Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con gái nhà văn Nam Cao và người chồng “ở rể 3 năm mới được cưới”

Thứ ba, 11:00 31/05/2016 | Giải trí

GiadinhNet - Trong lúc con gái nhà văn Nam Cao đi học ở tỉnh 3 năm, “anh giáo” gốc Hà Nội Nguyễn Côn đang dạy học gần nhà của nhà văn đã xin đến ở trọ. Người trong làng coi “anh giáo” như đang “ở rể” từ đó. Giờ nhìn lại, ông Côn cười hóm hỉnh: “Mình phải có cách chứ, duyên chỉ là một phần thôi”.

Vợ chồng bà Trần Thị Hồng. Ảnh: Thanh Hà
Vợ chồng bà Trần Thị Hồng. Ảnh: Thanh Hà

Đến thăm nhà chỉ để xem mặt con gái nhà văn

Đã ở cái tuổi 80, nhưng cuộc sống vợ chồng của bà Trần Thị Hồng và ông Nguyễn Côn thật khiến nhiều người ngưỡng mộ. Nhẹ nhàng, tình cảm và vui vẻ, hài hước... có vẻ như là “bí quyết” để ông bà sống vui khỏe như hôm nay. Bà Trần Thị Hồng là con cả của nhà văn Nam Cao. Sinh ra trong niềm hân hoan chào đón của cả gia đình, vì bố mẹ bà phải 5 năm mới sinh được con, nhưng rặt nỗi, giữa những năm 30-40 của thế kỷ trước đầy khốn khó, thiếu từ cái ăn, cái mặc trở đi nên từ tấm bé, bà đã liên tục ốm đau, sài đẹn. Bà trở thành nguyên mẫu trong rất nhiều truyện ngắn của cha mình, như: “Nước mắt”, “Trăng sáng”, “Bài học quét nhà”...

Trong gia đình, bà cũng được coi là người giống cha mình nhất, không chỉ ở hình thức mà còn ở khả năng viết lách. Thế nhưng, bà lại tự nhận mình không đủ tài văn chương để đi theo nghiệp của cha mình. Phần nữa, vì ngày đó không có điều kiện để học đến nơi đến chốn nên bà chọn công việc khiêm tốn hơn là trở thành giáo viên dạy cấp 1 (sau này bà chuyển sang học kỹ thuật và làm cho một nhà máy dệt). Nhờ sự lựa chọn này mà bà đã nên duyên với người chồng hiện tại - ông Nguyễn Côn - khi đó đang là “anh giáo làng” kiêm Hiệu trưởng Trường cấp 1 Xuân Khê, huyện Lý Nhân, Hà Nam.

Nói về mối duyên này, ông Côn kể rằng, ông vốn là người Hà Nội, từng đi học ở Trung Quốc về rồi tham gia dạy chữ, xóa mù trong phong trào toàn quốc kháng chiến. Như nhiều trí thức Hà Nội lúc bấy giờ, ông mang con chữ đến nhiều vùng nông thôn của các tỉnh như Thanh Hóa, Ninh Bình... Được vài năm, ông được phân về làm Hiệu trưởng Trường cấp 1 Xuân Khê.

“Một lần, biết nhà văn Tô Hoài về thăm nhà của nhà văn Nam Cao ở làng Đại Hoàng, tôi đã xin đi theo cùng. Thực ra là đến để xem mặt con gái nhà văn mới là chính. Lúc này, bà ấy mới đang là học sinh cấp 2 trường Nam Lý” - nói rồi giọng ông đầy hóm hỉnh, liếc nhìn sang bà - “Mình phải có cách chứ. Lẽ ra hết phong trào toàn quốc kháng chiến là tôi về Hà Nội, nhưng vì “dính” phải bà ấy nên không về được nữa, thành người nhà của cụ Nam Cao từ độ ấy”.

Ở rể để “canh me”

Ông Nguyễn Côn.
Ông Nguyễn Côn.

Sau lần đi xem mặt, run rủi thế nào, bà Hồng lại được phân về dạy học ở ngôi trường ngay cạnh trường của ông. Mà việc bà đến với nghề “gõ đầu trẻ” cũng đầy tình cờ. Học xong lớp 7, lẽ ra bà sẽ thi vào trường kỹ thuật, nhưng rồi sắp đến ngày thi thì bà bị ốm cả tháng trời nên thi không được. Trong lúc chờ 1 năm để thi lại thì bà xin làm giáo viên. Cơ hội “lửa gần rơm” đã đến, ông bắt đầu ý định tìm hiểu bà. “Biết nhau từ khi ấy nhưng lúc đó chưa dám có tình ý gì đâu, còn trong sáng lắm”, ông Côn cười tủm tỉm khi nhớ lại tuổi trẻ.

