Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có thuốc cải thiện giấc ngủ?

Thứ hai, 07:00 04/09/2017 | Sống khỏe

Tôi 49 tuổi, trước đây tôi ngủ rất ngon giấc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tôi hay bị thức giấc sớm và không ngủ lại được cho đến khi phải dậy hẳn.

Xin bác sĩ tư vấn vì sao tôi bị mất ngủ như vậy? Tôi có thể dùng thuốc gì để cải thiện giấc ngủ?

Nguyễn Lệ Thu (Bắc Giang)

Có nhiều loại mất ngủ, nhưng chia theo giai đoạn thì có 3 loại sau: mất ngủ đầu giấc (rất khó vào giấc ngủ), mất ngủ giữa giấc (thức giấc lúc nửa đêm và rất khó ngủ lại được) và mất ngủ cuối giấc (thức giấc rất sớm và không sao ngủ lại được). Loại mất ngủ này hay gặp ở người trên 45 tuổi.

Nếu hiện tượng mất ngủ kéo dài trên 3 tháng và không đi kèm với các triệu chứng khác như chán nản, bi quan, chán ăn, mất hết các sở thích và hứng thú, ảo giác, hoang tưởng, nghiện rượu, nghiện ma túy... thì được gọi là mất ngủ tiên phát.

Đối chiếu với các triệu chứng chị nói thì có thể chị bị mất ngủ tiên phát, loại mất ngủ cuối giấc. Mất ngủ tiên phát là một bệnh rất mạn tính do có nguồn gốc từ sự thiếu hụt chất serotonin trong não (giống với bệnh trầm cảm nhưng nhẹ hơn). Các thuốc bình thần (diazepam), thuốc ngủ (gardenal) chỉ có hiệu quả trong vài ngày đầu và nhanh chóng bị quen thuốc. Để chữa bệnh mất ngủ tiên phát, người ta thường dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc đa vòng. Tuy nhiên, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng thường có nhiều tác dụng phụ như khô miệng, đắng miệng, mệt mỏi, uể oải, bí tiểu (người có phì đại tiền liệt tuyến), tim đập nhanh...

Do vậy, thầy thuốc cần lựa chọn loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng nào thật ít tác dụng phụ để điều trị cho bệnh nhân. Trong lâm sàng, thường dùng clomipramin vì thuốc này có tác dụng chữa mất ngủ tiên phát tốt ngay ở liều thấp mà lại rất ít tác dụng phụ. Khi uống thuốc này, bệnh nhân có thể có cảm giác khô miệng và mệt mỏi nhẹ trong tuần đầu dùng thuốc. Một số ít bệnh nhân than phiền bị táo bón. Trong trường hợp này bệnh nhân nên uống sữa tươi, ăn rau khoai lang để hạn chế tác dụng phụ trên.

Mất ngủ tiên phát là một bệnh mạn tính nên bệnh nhân sẽ phải uống thuốc điều trị thời gian dài, thậm chí tới hàng năm. Nhiều trường hợp bệnh nhân phải uống thuốc suốt đời để tránh tái phát.

Theo PGS.TS. Bùi Quang Huy/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 7 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 8 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 10 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top