Con lợn… mà biết nói năng!
GiadinhNet - “Đàn ông về nhà chỉ có ăn - tắm - ngủ thì khác gì con lợn! Muốn chứng minh đàn ông được vợ chăm sóc không phải như... chăm lợn, thì các ông hãy xắn tay rửa bát đi”, nhà văn Trang Hạ nói.
Từ thời phong kiến, người Hoa ở Trung Nguyên hay chửi những bộ tộc du mục ở Mông Cổ và Tây Á là chó, như chó Liêu, chó Kim. Ngược lại người Liêu, Kim hay chửi người Hoa ở Trung Nguyên là lợn.
Người Việt Nam cũng giống người Hoa hay gọi những kẻ mình ghét là chó, như tham ăn như chó, sống không bằng chó, nhục như chó. Với người Phương Tây, nếu nói họ là con chó như: “You are a dog” cũng không có nghĩa là xúc phạm, họ thậm chí thấy vậy là dễ thương. Nhưng nếu chửi: “You are a pig” ( đồ con lợn), thì với người phương Tây có nghĩa là bẩn thỉu, gớm ghiếc, câu chửi này sẽ bắt đầu một cuộc cãi vã thậm chí thượng cẳng chân hạ cẳng tay.
Người Hồi Giáo gọi những người đàn ông trưởng thành chưa cắt bao quy đầu là những “con lợn”. Cắt bao quy đầu tượng trưng cho sự thanh tịnh và giao tiếp với thánh thần.
Trang Hạ ví những người đàn ông về nhà chỉ ăn- tắm- ngủ là con lợn đã gây ra làn sóng phản ứng trong giới đàn ông Việt. Nhiều người cảm thấy bị xúc phạm, mỉa mai tự nhận là con lợn. Có kẻ tọc mạch thì muốn tìm hiểu xem chồng Trang Hạ làm gì ở nhà, có phải Trang Hạ lấy phải một “con lợn” hay không.
Trang Hạ đã có thời gian sống ở Đài Loan. Đài Loan rất coi trọng nam nữ bình quyền. Ở Đài Loan, phụ nữ có học cao, đi làm có thu nhập tốt thường không muốn kết hôn, tỷ lệ phụ nữ sống độc thân ở Đài Loan lên đến 30%, vậy mới có chuyện Đài Loan nhập khẩu cô dâu từ các nước khác.
Ở các nước Âu, Mỹ, Đài Loan, Singapore, đàn ông hay chia sẻ việc nhà như trông con, nấu ăn, giặt giũ. Nhưng ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu chính thức nào, nhưng quan sát trực quan cũng có thể thấy một bộ phận đàn ông Việt ngoài việc đi làm kiếm tiền ra họ không mó tay về việc gì ở nhà.

Đất nước ta hơn một nghìn năm ảnh hưởng tư tưởng trọng nam khinh nữ, bắt người phụ nữ phải tam tòng tứ đức, coi những việc bếp núc vặt vãnh là công việc của đàn bà. Nhưng ngày nay, vai trò của người phụ nữ đã khác, người phụ nữ cũng phải đi làm ngày 8 tiếng kiếm tiền như đàn ông. Thời kinh tế thị trường đầy áp lực, nếu vừa phải đi làm vừa phải cáng đáng việc nhà quả là một gánh nặng cho phụ nữ.
Một bộ phận đàn ông cũng ý thức rõ việc này và không nề hà việc nấu cơm, rửa bát, quét nhà, chăm con... Quả cũng có một bộ phận đàn ông ngoài việc công sở không mó tay vào bất cứ việc nhà nào.
Một hình ảnh thường thấy ở những đám giỗ ở nông thôn là những người phụ nữ cặm cụi nấu nướng, dọn mâm cho cánh đàn ông đánh chén ở mâm trên, còn bản thân họ ngồi mâm dưới với phần đồ ăn thức uống đôi khi kém thịnh soạn hơn ở mâm trên. Tôi cũng đã từng tận mắt chứng kiến một người nhà- một công chức sai vợ đi vác ba lô cho tôi. Tôi đã từng đỏ mặt về tình huống này, đối với người phương Tây hình ảnh quen thuộc vẫn là một người đàn ông tay xách đồ nách mang con còn người phụ nữ đi tay không.
Thiên chức của người phụ nữ và người đàn ông vốn khác nhau. Những việc tỉ mỉ chi chương như quét nhà, may vá, nhặt rau đàn bà làm tốt hơn. Những việc nặng nhọc như gánh vác, bưng bê cần người đàn ông có sức khỏe. Trong nhà, lúc người vợ nấu cơm, rửa bát, người chồng sửa cái xe gắn máy, gắn lại cái vòi nước.
Nếu Trang Hạ chỉ dùng ngôn ngữ báo chí thông thường nói về những nỗi vất vả của phụ nữ không được chồng chia sẻ việc nhà thì cũng chẳng mang điều tiếng gì. Nhưng đằng này Trang Hạ lại ví đàn ông với con lợn. Việc lan truyền ra, nhiều người đàn ông không đọc hết bài phỏng vấn chỉ nhớ điểm bị Trang Hạ ví mình như con lợn thì "nổi ba máu sáu cơn" muốn "ăn miếng trả miếng", chắc cô Trang Hạ đứng trước mặt có lẽ cũng nhận được một “con” gì đấy. Cắt câu văn ra khỏi ngữ cảnh sẽ gây ra hiểu lầm, hoặc có nhiều người biết rõ nhưng cố tình cắt ra để người thứ ba hiểu nhầm ý của Trang Hạ.
Lâu nay trên tivi hay có những quảng cáo có hình ảnh người phụ nữ nấu bếp, chồng ngồi đọc báo. Nhưng có nhiều tổ chức hữu quan lên tiếng phản đối sợ hình ảnh tác động không tốt đến người xem, buộc các doanh nghiệp đưa ra những hình ảnh thể hiện nam nữ bình quyền.
Trang Hạ có thể phát biểu khác đi, nhưng có khi cố tình nói như thế để gây sốc. Trong thời đại nhiễu loạn thông tin, sốc cũng là một chiêu để mong nổi tiếng.
Bản thân tôi khi viết văn rất hay dùng hình tượng, nhất là dùng động vật. Như con chim giẻ cùi tượng trưng cho một bộ phận trí thức trong truyện ngắn "Phượng hoàng đất", con trăn tượng trưng cho sự dung dưỡng cái ác trong "Nuôi thú", con mèo mù tượng trưng cho sự vô tâm của tổ chức công đoàn trong "Nắng trưa", con cu li tượng trưng cho những đứa con của những bi kịch gia đình trong phim "Con cu li bé nhỏ" đã công chiếu trên VTV1 được chuyển thể từ truyện ngắn "Con cu li nhỏ tội nghiệp".
Việc dùng hình tượng là một thủ pháp kinh điển trong văn học. Vấn đề còn lại là sự thể hiện của nhà văn, làm sao để độc giả hiểu được thông điệp “ý tại ngôn ngoại” và rút ra bài học sâu sắc.
Vụ “con lợn” của Trang Hạ là bài học cho nhiều người làm nghề ăn nói. Nhưng ẩn đằng sau nó là một Trang Hạ feminist, một người đấu tranh cho nữ quyền.
Nhà văn Vũ Văn Song Toàn

