Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cộng điểm, tuyển thẳng đại học bằng cuộc thi học đường: Biến sân chơi thành sàn đấu?

Thứ bảy, 18:10 11/03/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Song song với việc “bùng nổ” các cuộc thi dành cho học sinh các cấp, nhiều địa phương, thậm chí có cả trường đại học cũng tuyển thẳng thí sinh tham dự cuộc thi vốn chỉ là sân chơi, giao lưu học trò. Không ít ý kiến cho rằng, việc trường đại học lấy kết quả cuộc thi học đường trong tuyển sinh sẽ làm mất đi ý nghĩa, sự hứng thú của các cuộc thi này.

Kết quả các cuộc thi học đường giờ đây còn được dùng để cộng điểm, tuyển thẳng vào đại học. Ảnh: TL
Kết quả các cuộc thi học đường giờ đây còn được dùng để cộng điểm, tuyển thẳng vào đại học. Ảnh: TL

Tìm mọi cách để được đi thi

Mới đây, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội có chủ trương tuyển thẳng thí sinh tham dự cuộc thi tuần “Đường lên đỉnh Olympia”. Chủ trương này đang gây ra những ý kiến trái chiều. Từ nhiều năm nay, sân chơi “Đường lên đỉnh Olympia” từ trước tới nay vẫn là sân chơi trí tuệ rất bổ ích, giúp học sinh khẳng định được bản thân. Đây cũng là sân chơi để học sinh được học hỏi, giao lưu lẫn nhau, giúp trau dồi kiến thức, tự tin với những hiểu biết của mình.

Tuy nhiên, việc đưa thí sinh tham dự cuộc thi tuần nói trên thành một tiêu chí để tuyển thẳng đại học, nhất là của một trường đại học trong “top đầu” được một số người cho là có phần cảm tính, thậm chí là dễ dãi. Học sinh tham gia cuộc thi tuần nói trên dù được tuyển chọn nhưng chưa hẳn đã là học sinh xuất sắc, giỏi thực sự. Bên cạnh đó, không ít ý kiến cho rằng, cuộc thi Olympia là một sân chơi trí tuệ, việc tuyển thẳng vào đại học rất có thể tạo ra hiện tượng “xin xỏ” để dự thi, học nhồi nhét, luyện thi. Đặc biệt, cuộc thi sẽ trở nên khốc liệt, ganh đua, căng thẳng hơn.

Trên thực tế, những năm trở lại đây, bên cạnh việc ồ ạt tổ chức những hoạt động liên hoan văn nghệ, thi đấu thể dục thể thao hay các cuộc thi học đường, việc các trường ở các thành phố lớn lấy thành tích của các cuộc thi này làm căn cứ xét tuyển, tuyển thẳng đã tạo ra nhiều hệ lụy. Không ít học sinh đã phải căng mình rèn luyện, học thêm để đi thi cốt sao có giải để được cộng điểm, tuyển thẳng khi tham gia tuyển sinh đầu cấp.

Chia sẻ nỗi vất vả khi buộc phải dự thi các cuộc thi dành cho học sinh, nhiều giáo viên phổ thông cho biết, hàng năm phải “gánh” thêm hơn chục cuộc thi. Bên cạnh các cuộc thi mang tính vui vẻ, biểu diễn, là vô số các cuộc thi về trí tuệ, kiến thức như: Olympic Toán, Tiếng Việt… Một số cuộc thi mang tính “đối kháng”, loại dần qua từng cấp trường, quận (huyện), cấp tỉnh, thành và cuối cùng là vòng chung kết toàn quốc. Xen kẽ các vòng thi, học sinh phải ôn luyện rất nhiều để có thể lọt sâu, mang thành tích về cho trường, cá nhân thì được cộng điểm, ưu tiên trong xét tuyển chuyển cấp.

