Công an, ngân hàng cảnh báo nguy cơ mất sạch tiền trong tài khoản khi dùng wifi công cộng để chuyển tiền
GĐXH - Cơ quan công an và hàng loạt các ngân hàng đã liên tục phát đi cảnh báo đến các chủ tài khoản nâng cao cảnh giác trước các hình thức lừa đảo tinh vi.

Công an, ngân hàng cảnh báo thói quen sử dụng wifi công cộng để chuyển tiền

Khi muốn chuyển tiền online, người dân nên ưu tiên sử dụng mạng di động cá nhân 4G/5G và kiểm tra kỹ thông tin trước khi chuyển khoản. (Ảnh minh hoạ)
Mới đây, trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Phước, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Bình Phước) phát đi cảnh báo về việc sử dụng wifi công cộng để thực hiện giao dịch ngân hàng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như bị đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, thậm chí là mất tiền.
Đơn vị này dẫn lại thông tin từ Điều 18 Thông tư số 50/2024/TT-NHNN ngày 31/10/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về an toàn, bảo mật trong cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến (có hiệu lực từ ngày 01/01/2025), quy định rõ: "Không nên sử dụng mạng wifi công cộng khi dùng dịch vụ Online Banking."
Để đảm bảo an toàn, cơ quan Công an khuyến cáo người dân tránh thực hiện giao dịch ngân hàng khi sử dụng wifi công cộng. Nếu cần thanh toán trực tuyến, hãy ưu tiên sử dụng mạng di động cá nhân 4G/5G và kiểm tra kỹ thông tin trước khi chuyển khoản.
Trước đó, nhiều ngân hàng như Agribank, Vietcombank, VIB, TPBank,… cũng gửi thông báo tới khách hàng về những giải pháp quan trọng giúp bảo vệ tiền trong tài khoản.
Rủi ro khi dùng wifi công cộng
Theo chuyên gia về an ninh mạng, người dùng kết nối vào mạng wifi công cộng, bảo mật yếu cho nên đã bị hacker kiểm soát. Từ đó hacker thu thập được thông tin về tài khoản cũng như mật khẩu của người dùng và thực hiện cái thao tác chuyển tiền đối với ngân hàng và lấy được tiền của nạn nhân.
Cơ quan Công an nhận định, nguy cơ lộ lọt thông tin cá nhân, mất tiền trong tài khoản ngân hàng cũng rất có thể xảy ra khi người dân lui tới các địa điểm công cộng và truy cập vào các mạng wifi giả mạo do kẻ xấu tạo ra có tên giống hệt với tên của các mạng wifi công cộng chính thống.
Hành vi tạo lập các mạng wifi giả mạo thực chất là biến tướng của chiêu trò phát tán những tin nhắn như: Thông báo đủ điều kiện nhận tiền hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp; Thông báo tài khoản ngân hàng đang bị đăng nhập bởi một thiết bị khác hay Thông báo trúng thưởng các đồ dùng có giá trị… Mục đích là để dẫn dụ những người nhẹ dạ cả tin click vào những đường link có chứa mã độc.
Khi kết nối wifi công cộng thì thiết bị thông minh của người dân cũng có thể tiếp xúc với các thiết bị bị nhiễm virus hay phần mềm độc hại. Từ đó, kẻ xấu có thể lợi dụng để chiếm quyền điều khiển điện thoại để thực hiện những mục địch xấu, trong đó có việc chiếm đoạt tiền khi thực hiện các giao dịch ngân hàng trực tuyến. Do vậy người dân cần hết sức cẩn trọng.
Biện pháp sử dụng wifi an toàn

