác phải lấy mẫu đưa đến các trung tâm phân tích hóa học với các thiết bị chuyên dụng xem có chất này ở đỉnh phổ này ứng với chất gì”, PGS.TS Nguyễn Trường Luyện nhấn mạnh.

Để tránh người tiêu dùng hiểu lầm về công năng của chiếc máy, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên cán bộ Viện Sinh học - Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) nên gọi đó là máy đo dư lượng nitrat trong thực phẩm chứ không nên gọi là máy đo an toàn thực phẩm. Nitrat tồn dư trong thực phẩm quá lớn là mối nguy hại cho sức khỏe, có thể gây ngộ độc cấp tính, khó thở, thiếu máu nhưng ngoài ra còn nhiều chất độc hại khác mà một chiếc máy test đơn giản không thể làm được.

Đặc biệt, thuốc trừ sâu có hàng ngàn loại khác nhau và không thể kiểm tra bằng máy test nhanh được mà phải đưa vào phòng thí nghiệm để phân tích. Máy lại chỉ đo được thực phẩm có thể cắm ngập đầu test vào, còn những loại như rau bề mặt mỏng sẽ không đo được. Để đảm bảo thiết bị này hoạt động chính xác sau một thời gian sử dụng, người tiêu dùng cần mang thiết bị đến các cơ sở đo lường để kiểm tra.

Theo các chuyên gia, hiện có khá nhiều loại thiết bị đo dư lượng các loại kháng sinh, chất bảo vệ thực vật…  trong thực phẩm ở dạng bộ kít thử. Các bộ kít thử độc tố thực phẩm có hàng chục loại khác nhau và điều hạn chế là mỗi loại kít chỉ có thể nhận biết được một loại chất như: Hàn the, kiểm tra độ sạch bát đĩa, nước cứng, thuốc trừ sâu, phẩm màu, formon, nitrat, nitrit... Theo đó, để biết được một món thực phẩm có nhiễm thuốc trừ sâu, hàn the… hay không có thể phải bỏ ra tới hàng trăm nghìn đồng một lần thử.

 

Để khẳng định thực phẩm nhiễm độc gì phải qua kiểm tra trong phòng thí nghiệm mới biết được chính xác hàm lượng tồn dư là bao nhiêu. Máy báo an toàn không có nghĩa là thực phẩm an toàn 100%. Các thiết bị test nhanh nếu không được kiểm tra hiệu chuẩn, bảo dưỡng đúng cách sẽ cho kết quả sai lệch khá nhiều. Thiết nghĩ cần quản lý chặt ngay từ khâu sản xuất ban đầu và người tiêu dùng cần chọn ở những địa chỉ uy tín mới hy vọng có được sản phẩm sạch.

PGS.TS Nguyễn Trường Luyện

Hà My/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chớ phạm phải những sai lầm này khi dùng điều hòa kẻo sốc nhiệt, hại sức khỏe

Chớ phạm phải những sai lầm này khi dùng điều hòa kẻo sốc nhiệt, hại sức khỏe

Sống khỏe - 42 phút trước

Khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, nắng nóng oi bức kéo dài thì ngồi trong nhà với chiếc điều hòa mát lạnh là điều vô cùng dễ chịu, ai cũng yêu thích. Tuy nhiên, việc sử dụng điều hòa sai cách trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và 'túi tiền' người dùng.

Cách ngăn ngừa và giảm táo bón khi đi du lịch

Cách ngăn ngừa và giảm táo bón khi đi du lịch

Sống khỏe - 4 giờ trước

Táo bón gây bất tiện, khó chịu và làm giảm niềm vui khi đi du lịch. Tuy nhiên, có một số cách có thể ngăn ngừa và giảm táo bón…

Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?

Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Nhiều người nghĩ hôi miệng là do vệ sinh răng miệng không sạch hoặc ăn các loại gia vị nặng mùi như hành, tỏi… mà không biết hôi miệng còn có thể do liên quan đến một số bệnh lý.

Loại hạt 'siêu thực phẩm' giúp ngừa bệnh xương khớp và tim mạch, được bán rẻ ở nhiều chợ Việt Nam

Loại hạt 'siêu thực phẩm' giúp ngừa bệnh xương khớp và tim mạch, được bán rẻ ở nhiều chợ Việt Nam

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Nhiều nghiên cứu chứng minh, isoflavone trong đậu nành còn giúp ngăn ngừa sự mất xương và tăng mật độ khoáng của xương, giúp xương chắc khỏe hơn.

Tế bào ung thư cực 'ghét' 6 nhóm người sau, bạn yên tâm nếu có mặt trong danh sách này

Tế bào ung thư cực 'ghét' 6 nhóm người sau, bạn yên tâm nếu có mặt trong danh sách này

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Ai cũng ghét bệnh ung thư xong ngay cả ung thư cũng có những kiểu người mà nó rất ghét. Nếu bạn nằm trong số 6 kiểu người dưới đây thì có thể phần nào yên tâm căn bệnh quái ác này sẽ không tấn công.

4 loại trứng càng ăn càng có hại cho cơ thể

4 loại trứng càng ăn càng có hại cho cơ thể

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Trứng nứt, trứng sống, trứng lòng đào, trứng chế biến quá kỹ... đều không tốt cho cơ thể, dễ gây tăng cân, nhiễm khuẩn.

5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 19 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Top