Con trai ho liên tục, nhịp thở bất thường giữa đêm, Hoàng Bách xử lý hay được bác sĩ khen
GiadinhNet - Rất may vợ chồng Hoàng Bách có cách xử lý hay nên không gây nguy hiểm cho con trai.
Chỉ có những bậc cha mẹ đã và đang nuôi con nhỏ mới thấu hiểu được vô vàn tình huống bất trắc có thể gây nguy hiểm sức khỏe cho con. Đôi khi nó có dấu hiệu báo trước nhưng có lúc lại đột ngột khiến cha mẹ không kịp trở tay. Bởi vậy, tình huống dưới đây đã xảy đến với em bé Hip nhà ca sĩ Hoàng Bách và vợ Thanh Thảo chính là một bài học dành cho tất cả các bậc cha mẹ.

Gia đình Hoàng Bách.
Cụ thể, mới đây vợ ca sĩ Hoàng Bách - chị Đoàn Thanh Thảo sau khi đã cùng con trai Hip (2,5 tuổi) vượt qua những thời khắc khó khăn, hồi hộp lo lắng vì tình huống xảy ra bất chợt, cô mới có dịp kể lại cho mọi người và cũng coi như truyền kinh nghiệm cho những ai đang nuôi con nhỏ.
Theo đó bé Hip trước khi đi ngủ sức khỏe hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh nhưng khoảng 2h đêm, bé đang ngủ bắt đầu bật dậy khóc kèm những biểu hiện ho liên tục, nhịp thở bất thường... Sau khi kiểm tra cơ thể con để biết chính xác là bé gặp vấn đề gì nhưng không tìm ra, Hoàng Bách cùng vợ quyết định cho con nhập viện khẩn cấp ngay trong đêm.
Được bác sĩ cấp cứu kịp thời, Hip đã qua cơn nguy kịch sau 1 tiếng 30 phút và cơ thể hoàn tình bình thường trở lại. Các bác sĩ khám cho Hip cũng đã phân tích rõ cho vợ chồng Hoàng Bách về căn bệnh của Hip vừa gặp phải và nếu xử lý chậm sẽ nguy hiểm cho em bé. Hành động đưa con nhập viện nhanh chóng của vợ chồng nam ca sĩ đã được bác sĩ cho là rất đúng. "Thật ra tình huống này bệnh viện nào không quan trọng bằng bệnh viện nhanh nhất nha cả nhà ơi!" - chị Đoàn Thanh Thảo nói thêm.

Bé Hip lúc 3h30 phút sáng đã khỏe mạnh trở lại.
Theo đó, bà mẹ 3 con kể lại: "Lần thứ 3 làm mẹ mình mới trải qua một trường hợp như thế này với Hippo!
2h đêm đang ngủ, Hip bật dậy khóc nấc ho liên tục, như kiểu bị hóc dị vật ở cổ, rất khó thở và nhịp thở khá ngắn, mồi hôi bắt đầu toát ra, tay chân lạnh. Mình vỗ lưng, kiểm tra mọi thứ xem con gặp vấn đề gì (Trước đó sức khỏe Hip hoàn toàn bình thường khỏe mạnh).
Bằng kinh nghiệm mình thấy nhịp thở con không ổn, mình và chồng vội bế con vào thẳng cấp cứu bệnh viện, sao khi bác sĩ check các kiểu và hỏi tình trạng con trước khi gặp khó thở như thế này. Bác sĩ chọn phương án thử test nhanh hít khí dung cho bé viêm thanh quản cấp, 10' sau nhịp thở Hip trở lại bình thường và nghịch lại luôn.

