Hà Nội
23°C / 22-25°C

Coi chừng ngộ độc dưa muối

Thứ sáu, 14:50 25/05/2012 | Sống khỏe

Trong những ngày hè, món dưa muối rất “chạy hàng”. Món này có thể dùng chung với thực phẩm khác như tôm, thịt, cá...hoặc được dùng chế biến những món ăn ngon miệng.

Tuy nhiên, cần cẩn thận khi ăn hoặc chế biến món này vì nó có thể gây ngộ độc cho người sử dụng.
 
Theo phương pháp truyền thống, món dưa muối được làm từ khá nhiều loại rau, củ tùy theo sở thích của từng người và từng vùng miền chẳng hạn như cải bẹ, cải xanh, củ cải, cà rốt, su hào, ngó sen, cà tím, cà pháo, củ kiệu, tỏi, hành, hẹ, ớt, súp lơ, rau cần nước… Tuy nhiên, hàng năm vẫn có nhiều trường hợp ngộ độc khi sử dụng món ăn dân dã này vì nhiều lý do khác nhau. Người bị ngộ độc, nhẹ thị đau bụng, tiêu chảy, nặng thì phải nhập viện điều trị như trường hợp ngộ độc tập thể trên đây.
 
Ảnh minh họa.

Vì sao dưa muối có thể gây ngộ độc?

Có khá nhiều nguyên nhân cho sự ngộ độc khi dùng thực phẩm này. Trước hết là nguyên liệu để làm nên món dưa muối. Trong quá trình nuôi trồng, nếu sử dụng thuốc trừ sâu quá liều thì rau, củ, quả khi thu hoặch sẽ có độc tính, gây hại cho người tiêu dùng. Ngoài ra, theo một số điều tra, có khá nhiều cơ sở sản xuất vì chạy theo lợi nhuận đã tận thu những loại rau, củ, quả bị dập, hư hoặc kém chất lượng với giá rẻ để chế biến món dưa muối rồi tung ra thị trường.

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng ngộ độc khi sử dụng dưa muối là do vi khuẩn gây bệnh gây nên. Các loại rau, củ mà chúng ta mua về sử dụng có thể nhiễm các vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng… Nếu trước khi chế biến dưa muối, rau củ không được rửa sạch sẽ, dụng cụ chứa dưa muối không vệ sinh thì món dưa muối chắc chắn sẽ chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Điều quan trọng khác nữa là thời gian ủ dưa. Theo các nhà chuyên môn, thời gian thích hợp để ủ dưa phải kéo dài khoảng 1-2 tuần. Như thế, dịch acid của dưa muối mới đủ mạnh và đủ thời gian diệt những vi khuẩn gây bệnh  và ký sinh trùng trong rau, củ dùng để chế tạo món dưa muối.
 
Ngoài ra, món dưa muối này chứa nhiều nitrit, khi ăn vào sẽ phản ứng với các gốc amin trong thịt, cá, tôm, trứng… và tạo thành chất nitrosamine có thể gây ung thư. Khi chúng ta chế biến dưa muối, dịch acid của dưa muối có thể tiêu diệt được vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh, tuy nhiên chúng ta cần phải biết che đậy dụng cụ đựng dưa muối tốt nhằm tránh vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào. Chúng ta có thể bắt gặp cảnh món dưa muối được bày bán trong những chiếc thùng, xô mà không được che đậy, ruồi nhặng bu quanh!.

Khoái khẩu nhưng nên biết khi nào cần tránh!

Là một món ăn truyền thống và rất ngon miệng nên việc “cai” là không cần thiết. Tuy nhiên, những tín đồ của dưa muối cũng nên biết khi nào cần tránh và tránh ăn những món dưa không còn đạt “tiêu chuẩn vàng” về ATVSTP nữa! Thông thường, món dưa, cà muối được ủ đúng thời gian sẽ có màu vàng và trắng ngà, giòn, không hăng, tươi màu. Rất nhiều người hết sức sai lầm khi có thói quen sử dụng món dưa muối xổi. Để làm món muối xổi, các loại rau, củ chỉ được ủ trong nước muối trong thời gian khoảng 1 - 2 ngày, có khi ăn ngay sau 1 - 2 giờ. Với khoảng thời gian ngắn như thế, dịch dưa muối không đủ mạnh (chưa lên men) để diệt những vi khuẩn gây bệnh. Một số tiểu thương thường kinh doanh loại dưa muối xổi. Dưa muối được đựng trong thùng nhựa, xô nhựa không hợp vệ sinh. Khi lượng dưa muối vơi đi, họ lại bào và thái các loại rau củ cho vào. Quả thật, nếu sử dụng món dưa muối “tốc hành” như thế này chắc chắn khả năng bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh rất cao. Món dưa muối ủ không đủ thời gian sẽ có vị hăng, cay. Tốt nhất, không nên sử dụng loại dưa muối này.