Ngày càng “loãng”

Không thể phủ nhận nhiều cuộc thi học đường đã thực sự trở thành một sân chơi bổ ích, lành mạnh cho học sinh sau những ngày học hành căng thẳng. Không ít học sinh đã tìm thấy sự hứng khởi trong học tập khi tham dự một số cuộc thi. Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội, các cuộc thi học đường đã xuất hiện từ lâu và trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động các nhà trường. Qua cuộc thi, các em được gặp gỡ, giao lưu học hỏi lẫn nhau. Một số cuộc thi mang tính trí tuệ, khám phá về môn học, điều mà trong sách vở không có.

Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm, thời gian gần đây đã xuất hiện vô số cuộc thi, trò chơi trí tuệ khiến các cuộc thi học đường trở nên “loãng” và đặt nặng về thành tích. “Các cuộc thi ngày càng nhiều, mang nặng yếu tố thành tích cho trường hay cho cá nhân. Học sinh cũng không còn hào hứng nữa, việc áp dụng cộng điểm, tuyển thẳng những học sinh đạt giải những cuộc thi mang tính giao lưu cũng đã tạo ra hệ lụy bởi nặng về thành thích, thi phải cố lấy giải gây áp lực cho học sinh. Theo tôi, các cuộc thi mà gắn với cộng điểm, ưu tiên trong tuyển sinh sẽ chỉ làm gia tăng “bệnh thành tích” trong giáo dục”, TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ thêm.

Mới đây, một số phụ huynh học sinh cũng phản ánh về việc tổ chức các cuộc thi trong nhà trường đang tạo ra những khía cạnh bất cập như: Áp lực không đáng có, ảnh hưởng tiêu cực tới học sinh và phụ huynh… Bộ GD&ĐT cũng đã vào cuộc, yêu cầu các địa phương rà soát, chấn chỉnh các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông đang được tổ chức, nhằm loại bỏ những cuộc thi không thiết thực.

Bộ GD&ĐT nêu rõ, mục tiêu của việc rà soát là loại bỏ những cuộc thi không thiết thực, tạo áp lực với học sinh, giáo viên và các nhà trường, làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học, gây băn khoăn cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội. Theo đó, các Sở GD&ĐT sẽ tiến hành rà soát lại các cuộc thi đang được tổ chức tại các địa phương và báo cáo với Bộ về những ưu điểm, hạn chế, khó khăn của giáo viên và học sinh khi tham gia các cuộc thi này cũng như đề xuất hướng triển khai trong thời gian tới.

Kỳ tuyển sinh ĐH hệ chính quy năm 2017, ĐH Kinh tế Quốc dân cũng đã dành chỉ tiêu tuyển thẳng cho các thí sinh đã tham gia vòng thi tuần trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trên Đài truyền hình Việt Nam (VTV). Các thí sinh này phải đủ điều kiện khác như: Tốt nghiệp THPT năm 2017 và có tổng điểm thi theo tổ hợp môn xét tuyển của trường đạt từ 18,0 điểm trở lên. Dù đây là quy định riêng của trường trong tự chủ tuyển sinh, song việc tuyển thẳng thí sinh tham dự cuộc thi học đường đã tạo tranh luận trong những ngày gần đây.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 điểm mới trong thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ 15/8, người dân cần chú ý

7 điểm mới trong thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ 15/8, người dân cần chú ý

Đời sống - 3 phút trước

GĐXH - Dưới đây là các thông tin về hình thức thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế từ 15/8/2025.

Hà Nội và miền Bắc nắng nóng mạnh trước khi hứng mưa lớn từ bão số 3

Hà Nội và miền Bắc nắng nóng mạnh trước khi hứng mưa lớn từ bão số 3

Thời sự - 4 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Hà Nội và miền Bắc nắng nóng trong ngày, trời oi nóng với mức nhiệt 33-36 độ. Từ khoảng sáng 22/7, bão số 3 Wipha đổ bộ gây mưa rất lớn ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Chàng trai Ninh Bình nhận được 'mưa lời khen' khi cứu người trong cơn dông

Chàng trai Ninh Bình nhận được 'mưa lời khen' khi cứu người trong cơn dông

Đời sống - 25 phút trước

Đi trên đường và phát hiện phía trước có cây gãy đổ đè lên người phụ nữ đi xe máy, người đi xe ô tô phía sau đã không ngần ngại mưa gió đưa người phụ nữ tới bệnh viện cấp cứu.

