Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con 6 tuổi đã cho cắt mí làm đẹp, cảnh báo những cách làm đẹp tai hại thường ngày cha mẹ vẫn làm cho con

Thứ năm, 15:08 30/07/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet – Các chuyên gia cho rằng, việc cho trẻ cắt mí làm đẹp sớm dễ ảnh hưởng thị lực mắt. Ngoài ra cũng cần thận trọng với những cách làm đẹp tai hại thường ngày cha mẹ vẫn làm cho con dưới đây.


Cắt mí làm đẹp cho con ngay từ nhỏ

Con xinh xắn, dễ thương là điều cha mẹ ai cũng mong muốn. Cũng chính vì vậy mà ngoài việc trang điểm cho con từ sớm, có những cha mẹ đã quyết định cho con "trùng tu" nhan sắc ngay từ nhỏ. Nhiều trường hợp bố mẹ sẵn sàng đầu tư nhan sắc cho con bằng việc can thiệp dao kéo để sở hữu ngoại hình lý tưởng nhất có thể.

Như trường hợp mới đây, một bà mẹ trẻ ở Trung Quốc đã quyết định đưa con mình đi cắt mí mắt, bất chấp việc con gái mới lên 6 tuổi vì mong con có đôi mắt long lanh, to tròn, đẹp hơn theo đúng chuẩn thẩm mỹ hiện tại. Nhìn hỉnh ảnh sau phẫu thuật với hai mí mắt của bé sưng vù, chưa hồi phục được mà nhiều người lo ngại.

Trước đó, cô gái có nickname Tiểu Z Na Na từng là "nạn nhân" của việc làm đẹp này khi còn quá nhỏ. Dù mới chỉ 16 tuổi, qua 2 năm cô bé đã trải qua 60 ca phẫu thuật lớn nhỏ với 6 lần chỉnh sửa hai mắt, 5 lần làm mí, 4 lần làm mũi và hút mỡ mặt, mài xương toàn bộ gương mặt 1 lần, độn cằm giả và nhiều lần phẫu thuật khắp cơ thể để có ngoại hình mong muốn ở hiện tại.

Con 6 tuổi đã cho cắt mí làm đẹp, cảnh báo những cách làm đẹp tai hại thường ngày cha mẹ vẫn làm cho con - Ảnh 2.

Bé gái mới 6 tuổi đã được mẹ cho cắt mí làm đẹp khiến dư luận phản đối. Ảnh TL


Để cho con có ngoại hình đẹp, xu hướng cho con làm đẹp ngay từ sớm ngày càng xuất hiện nhiều. Trao đổi với PV báo Gia đình và Xã hội về việc cho con sớm cắt mí làm đẹp, BS Lê Hữu Điền – Giám đốc Trung tâm phẫu thuật và tạo hình thẩm mỹ DrD, Bệnh viện Đông Đô cho biết, trong một số trường hợp các bác sĩ vẫn có chỉ định phẫu thuật mắt cho trẻ nhỏ như trường hợp sụp mi khiến mắt khó nhắm mở do cơ nâng mi bị yếu hoặc mở mắt ở tư thế bất thường… cần điều trị sớm để cải thiện thị lực. Nếu không điều trị sớm sẽ gây ra lệch trục của mắt hoặc gây nhược thị, ảnh hưởng thị lực. Tại Khoa nhãn nhi của bệnh viện Mắt Trung ương thường xuyên thực hiện phẫu thuật này.

Còn với trường hợp mang tính chất cải thiện về mặt thẩm mỹ vùng mắt đơn thuần như phẫu thuật mắt 2 mí, tạo mắt hai mí phải phẫu thuật khi cấu tạo giải phẫu của cơ thể ổn định. Độ tuổi thực hiện thường là 18 tuổi trở lên. Ở trẻ nhỏ, cấu trúc giải phẫu chưa ổn định, về nguyên tắc phẫu thuật thẩm mỹ là không có chỉ định. Khi thực hiện có thể gây tổn thương, mất cân đối, thậm chí sẽ ảnh hưởng đến chức năng mắt, thị lực.

