Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con mắc các dấu hiệu này, bố mẹ đừng bỏ qua nếu không muốn ân hận cả đời

Thứ hai, 17:10 28/06/2021 | Sống khỏe

Trẻ em mắc u não có mức độ ác tính cao hơn so với người lớn và đứng thứ 2 trong số các bệnh lý ung thư ở trẻ em. Từng có bé 2 tháng tuổi đã mắc u não.


Con mắc các dấu hiệu này, bố mẹ đừng bỏ qua nếu không muốn ân hận cả đời - Ảnh 1.

Ths.Bs. Dương Trung Kiên - Trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh, BV Xanh Pôn cho biết, u não ở trẻ em không phải là bệnh lý hiếm gặp. Trẻ em mắc bệnh lý u não có mức độ ác tính cao hơn và bệnh đứng thứ 2 trong số các bệnh lý ung thư ở trẻ em. Trong khi đó, căn bệnh này lành tính, hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị sớm.

Cháu Nguyễn N. T. V. A, 8 tuổi, ở Ba Vì, Hà Nội cách đây 5 tháng bất ngờ bị co giật. Trước đó cháu không ốm, không sốt, chỉ thỉnh thoảng kêu đau đầu. Những cơn đau thường đến bất chợt.

"Ban đầu tôi cứ nghĩ con trốn học nên nghĩ ra cách ấy. Nhưng sau vài lần thấy con có vẻ đau thật, thậm chí có lần còn thấy có dấu hiệu co giật, tôi đành phải đưa con lên Hà Nội khám. Dù sau khi chụp chiếu, bác sĩ chẩn đoán cháu bị nang dưới nhện, bệnh lành tính. Tuy nhiên, việc con không tập trung học tập vì đau đầu khiến tôi không khỏi lo lắng", chị Mai cho hay.

Theo PGS.TS Đồng Văn Hệ, Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thần kinh ASEAN, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật thần kinh Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thần kinh, BV Việt Đức cho biết, tỷ lệ mắc u não tại Việt Nam giống như nước ngoài, khoảng từ 200-300 người/100.000 dân/1 năm.

Tại Bệnh viện Việt Đức, trung bình mỗi năm khám và điều trị cho khoảng 3.000 người mắc bệnh u não, trong đó 80% là người lớn (ở độ tuổi từ 30-60) và 20% là trẻ em. U não có 2 loại, u não lành tính và u não ác tính.

PGS.TS Đồng Văn Hệ cho biết, trẻ em mắc u não có mức độ ác tính cao hơn so với người lớn và đứng thứ 2 trong số các bệnh lý ung thư ở trẻ em. U não ở trẻ em hay gặp ở vùng hố sau và thường là ác tính. Tại BV, bệnh nhi phẫu thuật u não nhỏ nhất là cháu bé 2 tháng tuổi.

Tuy nhiên, các bác sĩ nhấn mạnh, u não phát hiện sớm dễ chữa khỏi. Có u não lành tính, không vào chỗ hiểm thì điều trị có thể khỏi hoàn toàn. Đặc biệt với sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại, việc chẩn đoán u não ở trẻ em không còn phải là thách thức.

"Việc nhận biết các triệu chứng lâm sàng gợi ý là không thể bỏ qua. Mặc dù việc nhận biết các dấu hiệu này đôi lúc gặp trở ngại bởi đối tượng người bệnh là trẻ nhỏ", Ths.Bs. Dương Trung Kiên nói.

Qua quá trình thăm khám, Ths.Bs. Dương Trung Kiên chỉ ra 9 dấu hiệu bất thường ở trẻ mà bố mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua.

1. Đau đầu

Đây là triệu chứng "kinh điển" của bệnh lý khối u nội sọ. Nhưng không may, nó cũng là triệu chứng của rất nhiều các bệnh lý khác. Những cơn đau đầu dai dẳng kéo dài trên 4 tuần, xuất hiện không có tiền triệu, thường vào buổi sáng và kèm nôn là một dấu hiệu cần được lưu tâm. Tuy nhiên, với trẻ chưa nói, dấu hiệu này thường không được nhận biết.

2. Buồn nôn và/hoặc nôn

Đây là triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảnh tiêu hóa, một dạng bệnh lý rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Triệu chứng này trong bệnh lý u não thường không đi kèm sốt hay rối loạn hình thái phân.

Nếu bệnh nhi của bạn nôn kéo dài không tương xứng với những triệu chứng bệnh lý tiêu hóa, hãy nghĩ u não. Thậm chí, nên loại trừ triệu chứng của u não, trước khi bắt tay vào điều trị các rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

3. Co giật

Co giật là triệu chứng đầu tiên trong khoảng 40% các ca u não ở trẻ nhỏ. Lưu ý, trẻ có thể co giật ngay cả khi không có rối loạn thân nhiệt, một dấu hiệu quan trọng để phân biệt với sốt cao co giật.

4. Rối loạn về thị giác

Trẻ có thể nhầm lẫn trong khi tiếp cận đồ vật, một số có thể có dấu hiệu sụp mi hoặc lác.

5. Rối loạn về dáng đi hoặc khả năng thăng bằng

6. Rối loạn về phát triển

7. Rối loạn về giấc ngủ

8. Yếu liệt nửa người

9. Vẹo cổ, rung giật cơ

"Nếu trẻ có một hoặc nhiều dấu hiệu như trên, đừng ngần ngại đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời", Ths.Bs. Dương Trung Kiên cho hay.

Theo Infonet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Sống khỏe - 7 giờ trước

"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

Sống khỏe - 9 giờ trước

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp, có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp nhanh phục hồi.

Đau họng do đâu?

Đau họng do đâu?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Đau họng là triệu chứng thường gặp, rất nhiều người chủ quan dẫn đến bệnh tái phát liên tục. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm khi dòng máu đến tim bị giảm đột ngột và đòi hỏi được can thiệp y tế sớm nhất có thể.

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một nữ sinh viên đã sốc nặng khi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ 1 bất thường trên cổ.

Top