Tin sáng 21/7: Khu vực nào sẽ ảnh hưởng nặng khi bão Wipha đổ bộ đất liền?; Quảng Ninh nhận đỡ đầu các cháu mồ côi trong vụ lật tàu du lịch

Tin sáng 21/7: Khu vực nào sẽ ảnh hưởng nặng khi bão Wipha đổ bộ đất liền?; Quảng Ninh nhận đỡ đầu các cháu mồ côi trong vụ lật tàu du lịch

Thời sự - 27 phút trước

GĐXH - Theo dự báo, khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An sẽ có mưa to đến rất to, phổ biến 200-350mm, cục bộ có nơi trên 600mm; Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cho biết, tỉnh sẽ có cơ chế hỗ trợ trẻ mồ côi liên quan đến tàu du lịch bị lật.

Công an Ninh Bình bắt giữ 5 đối tượng trộm cắp xe máy tại khu ký túc xá

Công an Ninh Bình bắt giữ 5 đối tượng trộm cắp xe máy tại khu ký túc xá

Pháp luật - 31 phút trước

Ngày 20/7, thông tin từ Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, đơn vị vừa điều tra, làm rõ và bắt giữ nhóm 5 đối tượng liên quan đến vụ trộm cắp tài sản xảy ra tại khu ký túc xá trường đại học Hà Hoa Tiên (phố Hoàng Lý, phường Hà Nam).

Điểm sàn xét tuyển 2025 vào loạt đại học top đầu TP.HCM giảm tới 4 điểm

Điểm sàn xét tuyển 2025 vào loạt đại học top đầu TP.HCM giảm tới 4 điểm

Giáo dục - 42 phút trước

So với năm ngoái, điểm sàn xét tuyển 2025 của nhiều trường đại học tại TP.HCM giảm mạnh, có trường giảm tới 4 điểm.

Lý do đặc biệt giúp thủ khoa toàn quốc có bố là phụ hồ đạt 9,25 điểm môn Văn

Lý do đặc biệt giúp thủ khoa toàn quốc có bố là phụ hồ đạt 9,25 điểm môn Văn

Giáo dục - 9 giờ trước

Ít ai biết rằng, chính những câu chuyện thời chiến tranh qua lời kể của ông nội đã giúp Trần Xuân Đam, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Mỹ Lộc (Ninh Bình), thủ khoa toàn quốc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đạt 9,25 điểm môn Ngữ văn.

Chùa Cây Thị ở Ninh Bình đẹp như 'tranh vẽ' sau khi xây dựng lại

Chùa Cây Thị ở Ninh Bình đẹp như 'tranh vẽ' sau khi xây dựng lại

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Chùa Cây Thị (Tịnh Viện Di Đà) mang vẻ đẹp yên bình, thanh tịnh đang trở thành điểm đến tâm linh mới của Ninh Bình, thu hút rất đông người dân và phật tử về thăm quan, tu tập, chiêm bái.

Thợ sơn bám cửa trong cơn dông tại Hà Nội: 20 phút giành giật sự sống bên ngoài tầng 11

Thợ sơn bám cửa trong cơn dông tại Hà Nội: 20 phút giành giật sự sống bên ngoài tầng 11

Thời sự - 11 giờ trước

Nam thợ sơn treo mình ngoài tầng 11 chung cư Vinaconex 2 giữa mưa giông Hà Nội chiều 19/7, mất 20 phút mới được đưa vào an toàn.

Trí thức trẻ Việt toàn cầu gửi đi thông điệp đổi mới, góp sức vào sự phát triển của đất nước

Trí thức trẻ Việt toàn cầu gửi đi thông điệp đổi mới, góp sức vào sự phát triển của đất nước

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH – Sau 2 ngày tại Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam, các đại biểu đã vượt ra khỏi phạm vi chuyên môn hẹp để cùng nhau gửi đi thông điệp đổi mới, đề xuất loạt giải pháp cụ thể nhằm cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển năng lượng tái tạo, nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh, gắn với đổi mới hệ thống y tế...

Top