Vừa bắt đầu tìm hiểu nhau thì bà Hồng lên tỉnh học Trường Trung cấp Kỹ thuật 3. Người ta nói, tình cảm mà xa cách nhau về khoảng cách địa lý như thế, không chóng thì chày sẽ đôi đường đôi ngả. Vậy mà mối duyên của ông bà lại thêm gắn bó, đến mức được cả làng ủng hộ. “Cách” của ông là, trong lúc chờ bà đi học 3 năm thì ông xin đến nhà bà ở, với lý do là ở trọ. Vì khi đó, ông cũng vừa được phân làm Hiệu trưởng Trường cấp 2 Nhân Hậu, gần với nhà của nhà văn Nam Cao. Người trong làng thì coi như đó là “ở rể” trước để “canh me” con gái nhà văn, chờ học xong là cưới “liền tay”. Hỏi ông, thời đó mà “liều” như thế thì có bị xóm làng dị nghị không? Vì tránh sao khỏi những lúc bà đi học về thăm nhà, đôi lứa trốn đi gặp nhau... Ông bảo: “Chúng tôi yêu nhau trong sáng lắm nên không có ai dị nghị cả. Người trong làng, trong họ hàng quý tôi lắm, bảo có con rể là “anh giáo”, lại là người Hà Nội nên xem trọng lắm. Chưa cưới nhau chính thức nhưng đi đâu, anh em trong họ cũng giới thiệu tôi là con rể”.

Bà Hồng đi học về được 1 năm thì ông bà tổ chức đám cưới. Ông học lên tiếp ĐH Sư phạm rồi được phân về Trường cấp 3 Lê Hồng Phong giảng dạy cho đến khi về hưu. Một điều khá thú vị là, dù có 5 người con (một người đã mất trong nạn đói năm 1945), nhưng từ khi có con rể, vợ nhà văn Nam Cao chỉ sống với vợ chồng bà Hồng. “Ở với vợ chồng tôi nhiều nên cụ coi tôi như con trai, còn tôi thì coi bà như mẹ ruột vậy. Trong số các con, bà chỉ thích ở với vợ chồng tôi và cụ ở cho đến tận lúc mất. Mà lạ lắm, lúc cụ ốm nặng, con cái về chăm đông đủ, túc trực ngày đêm. Thế mà lúc cụ “đi”, chỉ có mình tôi được chứng kiến giây phút ấy. Hay như khi đi tìm mộ nhà văn Nam Cao, cần đến sự giúp sức của các nhà ngoại cảm, giữa đông đủ các con, ông cụ lại “gọi” mỗi tên tôi để “nói chuyện”. Ngôi nhà ở ngay mặt đường vợ chồng tôi sinh sống ở Nam Định được chính quyền phân cho cũng là nhờ vào tên tuổi của ông cụ”, ông Côn xúc động kể.

Nhiều năm làm thư ký cho vợ

Mấy chục năm gắn bó với ngôi nhà đầy kỷ niệm và tình làng nghĩa xóm, vậy mà cuối cùng ông bà đành phải “rứt ruột” bán đi để lên Hà Nội sống. Ông bảo: “Lẽ ra cũng không bỏ quê lên phố đâu, nhưng vì mỗi lần có bệnh đi khám, ở đây họ nói một đằng, lên Hà Nội khám lại ra bệnh khác. Như mắt trái của tôi đây, bị đau suốt 3 tháng, mỗi lần khám thì họ bảo “già rồi nó thế, khám gì mà khám lắm”. Nhưng lên Hà Nội thì họ bảo viêm lỗ hoàng điểm, bác sĩ phải mổ gấp để cứu mắt bên kia. Giờ thì mắt trái chỉ để cho đẹp thôi chứ không nhìn thấy gì nữa. Nếu đến sớm thì tôi đã không bị hỏng mắt này rồi. Mà già thì nhiều bệnh lắm, mỗi khi đi khám lại khổ con cái về đưa đi, nên tôi bàn với bà ấy lên Hà Nội. Nhưng với điều kiện là không ở với con nào cả. Mình cũng khổ mà nó cũng khổ vì sinh hoạt người già, người trẻ khác nhau”.