Chị Thanh Thảo và con trai lúc nhập viện.
Sau khi kiểm tra lại lần nữa và cho thở tiếp khí dung sau 2 tiếng cách lúc đầu và uống kèm 1 viên kháng viêm, Hip được về nhà và hẹn trở lại khám sức khoẻ trong ngày hôm nay.
Mẹ Thảo chia sẻ thông tin để các mẹ để ý con khi nhịp thở thay đổi đột ngột mà không biết nguyên do, hãy cẩn thận và mang con đến ngay bệnh viện.
Trường hợp như Hip bác sĩ kết luận là Viêm Thanh Quản Cấp không triệu chứng, nếu xử lý chậm sẽ rất nguy hiểm cho con.
Các mẹ nên để ý nhé! Trộm vía giờ thì quậy lại như chưa hề có việc gì đêm qua ạ".
Bệnh viêm thanh quản cấp là gì?
Theo chia sẻ của bác sĩ Việt Bắc trên báo Sức khỏe đời sống, viêm thanh quản cấp xảy ra quanh năm, nhưng mùa mưa, ẩm ướt, lạnh, rét, bệnh dễ xuất hiện hơn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của nhiều người nhất là trẻ em.
Thanh quản là cơ quan phát âm và thở, nằm ở trước thanh hầu, trước đốt sống cổ (C3 -C6), nối hầu với khí quản. Trong các tháng cuối năm do thời tiết chuyển lạnh khiến số bệnh nhân đến khám và điều trị viêm thanh quản cấp gia tăng.
Nguyên nhân, do thời tiết thay đổi, nhất là khi có những đợt rét đậm, rét đột ngột, cơ thể không thích nghi kịp nên dễ dẫn đến viêm thanh quản cấp, đặc biệt là trẻ em và người có tuổi bởi sức đề kháng kém.
Những người bị viêm họng cấp bởi vi khuẩn, virut hoặc vi nấm, nhất là sau mắc bệnh cúm, từ đây bệnh sẽ lan sang thanh quản và gây nên viêm thanh quản cấp. Ngoài ra, có nhiều trường hợp viêm thanh quản cấp xuất hiện ngay sau khi cảm lạnh (mưa nhiều, gió mùa tràn về hoặc sau tắm...) hoặc hít phải khí độc hại như khói thuốc, hóa chất, bụi bẩn hoặc nói nhiều (bệnh nghề nghiệp), khóc nhiều (trẻ em)...
Dấu hiệu nhận biết
Triệu chứng ban đầu, người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, viêm mũi hoặc viêm họng - mũi xuất tiết, ngấy sốt và sốt thực sự, kèm theo đau họng, có cảm giác nóng, khô họng, ho khan, có cảm giác ngứa, rát.
Từ ho khan chuyển sang ho có đờm lẫn mủ, người mệt mỏi. Tiếp đến, giọng nói bị khàn, đôi khi khàn đặc, lạc giọng, thậm chí mất tiếng sau vài ba ngày. Vì vậy, khàn tiếng, mất tiếng đột ngột là triệu chứng rất đặc trưng của viêm thanh quản cấp. Những triệu chứng trên thường kéo dài trong vài ba ngày, sau đó giảm dần và khoảng sau 7 ngày có thể khỏi nếu được điều trị kịp thời và đúng.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khi bị viêm thanh quản cấp do chủ quan hoặc vì trời lạnh không đi khám bệnh hoặc tự mua thuốc điều trị khi bệnh không khỏi mới đến cơ sở y tế, bệnh đã nặng và có biến chứng (viêm khí - phế quản, viêm phổi) gây không ít khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm (viêm phổi).
Nguyên tắc điều trị như thế nào?
Khi đã bị viêm thanh quản cấp, để bệnh chóng khỏi, trước tiên là hạn chế nói và tiếp đến là cần đi khám bệnh ngay để tránh bệnh nặng thêm. Trong khi chưa thể đi khám bệnh được, cần làm nóng vùng cổ bằng cách quàng khăn ấm, tránh cổ bị lạnh (không uống nước lạnh, không ăn thức ăn lạnh).
Nếu có thể xông họng bằng một số tinh dầu như dầu gió, dầu cao sao vàng... và dùng thuốc nhỏ mũi thông thường (otrivin, naphazolin,...), sau đó đi khám bệnh để được điều trị đúng.
Người bệnh không nên tự mua thuốc để điều trị, nếu làm như vậy, bệnh không những không khỏi mà có thể nặng thêm, đặc biệt không tự mua kháng sinh để điều trị, bởi vì, dùng kháng sinh không đúng sẽ làm cho vi khuẩn kháng thuốc, về sau khi mắc bệnh nhiễm trùng rất khó điều trị, hơn nữa vi khuẩn kháng thuốc đó còn lan ra cộng đồng làm ảnh hưởng đến rất nhiều người.
Về phòng bệnh, để không mắc bệnh viêm thanh quản cấp, mùa lạnh cần giữ ấm cơ thể, giữ ấm cổ. Hàng ngày nên tắm rửa bằng nước ấm và tắm trong phòng kín gió nhất là trẻ em và người có tuổi. Phòng ngủ cần đủ ấm và tránh gió lùa. Khi ra đường cần mặc ấm, cổ nên quàng khăn, tay, chân nên đi tất và nên đeo khẩu trang.
Những người làm việc trong các môi trường độc hại cần sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động một cách nghiêm túc, nhất là đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn. Người làm nghề thuyết trình viên hoặc nghề nhà giáo nên tập thói quen nói vừa đủ cho học sinh, sinh viên, học viên đủ nghe và nên tận dụng tối đa các công cụ hỗ trợ trong giảng dạy để giúp hạn chế nói (micro, máy chiếu,...)
Hàng ngày cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy, tốt hơn nữa là súc họng bằng nước muối nhạt (nước muối sinh lý) trước khi đánh răng. Cần hạn chế, tốt nhất là không hút thuốc lá, thuốc lào.