"Ngay cả với trường hợp làm thẩm mỹ mắt đơn thuần ở những người trưởng thành hoặc bị lão hóa theo tuổi tác gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, khi có nhu cầu cũng cần đến các cơ sở để được bác sĩ tư vấn, tránh đến các nơi không đủ điều kiện. Nên tới các bệnh viện thẩm mỹ được cấp phép hoặc các khoa phẫu thuật thẩm mỹ của các bệnh viện tránh biến chứng không đáng có. Chúng ta đều biết, bất cứ ca phẫu thuật dù được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề, tiểu phẫu hay đại phẫu đều tiềm ẩn những rủi ro. Không hiếm trường hợp người lớn gặp phải biến chứng vì phẫu thuật thẩm mỹ không đảm bảo. Trẻ nhỏ sức đề kháng kém, nguy cơ càng cao hơn" – BS Điền khuyến cáo.

Trang điểm sớm cũng không tốt

Ngoài việc cho con can thiệp bằng dao kéo sớm, nhiều cha mẹ lại lạm dụng việc trang điểm sớm cho con. BS Lê Hữu Điền cho biết thêm, việc trang điểm ở các cháu nhỏ cũng có thể làm. Tuy nhiên, việc trang điểm quá sớm hay lạm dụng trang điểm cho trẻ cũng cần phải xem xét. Chẳng hạn như trang điểm vùng mắt có thể gây ra những tổn thương. Một số trường hợp có thể gây ra kích ứng bờ mi, rối loạn tiết của tuyến bã vùng bờ mi gây viêm sụp bờ mi hoặc có thể kích thích vùng giác mạc mắt làm xuất huyết, giảm thị lực…

Ngay cả việc cho trẻ nối mi nếu không cẩn thận, trẻ chưa có ý thức bảo vệ, vệ sinh dễ gây ra chấn thương ở vùng mắt. Trường hợp này gặp cũng nhiều. Tốt nhất, cha mẹ nên thay đổi cách làm đẹp tai hại này với trẻ.

Con 6 tuổi đã cho cắt mí làm đẹp, cảnh báo những cách làm đẹp tai hại thường ngày cha mẹ vẫn làm cho con - Ảnh 3.

BS Lê Hữu Điền khuyến cáo cha mẹ không nên cho con cắt mí làm đẹp hay lạm dụng trang điểm từ quá sớm


Ths.BS Lương Trường Sơn – nguyên Phó viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM, phụ trách phòng khám da liễu Đồng Diều cũng cho rằng, không nên cho trẻ dùng mỹ phẩm sớm quá. Hầu hết những nguyên liệu tạo màu cho son đều bắt nguồn từ chất khoáng tự nhiên như nhôm, oxit kẽm… chứa chì tự nhiên. Dùng son khi còn trẻ, môi bé sẽ sớm trở nên màu thâm, khô ráp. Hơn nữa, da trẻ mỏng và nhạy cảm nên dùng mỹ phẩm quá sớm sẽ thẩm thấu nhanh các chất hóa học có trong mỹ phẩm dễ gây ra các biến chứng như viêm da tiếp xúc, phản ứng gây đỏ, ngứa, viêm, thậm chí toàn cơ thể có phản ứng miễn dịch mề đay.

Nguy hiểm hơn, trang điểm giống như một loại "thuốc" kích thích lớn khiến tâm lý của bé dậy thì sớm. Mỹ phẩm ảnh hưởng đến tâm lý và từ đó kéo theo sinh lý thay đổi có thể sinh ra phát triển giới tính sớm hơn. Nếu không điều trị sớm, trẻ dậy thì sớm mất cơ hội có chiều cao tốt khi trưởng thành.

Việc cha mẹ quá xem trọng hình thức sớm hình thành cho trẻ tư tưởng phù phiếm, không coi trọng phẩm chất bên trong mỗi con người mà phát triển lệch về nhận thức vì trẻ thường chưa nhận thức được đúng sai và luôn làm theo định hướng của cha mẹ. Trong trường hợp ép trẻ phải thay đổi ngoại hình khi chúng không muốn vô tình lại khiến trẻ bị tổn thương cả thể chất, tinh thần. Việc cha mẹ cho con thay đổi ngoại hình khi còn quá nhỏ theo ý mình chưa chắc đã là điều con thực sự mong đợi về sau này khi lớn lên. Thay vào đó hãy khích lệ sự tự tin, hình thành nhân cách tốt cho trẻ.