Ông bà mua một căn nhà 3 tầng trong ngõ nhỏ ở Minh Khai. Ông một phòng, bà một phòng rộng rãi, thoải mái. Nhà lại gần cô con gái nên thỉnh thoảng lại chạy qua mua cho bố mẹ đồng quà tấm bánh. So với lúc ở quê có buồn hơn, nhưng bù lại, ông bà thấy hạnh phúc vì được gần con gần cháu. Những lúc ốm đau trở trời có con cái sum vầy chăm nom, săn sóc. Tuổi già với ông bà như thế là mãn nguyện và tròn đầy, không còn mong muốn gì hơn.

Nhưng ông còn một hạnh phúc nữa là được làm “thư ký” cho vợ mỗi khi bà viết lách. Các bài báo của vợ được ông cắt ra, gói gém cẩn thận. Mang khoe quyển sách bà viết về bố vợ “Chuyện chưa biết về nhà văn Nam Cao”, ông bảo: “Bà ấy cũng như nhà văn đấy”. Bà Hồng trách nhẹ: “Thôi gớm, ông khoe làm gì. Đừng làm mất thì giờ của phóng viên”. Nhưng rồi vẫn không ngăn được niềm tự hào của người chồng đã ở tuổi ngoài 80 say sưa kể về các bài viết của vợ.

Ông kể: “Bà ấy viết là nhờ vào sự động viên của GS Phong Lê. Bận ấy, nhiều báo viết về việc đi tìm mộ của nhà văn Nam Cao, mỗi người một kiểu. Vậy là anh Phong Lê bảo, gia đình nên viết để có thông tin chính thống. Thế là bà ấy viết bài “Chúng tôi đi tìm mộ cha - nhà văn Nam Cao”. Rồi các mẩu chuyện về nhà văn được nhiều báo đặt hàng, đăng ở nhiều nơi như: Văn nghệ Công an, Văn nghệ trẻ, Tiền phong, Phụ nữ, Thế giới mới... Nhuận bút có bài lên đến tiền triệu. Hay có lần tôi đọc thấy có báo đăng tải cuộc thi viết về mẹ, tôi động viên bà ấy tham gia. Thế là được giải Nhất. Cộng cả tiền nhuận bút nữa đâu như được 6 triệu đồng.

Rồi ông hài hước: “Tôi không chỉ là thư ký cho bà ấy, viết ra là mang đi đánh máy mà còn kiêm cả vai trò “marketting và là bạn đọc đầu tiên” nữa. Chẳng hạn như viết xong thì tôi sẽ tư vấn để gửi báo nào cho phù hợp thì mới đăng được. Rồi góp ý chỉnh sửa, chỗ nào cần cắt đi, chỗ nào cần mở rộng... Thôi thì không có duyên theo nghiệp viết như cụ Nam Cao nhưng ít ra trong gia đình, bà ấy cũng đã làm được phần nào với danh tiếng của cha mình rồi”.

Chúng tôi hỏi bà Hồng: “Bây giờ bà có viết gì nữa không?”. Bà bảo: “Già rồi, viết lách gì nữa. Chỉ mong sống khỏe được ngày nào hay ngày ấy thôi. Thích nhất là không phải phiền đến con cháu. Thỉnh thoảng ai in sách của ông cụ thì trả tiền tác quyền, tiền ấy để ông bà tiêu hàng ngày, nhiều thì cho con, cho cháu. Mà họ có không trả cũng không sao. Lúc trước còn đi đòi, chứ giờ tôi cũng kệ thôi. Hay như chuyện chương trình “Ơn giời cậu đây rồi” có tiểu phẩm mà công chúng cho là phản cảm, rồi không xin phép gia đình nữa, tôi cũng không muốn làm lớn chuyện. Có khán giả biết là được rồi, thôi thì thông cảm cho nghệ sĩ, cũng phải “luyến láy” như thế thì khán giả mới cười được và người ta cũng mới xem được chứ”.

Thanh Hà/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Kiều Minh Tuấn: Khi ba tôi mất, em út mới bập bẹ nói

Kiều Minh Tuấn: Khi ba tôi mất, em út mới bập bẹ nói

Giải trí - 1 giờ trước

“Tôi đã trải qua nỗi đau mất cha từ nhỏ nên khi thấy các em nhắc về nỗi đau mất cha mẹ là cảm xúc trong tôi ùa về", Kiều Minh Tuấn chia sẻ.

