Công dụng chữa bệnh bất ngờ của ngải cứu
Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, tên khoa học là Artemisia vulgaris L. thuộc họ cúc. Quanh năm đều có ngải cứu nhưng tốt nhất là hái cành và lá vào tháng 6 (gần tương ứng với mồng 5 tháng 5 âm lịch), phơi khô trong râm mát.
Có khi hái về phơi khô, tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung, dùng làm mồi cứu để kích thích huyệt trong phương pháp châm cứu. Ngải cứu có tính ôn, hơi cay, dùng điều trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, động thai, thổ huyết...
TS Lê Thị Kim Loan, Nguyên Trưởng khoa Bào chế - Viện dược liệu – Bộ Y tế cho biết, có thể dùng toàn bộ phần trên mặt đất của cây. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô để sử dụng.
Ngải cứu có mùi thơm, vị đắng, tính ấm đi vào 3 kinh là can, tỳ, phế. Ngải cứu có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ thống, cầm máu, giảm đau...

Công dụng của ngải cứu
Điều kinh: Là công dụng quan trọng nhất, điều trị kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt nhiều, đau bụng kinh (thống kinh).
Cầm máu: Những trường hợp ho ra máu, nôn ra máu, trĩ ra máu và đặc biệt là các trường hợp có thai ra máu thì thường dùng ngải cứu để chữa trị.
Giảm đau: Dùng trong các trường hợp phong tê thấp, đau nhức xương cơ khớp.
Trị mụn nhọt: Những trường hợp ngứa, vàng da,.. Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho bạn làn da mịn màng và trắng hồng.
Tuy nhiên, tùy mục đích sử dụng mà cách chế biến ngải cứu khác nhau. Trong trường hợp dùng để điều kinh thì cần phối hợp ngải cứu với các dược liệu khác như ích mẫu,... Nếu dùng để cầm máu thì ngải cứu phải chế biến bằng cách sao đen mới có tác dụng.
Nếu ngải cứu làm mồi trong châm cứu thì chế ngải nhung bằng cách dùng bột lá phơi khô và cuốn thành mồi ngải (mồi ngải trong đông y).
Ngải cứu vừa là cây thuốc, vừa là cây rau có thể ăn hàng ngày. Theo TS Lê Thị Kim Loan cho biết, tất cả các dược liệu họ cúc đều có tác dụng kháng khuẩn, có tinh dầu... cho nên có tác dụng chữa mụn nhọt rất hiệu quả.
Cách sử dụng: sắc uống, ăn thay rau hoặc ép lấy nước uống.
Một số thắc mắc về sử dụng ngải cứu
Sinh con nên ăn trứng gà ngải cứu?
Điều này hoàn toàn đúng bởi vì trứng gà ngải cứu có tác dụng điều hòa khí huyết rất tốt, nhất là đối với những bà mẹ sau sinh. Tuy nhiên, ngải cứu có tính nóng, vì vậy thời gian ăn bao lâu phải tùy thuộc vào cơ thể mỗi người. Không nên ăn quá dài ngày, có thể gây táo bón.
Ngải cứu tốt cho phụ nữ mang thai?
Có hai trường hợp, nếu mang thai và thai phát triển bình thường: Không nên dùng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là ngải cứu nhất là thời kỳ 3 tháng đầu mang thai càng không nên dùng ngải cứu.
Trường hợp động thai: Tốt nhất đến bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân. Tuy nhiên, trong trường hợp động thai có ra ít máu, bạn có thể dùng ngải cứu và khi đi ngải cứu phải được chế biến bằng cách sao cháy (ngải thán), sau đó vẩy một chút nước vào cho hết hỏa độc và sắc lên uống. Tuy nhiên, cũng cần phải thận trọng khi uống và tốt nhất đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng và kịp thời.
Các món ăn từ ngải cứu
- Trứng gà ngải cứu: giúp lưu thông máu lên não, trị bệnh đau đầu.
Trứng gà ngải cứu - món ăn quen thuộc bổ dưỡng của nhiều gia đìn
Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Bài thuốc chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh...). Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng.
Trứng gà tráng ngải cứu giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu. Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín.
- Gà tần ngải cứu: Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.
- Cháo ngải cứu có thể chữa động thai hoặc giảm đau thấp khớp. Cách nấu : lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.
Theo VnMedia

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 3 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 1 ngày trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 1 ngày trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.