Con dị ứng vì mẹ trộn phấn hoa vào cháo
GiadinhNet - Phấn hoa (hay còn gọi là phấn ong), được nhiều người sử dụng để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyến cáo, không phải ai cũng dùng được loại thực phẩm này, đặc biệt với bà bầu, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ…
Phấn hoa có đúng là thực phẩm “lành”?
Sau đợt nghỉ lễ, cu Bon (2 tuổi), con trai chị Hương Thanh (Hà Đông, Hà Nội) ăn uống kém hẳn. Chị Thanh nghĩ chắc tại cả tuần đi du lịch, cu cậu bị thay đổi nhịp sinh học, lịch ăn uống, khẩu vị nên cứ nhìn thấy cơm, cháo, thịt thà là lại lắc đầu quầy quậy. Chị Thanh đã thử đổi nhiều món, quyết tâm “lập lại quy củ” cho cậu con trai nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.
Một chị đồng nghiệp mách: Dùng phấn hoa nấu lẫn với cháo sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn, phấn hoa vừa “lành” lại vừa nhiều chất dinh dưỡng(?!).Thấy có lý, chị Thanh quyết định thử. Lần thứ nhất, chị “rón rén” quấy một thìa hạt phấn hoa sấy khô vào cháo, con chị ngửi thấy cháo có mùi khang khác, ăn được vài thìa đã nhè ra. Nghĩ con chưa quen, chị lại cho ăn lần thứ hai. Ăn xong, con chị bỗng nhiên nổi mẩn đỏ khắp người, mũi đỏ như cà chua, khụt khịt liên tục. Chị lập tức đưa con tới viện. Bác sĩ kết luận, con chị bị dị ứng phấn hoa!
BS Vũ Thị Bắc Hà, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, phấn hoa thực chất là một thực phẩm bổ sung, đó không phải là thuốc chữa bệnh. Nó giống như vitamin, khoáng chất... dùng để bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất mà chúng ta thiếu.
Theo TS Phùng Hữu Chính, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ong (Bộ NN&PTNT): Phấn hoa ong là nhụy hoa đực của các loài hoa được ong đi ăn mang về. Ong thường cắp nhụy hoa đực vào chân để mang về tổ. Phấn hoa là nguồn thức ăn cung cấp chủ yếu thành phần đạm, muối khoáng và vitamin cho ong. Vì có nhiều chất nên người nuôi đã thu hoạch phấn ong bằng cách đặt cần gạt trước cửa tổ ong, khi ong vào tổ bị vướng chân sẽ làm rơi phấn. Phấn hoa sấy khô có thể dùng để bồi bổ cho người ốm, trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh... bằng cách pha nước nguội với mật ong, ngâm rượu, ăn cùng sữa chua, nấu lẫn bột cho các cháu nhỏ…
Các chuyên gia cũng cho biết, tác dụng của phấn hoa khác nhau tùy vào sản phẩm của mỗi loại hoa. Ví dụ, tác dụng của phấn hoa hòe là kiện vị và trấn tĩnh. Tác dụng của phấn hoa kiều mạch là kiện tỳ lý khí, bổ huyết và làm chậm nhịp tim. Phấn hoa cửu lý hương thúc đẩy tuần hoàn, cải thiện khả năng ghi nhớ, kháng khuẩn và giảm ho. Trong khi đó, phấn hoa thùy dương lại giúp bồi bổ và giảm đau, hay phấn hoa dâu giúp hạ đường huyết, phấn hoa cải hỗ trợ phòng chống giãn và viêm loét tĩnh mạch…
Phấn hoa không hoàn toàn được cấu tạo giống nhau và thành phần rất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chủng loại phấn, điều kiện địa lý, khí hậu… Phấn hoa chứa khoảng 12-20% nước, 20-25% protein, 13% axit amin, 25-48% cacbohydrat, 1-20% lipid, 27 loại chất khoáng như kali, canxi, natri, sắt, magie… và 11 loại vitamin. Ngoài ra, trong phấn hoa còn có khá nhiều loại men và các chất có hoạt tính sinh học rất có ích cho cơ thể.
Lưu ý đặc biệt cho bà bầu và trẻ nhỏ
TS Phùng Hữu Chính cho hay, hạt phấn hoa có lớp vỏ cứng nên ăn trực tiếp sẽ cho tỷ lệ hấp thu không cao. Cách sử dụng có hiệu quả nhất là ngâm phấn hoa vào nước sôi để nguội 12 giờ trước khi sử dụng. Hạt phấn được ngâm sẽ nảy mầm làm vỡ lớp vỏ và cơ thể hấp thụ 100% chất dinh dưỡng trong hạt phấn.
Hiện nay, vấn đề liều dùng phấn hoa vẫn chưa được thống nhất. Thông thường, liều dùng của người lớn trong 1 ngày là 15g chia 2 - 3 lần. Trẻ em dùng liều bằng nửa người lớn, 7 - 8g/ngày. Đối với những người mới sử dụng phấn hoa lần đầu, hãy nếm thử mỗi lần từ 5 - 7 hạt phấn/ngày, sau đó tăng dần số lượng, tối đa chỉ 1 thìa/ngày.