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT về dạy thêm, học thêm
Xã hội - 2 giờ trướcBộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng được đại biểu Quốc hội lựa chọn đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV.

Hỗ trợ bắt cướp, hai người dân Cà Mau được khen thưởng
Xã hội - 3 giờ trướcAnh Dương Ra Xil và anh Võ Nhật Duy đã hỗ trợ vây bắt đối tượng cướp giật túi xách của người phụ nữ nên được khen thưởng.

Vào ký túc xá gọi 9 học sinh đang ngủ ra ngoài rồi đánh đập, cướp tài sản
Xã hội - 3 giờ trướcCông an tỉnh Quảng Nam đã tạm giữ 2 nam thanh niên táo tợn cướp tài sản, đánh đập nhóm học sinh.

Khởi tố 2 đối tượng “chăn dắt”, cưỡng đoạt tài sản của nữ nhân viên phục vụ quán Karaoke
Xã hội - 3 giờ trướcHai đối tượng ở Nam Định bị khởi tố vì ép bé gái 13 tuổi phục vụ quán karaoke, đe dọa, chiếm đoạt điện thoại và ép viết giấy vay 35 triệu.

Xét xử tài xế xe Lexus hành hung nam shipper ở Hà Nội
Xã hội - 3 giờ trướcTheo quyết định của TAND quận Tây Hồ (Hà Nội), ngày 5/6 tới sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tài xế xe Lexus hành hung nam shipper hồi tháng 2, gây bức xúc trong dư luận.

Người dân TPHCM có thể viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương vào khung giờ nào?
Thời sự - 3 giờ trướcUBND TPHCM sẽ tổ chức Lễ viếng và Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương tại Hội trường Thống Nhất (số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, TPHCM) vào sáng 24-25/5.

Nguyên nhân thủng mái, nước mưa tràn nhà chờ metro Cát Linh - Hà Đông
Xã hội - 4 giờ trướcViệc chậm khắc phục thủng mái nhà ga Yên Nghĩa, tuyến metro Cát Linh - Hà Đông là do đơn vị vận hành chậm trễ, chưa tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan để khắc phục kịp thời.

Vụ 7 thanh niên, học sinh bị lũ cuốn trôi: Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng
Xã hội - 4 giờ trướcGĐXH - Cháu N.A.T (SN 2006) - nạn nhân cuối cùng trong vụ 7 thanh niên, học sinh bị lũ cuốn trôi ở huyện Hải Hà, Quảng Ninh đã được lực lượng chức năng tìm thấy tại khu vực hạ lưu đập Núi Chùa, xã Quảng Chính (huyện Hải Hà).

TP.HCM: Va chạm với xe ben khi chờ đèn đỏ, một phụ nữ tử vong
Xã hội - 4 giờ trướcNgười phụ nữ điều khiển xe máy bị cuốn vào gầm xe ben và tử vong tại chỗ khi đang dừng chờ đèn đỏ ở giao lộ Thanh Niên – Trần Văn Giàu, huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
Xã hội - 5 giờ trướcTừ 24 đến 25/5, Hà Nội cấm, hạn chế nhiều tuyến phố phục vụ Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Công an TP hướng dẫn phân luồng cụ thể.

Từ ngày 1/6/2025, nhà nước sẽ "khai tử" loại giấy tờ này, hàng triệu người lưu ý để không bị mất quyền lợi
Đời sốngGĐXH - Từ ngày 01/06/2025, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng giấy sẽ chính thức ngừng được cấp lại. Đây là bước đi quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số toàn diện của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Người dân cần chủ động cập nhật thông tin để tránh bị gián đoạn quyền lợi khi đi khám chữa bệnh.