Phương Thuận

Phương Thuận
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tọa đàm khoa học “Từ lượng giá bàn chân đến khoa học cân bằng cơ thể”

Tọa đàm khoa học “Từ lượng giá bàn chân đến khoa học cân bằng cơ thể”

Sống khỏe - 8 giờ trước

Ngày 20/9/2023, Phòng khám Asina cùng các đơn vị đồng hành - tài trợ đã tổ chức buổi Tọa đàm khoa học về bàn chân nhằm nâng cao hiểu biết nền tảng về thăng bằng, chuyển động của bàn chân và cột sống, thảo luận các phương pháp chẩn đoán đo lường và phương pháp điều trị.

Phòng bệnh 'vi khuẩn ăn thịt người' theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Phòng bệnh 'vi khuẩn ăn thịt người' theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Hiện chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường...

Hôm nay, 11 bệnh nhân của vụ cháy chung cư mini điều trị tại BV Bạch Mai xuất viện

Hôm nay, 11 bệnh nhân của vụ cháy chung cư mini điều trị tại BV Bạch Mai xuất viện

Y tế - 13 giờ trước

Thông tin từ BV Bạch Mai cho biết, 11 người trong số 27 bệnh nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ được ra viện hôm nay 22/9. Đây là lượt bệnh nhân đầu tiên tại Bệnh viện Bạch Mai ra viện sau gần 10 ngày theo dõi, điều trị.

Từ vụ thanh niên 19 tuổi bị ung thư xương, chuyên gia chỉ rõ dấu hiệu cảnh báo bệnh

Từ vụ thanh niên 19 tuổi bị ung thư xương, chuyên gia chỉ rõ dấu hiệu cảnh báo bệnh

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Ung thư xương là bệnh lý hiếm gặp, bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em, cho đến lứa tuổi thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 - 20 và trong giai đoạn xương phát triển mạnh.

8 điều ‘không thương lượng’ để sống thọ của cụ ông 95 tuổi từng là bác sĩ

8 điều ‘không thương lượng’ để sống thọ của cụ ông 95 tuổi từng là bác sĩ

Sống khỏe - 15 giờ trước

Cụ ông người Nhật từng là bác sĩ tim mạch chia sẻ bí quyết giúp có một cuộc đời khỏe mạnh, sống thọ lâu dài.

Lo lắng về trái cây ủ chín bằng hóa chất: Chuyên gia nói gì?

Lo lắng về trái cây ủ chín bằng hóa chất: Chuyên gia nói gì?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Để trái cây chín đều, lên màu đẹp thương lái và nhà vườn thường dùng các hóa chất làm chín nhanh như đất đèn, ethylen.

Giải mã sản phẩm dinh dưỡng thảo dược có chỉ số đường huyết GI thấp

Giải mã sản phẩm dinh dưỡng thảo dược có chỉ số đường huyết GI thấp

Sống khỏe - 20 giờ trước

Với vai trò tiên phong trong ngành dinh dưỡng thảo dược Cysina kết hợp cùng Viện Nghiên cứu Thực phẩm chức năng đã cho ra đời sản phẩm dinh dưỡng Suppro Cerna có chỉ số GI thấp, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu cho người sử dụng.

Vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore khiến nữ sinh tử vong nguy hiểm thế nào? Cần làm gì để phòng bệnh?

Vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore khiến nữ sinh tử vong nguy hiểm thế nào? Cần làm gì để phòng bệnh?

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” (tên khoa học Whitmore) là căn bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và không được điều trị kịp thời. Ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh, việc điều trị cũng vô cùng khó khăn và có nguy cơ tử vong cao.

Áp lực học trường chuyên, nữ sinh cấp 3 ở Hà Nội bị rối loạn lo âu

Áp lực học trường chuyên, nữ sinh cấp 3 ở Hà Nội bị rối loạn lo âu

Sống khỏe - 21 giờ trước

Từ khi đỗ vào trường chuyên, M. (15 tuổi, ở Hà Nội) luôn áp lực vì xung quanh các bạn đều học giỏi. Sợ đứng nhóm cuối lớp, nữ sinh này học thâu đêm. Thấy con sụt cân nhanh, mắt đờ đẫn, bố mẹ đưa M. đi khám tâm lý.

Tìm thấy nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm trong mẫu bánh mì Phượng

Tìm thấy nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm trong mẫu bánh mì Phượng

Y tế - 1 ngày trước

Nhiều loại vi khuẩn sinh độc tố được tìm thấy trong các mẫu rau, chả lợn, thịt heo xíu, xíu mại được lấy tại quán bánh mì Phượng ở Hội An.

Top