Theo BS Vũ Thị Bắc Hà, về lý thuyết, phấn hoa đúng là khá “lành”. Nhưng với những người có tiền sử dị ứng nói chung và dị ứng phấn hoa nói riêng, cần hết sức cẩn trọng, đặc biệt với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thai phụ.
“Bản chất khi mang thai, người phụ nữ đã mang trong mình một dị nguyên là bào thai. Phấn hoa là một thực phẩm bổ sung có khả năng gây dị ứng, khi thai phụ đưa vào trong cơ thể dị nguyên này, nguy cơ bị dị ứng càng nhiều hơn”, BS Vũ Thị Bắc Hà khuyến cáo. Bên cạnh đó, nếu dùng chung với mật ong, thai phụ cũng cần lưu ý, không nên dùng mật ong sống, bởi trong mật ong có thể chứa vi sinh vật hoặc trong quá trình cất giữ đã bị nhiễm khuẩn. Thai phụ khi sử dụng dễ bị nhiễm khuẩn, đau bụng. Vì vậy, khi uống nước mật ong, bà bầu nên hòa với nước đun sôi, vừa đảm bảo dinh dưỡng lại an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt, thai phụ khi bị tiểu đường không nên sử dụng mật ong bởi có chứa hàm lượng đường cao.
Nhiều người đã nấu cháo, quấy bột cho con trộn lẫn với hạt phấn hoa sấy khô. Tuy nhiên, phấn hoa rất dễ gây dị ứng, mẩn ngứa đối với những người có vị giác, xúc giác quá mẫn cảm. Các cháu nhỏ, đặc biệt với các bé chưa biết nói hoặc chưa biết cách thể hiện điều các con cảm nhận, nên rất khó bảo với người lớn rằng “con đang bị ngứa”, hoặc “con đang cảm thấy khó chịu chỗ này, chỗ kia”. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, phụ huynh không nên nghe quá nhiều thông tin trên mạng bởi hầu hết các thông tin này chưa có sự kiểm nghiệm hay nghiên cứu khoa học lâm sàng nào cả. “Để đề phòng con bị dị ứng phấn hoa, các mẹ chỉ nên dùng 1 thìa café nhỏ, quấy cùng bột hay cháo, vừa cho con ăn vừa theo dõi phản ứng của trẻ. Nếu bé gãi ngứa, nổi mẩn ngay lập tức dừng lại”, một chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu và phát triển ong cho hay.
“Ngay cả việc cha mẹ dùng phấn hoa kèm với mật ong để cho trẻ nhỏ uống cũng cần lưu ý, dù đó là cách để giảm bớt vị đắng, mùi khó chịu của phấn hoa. Các cụ ta xưa vẫn dùng mật ong để “chà miệng”, “tưa lưỡi” cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Với một số bé, cách làm này rất tốt. Nhưng cũng có những bé bị dị ứng mật ong, khi tưa lưỡi hoặc uống mật ong, bé bị dị ứng, có khi còn không thở được. Các cụ ta xưa cho rằng do bé có cơ địa nóng, trong khi thực tế là do bé bị ứng với các thành phần trong mật ong. Phấn hoa là thực phẩm dễ gây dị ứng, do đó cha mẹ không nên tự ý, tự định lượng liều dùng phấn hoa, mật ong cho con mình”, BS Vũ Thị Bắc Hà khuyến cáo.
Ai không nên dùng phấn hoa?
Các chuyên gia lưu ý, những người có tiền sử dị ứng, dị ứng phấn hoa thì không nên sử dụng phấn hoa. Ngoài ra, cũng không sử dụng phấn hoa đã bị biến chất (ẩm mốc, mùi khó chịu). Cần lựa chọn phấn hoa tốt nhất có màu tươi sáng, khô, mùi thơm, vị bùi ngọt. Phấn hoa rừng có nhiều màu khác nhau đỏ, vàng, nâu, trắng là loại tốt nhất. Cần bảo quản phấn hoa ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, tốt nhất nên chứa trong lọ thủy tinh sạch, trong túi nilông và lưu ý đậy hoặc buộc kỹ vì phấn hoa hút ẩm mạnh.
Bác sĩ nam khoa Nguyễn Thế Lương (Bệnh viện Thận Hà Nội) cũng cho rằng, phấn hoa là một thực phẩm bổ sung, không phải là loại “thần dược” chữa các bệnh về nam khoa (suy giảm tình dục, liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm…). Không ít nam giới mua phấn hoa về ngâm với rượu để tăng cường bản lĩnh quý ông. Trong khi, hiện chưa có công trình nào khẳng định công dụng thực tế của rượu ngâm phấn hoa bổ cái gì, tốt cho cái gì.
Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'
Dân số và phát triển - 4 giờ trướcGĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcPhụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.
Tuổi 50 nên chọn loại hình tập luyện nào là tốt nhất?
Dân số và phát triểnỞ độ tuổi 50 trở lên, tập luyện thể chất không chỉ tập trung vào nâng cao sức khỏe mà còn hướng đến lối sống năng động, dẻo dai, vui vẻ...