B Trần lên tiếng về ồn ào cãi nhau với bảo vệ khi chở Quỳnh Kool

B Trần lên tiếng về ồn ào cãi nhau với bảo vệ khi chở Quỳnh Kool

Thế giới showbiz - 12 giờ trước

Mới đây, đoạn clip về nam diễn viên B Trần cự cãi qua lại với một nam nhân viên bảo vệ đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Mẹ ruột tiết lộ lý do Bảo Anh công khai nhóc tỳ khi bé 13 tháng tuổi

Mẹ ruột tiết lộ lý do Bảo Anh công khai nhóc tỳ khi bé 13 tháng tuổi

Giải trí - 14 giờ trước

Mẹ Bảo Anh tỏ ra rất hào hứng, thích thú khi khoe cháu cưng với mọi người.

Dương Triệu Vũ tiết lộ lý do Bảo Anh quyết sinh con dù ảnh hưởng tới sự nghiệp

Dương Triệu Vũ tiết lộ lý do Bảo Anh quyết sinh con dù ảnh hưởng tới sự nghiệp

Giải trí - 17 giờ trước

Dương Triệu Vũ khẳng định việc Bảo Anh sinh con ở giai đoạn này là quyết định đúng đắn, anh cũng ngầm tiết lộ cha của con gái Bảo Anh không phải đại gia.

'Lật mặt 7' vẫn có 'lỗ hổng' kịch bản, Lý Hải kỳ vọng gì về doanh thu?

'Lật mặt 7' vẫn có 'lỗ hổng' kịch bản, Lý Hải kỳ vọng gì về doanh thu?

Giải trí - 18 giờ trước

GĐXH - Lý Hải khi được hỏi về kỳ vọng doanh thu đã thẳng thắn cho biết, làm phim vất vả nên nếu chỉ nghĩ đến doanh thu thì anh sẽ căng thẳng và sẽ "mất ăn mất ngủ".

Tranh cãi khi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tăng tuổi dự thi lên 33

Tranh cãi khi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tăng tuổi dự thi lên 33

Giải trí - 20 giờ trước

GĐXH - BTC Miss Universe Vietnam (Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam) bất ngờ khi công bố độ tuổi dự thi năm nay sẽ tăng thêm " 4", nghĩa là thí sinh dự thi sẽ từ 18 đến 33 tuổi.

Ca sĩ đình đám những năm 2000: Lấy vợ trẻ kém 17 tuổi, tài sản khủng nhưng vẫn giữ lối sống giản dị

Ca sĩ đình đám những năm 2000: Lấy vợ trẻ kém 17 tuổi, tài sản khủng nhưng vẫn giữ lối sống giản dị

Giải trí - 21 giờ trước

GĐXH - Lý Hải nổi tiếng trong những năm 2000 bởi giọng hát 'bắt tai' khán giả tuy nhiên thời gian gần đây, nam ca sĩ chuyển sang làm đạo diễn và gặt hái được nhiều thành công.

Thúy Diễm lo ngại về Hồng Diễm

Thúy Diễm lo ngại về Hồng Diễm

Giải trí - 21 giờ trước

Khác với nhiều phân cảnh căng thẳng, đấu đá trên phim "Trạm cứu hộ trái tim", diễn viên Thúy Diễm (vai Mỹ Đình) cho biết hậu trường quay phim luôn tràn ngập tiếng cười. Nữ diễn viên cũng tiết lộ người người hay bày trò nhất lại là người có vai diễn trầm nhất.

Chồng Midu sở hữu khối tài sản khổng lồ như thế nào?

Chồng Midu sở hữu khối tài sản khổng lồ như thế nào?

Giải trí - 22 giờ trước

GĐXH - Chồng Midu mới đây đã được chính cô dâu hé mở trong loạt ảnh ở Paris (Pháp). Anh là thiếu gia trong gia đình sở hữu tập đoàn có sản phẩm được phân phối trên 60 quốc gia.

Ca sĩ Giang Hồng Ngọc: Tuổi thơ cơ cực, phải lao vào đời tìm cách thoát nghèo

Ca sĩ Giang Hồng Ngọc: Tuổi thơ cơ cực, phải lao vào đời tìm cách thoát nghèo

Giải trí - 23 giờ trước

Nhìn lại những ngày cơ cực khi xưa, Giang Hồng Ngọc nói cô là minh chứng điển hình cho việc vượt mọi khó khăn để tìm đến hạnh phúc cho riêng mình.

Top