Tại những nơi công cộng đều có wifi miễn phí. Ảnh minh họa.
Để không rơi vào tình huống bị mất tiền khi thực hiện các giao dịch ngân hàng trực tuyến, người sử dụng chỉ nên dùng wifi công cộng để lướt mạng, đọc tin tức đơn thuần. Trường hợp bắt buộc phải xử lý các giao dịch quan trọng như mua hàng trực tuyến hay chuyển tiền, tốt nhất là nên sử dụng mạng 3G, 4G đã có sẵn trên điện thoại của mình.
Bên cạnh đó, người dùng không nên truy cập wifi công cộng để cài đặt các ứng dụng trên điện thoại. Cần ghi nhớ chỉ tải các ứng dụng từ các nguồn chính thống để tránh bị trục lợi và bị lộ lọt dữ liệu cá nhân.
Người dùng cũng cần gỡ bỏ ngay những ứng dụng được cài đặt từ các nguồn không chính thống hay cài đặt qua wifi công cộng. Vì rất có thể trong quá trình cài đặt các ứng dụng này, kẻ xấu đã dẫn dụ người dùng điện thoại cho phép thực hiện quyền truy cập vào các nguồn dữ liệu nhạy cảm để từ đó thực hiện hành vi trục lợi.
Các chuyên gia an ninh mạng cũng đưa ra khuyến cáo, trường hợp đã lỡ sử dụng mạng wifi công cộng để thực hiện các giao dịch quan trọng thì nên thực hiện đổi ngay các mật khẩu liên quan đến những giao dịch vừa thực hiện. Bởi rất có thể những thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng đã rơi vào tay của hacker. Việc đổi mật khẩu này sẽ giúp người dùng lấy lại được quyền kiểm soát cái tài khoản của mình.
Cách chuyển tiền online ngân hàng an toàn
Trong thời đại số, ngân hàng điện tử mang lại sự tiện lợi nhưng cũng đi kèm nhiều rủi ro về bảo mật thông tin. Người dùng cần ghi nhớ những điều sau tránh bị lừa đảo.
1. Bảo mật tuyệt đối thông tin cá nhân: Khách hàng chú ý tuyệt đối không bao giờ cung cấp thông tin thẻ ngân hàng như số thẻ, mật khẩu hay mã OTP cho bất kỳ ai qua điện thoại, tin nhắn hoặc các ứng dụng chat. Ngân hàng và cơ quan chức năng không bao giờ yêu cầu bạn cung cấp những thông tin này qua các kênh không chính thức.
2. Tránh giao dịch qua wifi công cộng: Mạng wifi miễn phí ở quán cà phê, sân bay hay nơi công cộng có thể bị tin tặc lợi dụng để đánh cắp dữ liệu. Vì thế với bất cứ một thao tác chuyển tiền nào, bạn nên thực hiện bằng mạng di động cá nhân.
3. Thận trọng khi quét mã QR: Với bất cứ thao tác nào, bạn cũng phải lưu ý chỉ quét mã QR tại những nơi uy tín. Các mã QR không rõ nguồn gốc có thể chứa liên kết độc hại dẫn đến trang web giả mạo nhằm đánh cắp thông tin đăng nhập hoặc chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
4. Chủ động kiểm soát các chức năng ngân hàng điện tử: Người dùng cần kiểm soát chặt chẽ các chức năng của ngân hàng điện tử.
5. Theo dõi biến động tài khoản thường xuyên: Luôn kiểm tra thông báo giao dịch qua SMS hoặc ứng dụng ngân hàng. Khi phát hiện giao dịch bất thường, cần liên hệ ngay với ngân hàng để tạm khóa thẻ hoặc tài khoản.
6. Cảnh giác trước các liên hệ giả danh: Các cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng đang ngày càng phổ biến. Nhưng bạn cần nhớ rằng, cơ quan chức năng không bao giờ làm việc qua điện thoại.
7. Cập nhật kiến thức phòng chống lừa đảo: Thường xuyên theo dõi các cảnh báo mới từ ngân hàng, báo chí uy tín và các kênh truyền thông chính thống để kịp thời nhận biết các thủ đoạn mới.

Hà Nội: Chuyển cơ quan công an 4 vụ việc về vi phạm hàng hóa tại thủ phủ bánh kẹo gia công La Phù
Bảo vệ người tiêu dùng - 10 giờ trướcGĐXH - Ngày 22/6, Chi cục QLTT TP Hà Nội cho biết, 4 vụ việc liên quan đến hàng hóa tại xã La Phù (huyện Hoài Đức) được chuyển đến cơ quan công an để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định trong giai đoạn từ năm 2023 đến hết ngày 15/6/2025.

Ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV thông báo trường hợp sẽ bị đóng vĩnh viễn tài khoản nếu không đáp ứng được điều này
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Các ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV… sẽ đóng tài khoản nếu có số dư bằng 0 và không hoạt động trong thời gian dài.

Bộ Y tế đề nghị thu hồi thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Siro ăn ngon Hải Bé là hàng giả trên toàn quốc
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcChiều 20/6, thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết đã có văn bản đề nghị rà soát, kiểm tra và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tiến hành thu hồi toàn bộ sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Siro ăn ngon Hải Bé là hàng giả hiện đang còn trên thị trường...

Vụ Công ty C.P. Việt Nam bị 'tố' dùng lợn bệnh: Sắp kỷ luật đối với viên chức đóng dấu lưu thông lên lợn bệnh?
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 20/6, theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Hậu Giang, đơn vị đang xin ý kiến Sở NN&MT tỉnh Hậu Giang để thành lập hội đồng xem xét kỷ luật đối với cán bộ đóng dấu vào lợn bệnh của Công ty C.P Việt Nam.

Trước khi bị khởi tố, chủ kênh TikTok 'Gia đình Hải Sen' đã bán những sản phẩm nào?
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Không chỉ riêng sản phẩm Siro ăn ngon Hải Bé, Lê Văn Hải - chủ kênh tiktok "Gia đình Hải Sen", "Hải Sen" còn bán nhiều sản phẩm khác, bao gồm: Xịt khử mùi hôi nách Hải Sen, kem tẩy lông Hải Sen, viên uống sâm tố nữ Hải Bé, sữa rửa mặt YLE…

Ngân hàng cảnh báo liên quan tới việc ngừng giao dịch, đổi thẻ ATM từ 1/7
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra cảnh báo về tình trạng một số đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng gọi điện, nhắn tin yêu cầu cung cấp thông tin thẻ, mã OTP, số tài khoản... với lý do "hỗ trợ đổi thẻ".

Trước khi bị khởi tố, siro ăn ngon Hải Bé từng thổi phồng công dụng, gây hiểu lầm cho phụ huynh
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcGĐXH - Núp bóng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm Siro ăn ngon Hải Bé từng quảng cáo rầm rộ như "thần dược" giúp trẻ ăn khỏe, ngủ ngon, tăng đề kháng. Rõ ràng, đây là một hình thức sai phạm nghiêm trọng đang bị cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.

Hai người dân tộc Mông bị "chặt chém" gần 5 triệu đồng tiền taxi, xe ôm ở Hà Nội được tặng vé xe 0 đồng trong ngày trở về quê
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Chiều 17/6, hai người dân tộc Mông trong vụ bị tài xế xe taxi và xe ôm "chặt chém" gần 5 triệu đồng đã chính thức khởi hành trở về quê ở Lào Cai. Theo đó, hai người này được tặng 1 vé xe trị giá 0 đồng.

Hơn một tháng 3.100 vụ vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa bị xử lý, hình thức ngày càng tinh vi
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Ngày 17/6, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết, chỉ trong 1 tháng, hơn 3.100 vụ vi phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được xử lý, đủ cho người tiêu dùng nhận ra tính chất phức tạp, tinh vi trong việc trà trộn hàng giả với hàng hóa hợp pháp.

Huế 'mạnh tay' với các hành vi buôn bán hàng giả, không rõ nguồn gốc
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcGĐXH - Trước thực trạng buôn bán, sản xuất hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, cơ quan chức năng TP Huế tiến hành kiểm tra, xử lý nhiều trường hợp vi phạm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh.

Hai người dân tộc Mông bị "chặt chém" gần 5 triệu đồng tiền taxi, xe ôm ở Hà Nội được tặng vé xe 0 đồng trong ngày trở về quê
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Chiều 17/6, hai người dân tộc Mông trong vụ bị tài xế xe taxi và xe ôm "chặt chém" gần 5 triệu đồng đã chính thức khởi hành trở về quê ở Lào Cai. Theo đó, hai người này được tặng 1 vé xe trị giá 0 đồng.