Lưu ý nữa là món dưa muối, cà muối để khá lâu, xuất hiện nấm mốc trên bề mặt cũng tuyệt đối không sử dụng. nếu quan sát bằng mắt thường, thấy váng hay cặn nổi trên bề mặt, bắm vào dưa, cà thì đừng tiếc rẻ mà nên bỏ đi là vừa. Kỹ thuật làm dưa, cà muối cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm vững. Đối với những người làm món này lần đầu, sự lên men không đạt yêu cầu, lúc này vi khuẩn gây thối lại phát triển mạnh mẽ, vi khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại. Nếu gặp phải món dưa muối không đạt được vị chua, có mùi hôi thì tuyệt đối không dùng.

Dụng cụ đựng dưa muối cũng đóng vai trò an toàn cho món ăn này. Tốt nhất dưa muối nên đựng trong lọ bằng sành sứ vì chất liệu này không phản ứng với dịch acid trong dưa muối. Nếu đựng dưa món trong các thùng, xô nhựa thì có thể chất phụ gia trong đồ nhựa sẽ hòa tan vào dịch dưa muối và gây hại cho người sử dụng.

Các chất phụ gia trong quá trình làm món dưa muối cũng là điều đáng quan tâm. Để bào quản dưa, cà muối lâu, tránh mốc, nhiều nhà sản xuất sử dụng quá liều chất chống thối. Một số cơ sở sử dụng màu công nghiệp để tạo màu sắc hấp dẫn. Cũng có những cơ sở cho thêm hóa chất vào nhằm giúp dưa, cà muối mau chua để bán mà không nghĩ đến sức khỏe người mua.

Món dưa muối, cà muối tuy là món dân dã, đơn giản nhưng cũng luôn chứa những yếu tố gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Để sử dụng món ăn này an toàn, người sử dụng nên tìm mua loại dưa, cà muối được sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, bảo đảm vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng. Hoặc có thể tự tay mình chế biến và tuân thủ theo nguyên tắc VSATTP để có một món ăn ngon mà bổ, khỏe!
 
Theo Sức khỏe & Đời sống
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này

Sống khỏe - 12 giờ trước

Sau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?

Loại lá rẻ tiền giúp kiểm soát đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại lá rẻ tiền giúp kiểm soát đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Lá chanh có thể giúp duy trì lượng đường trong máu, ổn định và giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.

Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà

Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà

Sống khỏe - 15 giờ trước

Gai xương là các cấu trúc xương nhẵn và cứng được hình thành ở cuối xương. Hầu hết các gai xương đều lành tính. Tuy nhiên, một số gai xương cũng có thể vỡ ra và bị kẹt bên trong các khe khớp gối. Các dị vật này có thể khóa chặt các khớp lại và gây khó khăn trong việc di chuyển.

Nhập viện vì ảo tưởng quá giỏi giang

Nhập viện vì ảo tưởng quá giỏi giang

Sống khỏe - 16 giờ trước

Cho rằng mình có thể giải cứu thế giới, ảo tưởng về bản thân quá lớn là dấu hiệu của rối loạn tâm thần.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.

Có nên uống thuốc giải say rượu bia?

Có nên uống thuốc giải say rượu bia?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Nhiều người thường lựa chọn dùng thuốc giải rượu để phòng say rượu, vậy có nên uống thuốc giải rượu không?

Tại sao nên dùng vitamin D cùng với vitamin K?

Tại sao nên dùng vitamin D cùng với vitamin K?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong hấp thụ canxi, duy trì sức khỏe xương và tăng cường miễn dịch. Khi bổ sung vitamin D nên kết hợp với vitamin K để tối đa hóa lợi ích cho sức khỏe.

Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?

Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?

Sống khỏe - 23 giờ trước

Đau cổ và đau lưng rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc giãn cơ để điều trị trình trạng này.

Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông

Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông

Sống khỏe - 1 ngày trước

Vào mùa đông, khí trời chuyển lạnh, hanh khô… tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát tác. Một số món ăn có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa đông.

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...

Top