Người phụ nữ ở Phú Thọ đang khỏe mạnh thì viêm tụy cấp, mỡ máu cao 37 lần, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị viêm tụy cấp có mỡ máu cao gấp 37 lần, men tụy tăng cao gấp 2,5 lần cho biết: "Tôi vốn nghĩ mình khỏe mạnh, người cũng thuộc dạng hơi gầy nên chưa từng đi khám sức khỏe hay kiểm tra mỡ máu..."

Loại rau mùa hè mọc dại khắp nơi, người Việt ăn theo cách này để chữa viêm tiết niệu, bệnh mãn tính
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Rau mã đề được dùng làm thuốc chữa các bệnh về viêm tiết niệu, viêm bàng quang, viêm gan mật, viêm loét dạ dày tá tràng,…

Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - UBND TP Hà Nội mới ban hành Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 Cách mạng tháng Tám thành công, Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 trên địa bàn.

Em bé 3 ngày tuổi nhập viện gấp do người lớn tự cắt rốn bằng kéo, cứa dao lam khắp người để 'giải bệnh'
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, trẻ suy hô hấp, nguy cơ cao nhiễm trùng huyết, uốn ván rốn, vàng da bệnh lý và sang chấn da nghiêm trọng.

Cụ bà hoại tử gần nửa đầu do sai lầm khi điều trị zona thần kinh
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một ca nhiễm khuẩn tụ cầu vàng vùng đầu rất phức tạp, với mức độ hoại tử lớn và nguy cơ viêm lan vào xương sọ, thậm chí lan tới nhu mô não nếu không được xử lý kịp thời.

Người đàn ông 52 tuổi ở Phú Thọ đột quỵ ngay lúc uống rượu, người nhà nhanh trí làm việc này
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Bất ngờ mất dần ý thức, rơi vào trạng thái hôn mê trong lúc uống rượu nhà bạn, nhận thấy dấu hiệu bất thường, người nhà lập tức gọi điện đến Trạm Y tế để được hỗ trợ.

Chỉ ăn hạt thay bữa chính để giảm cân: Cẩn thận nguy cơ béo phì
Sống khỏe - 17 giờ trướcNhiều người chọn ăn các loại hạt thay bữa chính để giảm cân, nhưng chuyên gia dinh dưỡng khẳng định đây là quan niệm sai lầm.

Cách hỗ trợ làm tan cục máu đông tránh nguy cơ tai biến mạch máu não
Sống khỏe - 17 giờ trướcCục máu đông có thể gây tắc nghẽn mạch máu - Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tai biến mạch máu não. Hãy cùng tìm hiểu cách hỗ trợ làm tan cục máu đông và phòng ngừa tai biến.

Thực phẩm bổ gan, tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Sống khỏe - 18 giờ trướcChế độ ăn uống cân bằng và dinh dưỡng hợp lý là chìa khóa để hỗ trợ sức khỏe gan, ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến gan, trong đó có gan nhiễm mỡ.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư phổi di căn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư phổi di căn cho biết 2 tháng gần đây sụt 8 cân, ho khạc đờm trong kéo dài 2 tuần...