Có thể xử lý hình sự vụ giảng viên đại học gây tai nạn liên hoàn
GiadinhNet - Sau khi gây ra vụ tai nạn, tài xế vẫn tăng tốc bỏ chạy và kéo theo chiếc xe máy dưới gầm, bất chấp sự truy đuổi của người dân. Theo luật sư, hành vi của lái xe có dấu hiệu của tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.
Liên quan đến vụ tài xế ô tô gây tai nạn liên hoàn trên đường Nguyễn Chánh (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội), bước đầu, kết quả đo nồng độ cồn tài xế ở mức 0,897 miligam/ lít khí thở, cao gấp hơn 2 lần mức kịch khung theo quy định (0,4 miligam/ lít khí thở).
Người gây tai nạn được xác định là ông T.V.P (SN 1981, ở phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ông P là giảng viên một trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Khoảng 21h30, ông P điều khiển ô tô BKS 30F-811.XX lưu thông trên đường Nguyễn Chánh. Khi đến ngã tư Nguyễn Chánh - Tú Mỡ (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy) thì va chạm với 2 xe máy trên đường. Sau khi xảy ra tai nạn, tài xế không dừng lại mà tăng ga bỏ chạy, kéo lê 1 xe máy dưới gầm, tóe lửa. Đến ngã tư Nguyễn Chánh giao cắt ngõ 27, xe ô tô ông P tiếp tục va chạm với xe ô tô 30G-644.XX rồi di chuyển thêm một đoạn mới dừng lại.
Vụ việc khiến 2 người bị thương. Tại hiện trường, các phương tiện hư hỏng nặng. Bước đầu ông P khai nhận có uống rượu từ trưa 7/9, do không làm chủ được tốc độ nên gây ra vụ tai nạn liên hoàn.

Hiện trường vụ tai nạn
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường- Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp nhận định, đây là vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại đến tài sản và sức khỏe của nhiều người tham gia giao thông, có dấu hiệu vi phạm về nồng độ cồn, không làm chủ tốc độ của người lái xe. Bởi vậy, cơ quan chức năng sẽ xác định nguyên nhân vụ việc và làm rõ hậu quả của vụ tai nạn để có căn cứ giải quyết theo quy định pháp luật
"Theo quy tắc khi tham gia giao thông thì người điều khiển phương tiện giao thông phải làm chủ tốc độ, chú ý quan sát, bật đèn tín hiệu khi chuyển hướng, chuyển làn, giữ khoảng cách đối với xe đi phía trước. Đặc biệt là phải chú ý quan sát khi đi qua những đoạn đường giao nhau, đảm bảo các quy tắc an toàn khi tham gia giao thông.
Hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi trong khí thở và máu có nồng độ cồn là hành vi vi phạm pháp luật. Người tham gia giao thông mà vi phạm nồng độ cồn sẽ bị xử phạt hành chính cao nhất là 40.000.000 đồng, tước giấy phép lái xe tới 24 tháng đối với xe ô tô, nếu gây tai nạn giao thông hậu quả nghiêm trọng thì hành vi này là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự", Ts.ls Cường phân tích.

Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường
Luật sư Cường cũng cho rằng, với hành vi cố tình bỏ chạy không cứu giúp người bị nạn, trốn tránh trách nhiệm thì đây cũng là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Cơ quan chức năng sẽ làm rõ tốc độ, làn đường, hướng di chuyển, khả năng quan sát và nguyên nhân của vụ tai nạn để xác định người điều khiển phương tiện này có lỗi hay không, nếu có thì đó là lỗi gì dẫn đến vụ tai nạn xảy ra.
Trường hợp kết quả xác minh cho thấy đã có nạn nhân tử vong hoặc thương tích 61% trở lên hoặc thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên, đồng thời có căn cứ cho thấy người điều khiển chiếc xe ô tô này đã có lỗi như thiếu chú ý quan sát, không làm chủ tốc độ dẫn đến vụ tai nạn xảy ra thì cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và có thể bắt tạm giam đối với người lái xe này về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" theo Điều 260 (BLHS 2015).
Đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên mà vi phạm luật giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng đến mức bị xử lý hình sự thì cơ quan tổ chức quản lý cán bộ cũng sẽ xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật, mức cao nhất có thể áp dụng là cách chức, buộc thôi việc.
Trong vụ việc này, thông tin ban đầu cho thấy người điều khiển phương tiện là giảng viên của một trường đại học. Cơ quan chức năng sẽ làm rõ nhân thân của người điều khiển phương tiện, làm rõ diễn biến hành vi và xác định hậu quả xảy ra để sẽ xem xét xử lý theo quy định của pháp luật, trong đó không loại trừ tình huống có thể xử lý kỷ luật và truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hậu quả là nghiêm trọng.
"Thời gian gần đây thì liên tục xảy ra những vụ tai nạn giao thông thảm khốc mà có nguyên nhân từ việc người điều khiển phương tiện say rượu bia dẫn đến không làm chủ được hành vi của mình. Rất nhiều người đã bị xử lý hình sự với những chế tài nghiêm khắc nhưng tình trạng vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông vẫn diễn biến phức tạp, gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Để ngăn chặn tình trạng này, cơ quan chức năng cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, đặc biệt là đối với cán bộ, công chức, viên chức. Với những người vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông thì cần phải phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật để phòng ngừa, giảm bớt những vụ tai nạn thảm khóc có thể xảy ra:, Ts.Ls Đặng Văn Cường chia sẻ.
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
...........

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho bà Trương Mỹ Lan và 3 người thân
Pháp luật - 16 giờ trướcĐại diện Viện KSND cấp cao tại TPHCM đã đề nghị giảm án cho bà Trương Mỹ Lan và bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bà Lan), Trương Huệ Vân (cháu gái), Ngô Thanh Nhã (em dâu) với lý do thành khẩn, khắc phục hậu quả, tích cực làm công tác thiện nguyện...

6 cách bảo vệ tài khoản mạng xã hội an toàn trước kẻ xấu
Pháp luật - 16 giờ trướcGĐXH - Luật An ninh mạng không chỉ nhấn mạnh vào nội dung chia sẻ, mà còn yêu cầu người dùng chủ động bảo vệ tài khoản cá nhân khỏi bị lợi dụng cho mục đích xấu. Một tài khoản bị hack có thể được dùng để phát tán nội dung độc hại, tiếp tay cho lừa đảo, hoặc tấn công người khác.

Khởi tố đối tượng trộm 21 chỉ vàng của bạn
Pháp luật - 21 giờ trướcGĐXH - Đối tượng có quen biết từ trước với nạn nhân, lợi dụng sự chủ quan, sơ hở nên thực hiện hành vi lấy trộm 21 chỉ vàng.

Truy nóng đối tượng lấy trộm 21 chỉ vàng
Pháp luật - 21 giờ trướcCông an tỉnh Nghệ An ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối tượng Hoàng Vũ Lập (SN 1997, trú xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) về hành vi: “Trộm cắp tài sản”.

Triệu tập 4 đối tượng vụ chặn ô tô, đánh bé trai 2 tuổi phải nhập viện
Pháp luật - 23 giờ trướcCông an đã triệu tập 4 đối tượng liên quan vụ cố ý gây thương tích cho bé trai 2 tuổi tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai), sau khi cháu bị đánh trúng chảy máu mũi.

Mất 9 tỷ đồng vì nghe lời ‘bạn trai’ quen trên mạng đầu tư tiền ảo
Xã hội - 1 ngày trướcNghe lời một người đàn ông quen trên mạng tham gia đầu tư mua bán tiền ảo, một phụ nữ ở quận Hà Đông, Hà Nội bị lừa gần 9 tỷ đồng.

Tuyên án 12 bị cáo vụ bảo kê xe vi phạm ở Đồng Nai
Xã hội - 1 ngày trướcMức án dành cho các bị cáo từ 1 năm 10 tháng tù đến cao nhất 9 năm tù với các tội danh “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” và “môi giới hối lộ”.

Buôn bán 'cỏ Mỹ', người phụ nữ 58 tuổi lĩnh án
Pháp luậtGĐXH - Với mục đích kiếm lời, Lê Thị Hồng nhiều lần mua ma túy dạng "cỏ Mỹ" từ một người đàn ông không rõ nhân thân, lai lịch để bán lại cho nhiều đối tượng.