Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công dụng tuyệt vời của loại sâm rẻ tiền, chữa được nhiều bệnh và mọc khắp nơi

Thứ sáu, 22:01 25/06/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet - Một loại sâm Việt Nam vừa là cây cảnh phong thủy, lại là cây thuốc quý có sẵn trong nhà vì có nhiều tác dụng tốt, hoặc đơn giản là nấu nước uống hàng ngày càng tốt, nhưng lâu rồi bị bà con quên sử dụng.

Một nam bệnh nhân vừa gọi điện báo kết quả sau 3 ngày dùng cây sâm Việt Nam mà tôi chỉ định để chữa bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu rất nặng, chữa nhiều thuốc chưa khỏi và muốn sử dụng thuốc Nam để chữa tiếp.

Tôi đã hỏi vùng nhà bệnh nhân có loại sâm Việt Nam đó không, khi biết nhà anh ấy đang trồng vài chậu to làm cảnh, tôi bảo bệnh nhân "được cứu" rồi đấy, và hướng dẫn bệnh nhân dùng cây sâm Việt Nam đó đun nước uống, và sau 3 ngày anh ấy đã đi tiểu bình thường, không đau rát, không ra máu, không sốt nữa. Và đó chỉ là một trong rất nhiều tác dụng của loại sâm này.

Chắc các bạn đang nghĩ tới củ Đinh lăng, sâm Ngọc Linh của Việt Nam, hoặc nhân sâm (nhưng nhân sâm không phải giống cây của Việt Nam). Thứ sâm Việt Nam tôi nói tới là cây sâm Đại hành, mọc rất nhiều, giá rẻ nhưng có những tác dụng rất tốt, phạm vi sử dụng còn rộng và nhiều hơn những loại sâm đắt tiền... Đáng tiếc là dân ta đã lãng quên thứ sâm tốt nhưng rẻ tiền đó... rất nhiều năm rồi !

Ở Việt Nam nếu gọi là sâm thì trong dân gian có tới vài chục loại. Các cụ gọi là 'sâm" để nhấn mạnh sự quý giá, hoặc tác dụng tốt của nó như sâm đinh lăng, sâm bảo ngọc, sâm dây, sâm Nam, sâm cau, sâm Bố Chính... Còn nhân sâm nó quý và đắt vì chỉ Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc mới có (Việt Nam không có), và phạm vi sử dụng lại hạn chế.

Công dụng tuyệt vời của loại sâm rẻ tiền, chữa được nhiều bệnh và mọc khắp nơi - Ảnh 2.

Sâm Đại Hành trông giống củ tỏi màu đỏ - là loại cây xưa kia người miền Bắc hay trồng xung quanh nhà làm cây cảnh rất nhiều. Các loại sâm thường bổ khí, nhưng cây sâm Đại hành lại hoạt huyết chứ không bổ, và vì các cụ đã đặt là "sâm" thì vị thuốc này phải là rất tốt.

Tìm hiểu các nghiên cứu khoa học về dược lý của sâm Đại hành, thấy củ này có tính kháng viêm rất cao, có thể kháng với nhiều loại vi khuẩn (như vi khuẩn gây viêm đường hô hấp, đường ruột, đường tiết niệu, giúp kích thích tiêu hóa, an thần...).

Theo y học cổ truyền, sâm Đại hành có vị ngọt nhạt hơi hắc, tính ấm, không độc. Có tác dụng bổ huyết, thanh nhiệt, tiêu độc, tiêu thũng, tán ứ, sinh cơ, thông huyết, an thần... thường dùng làm thuốc bổ huyết cho phụ nữ, giúp tiêu hóa tốt hơn, trị các chứng ăn kém, ngủ khó, mụn nhọt, tổ đỉa, vảy nến, ho viêm phế quản, viêm nhiễm tiết niệu, viêm nhiễm nam phụ khoa, phong thấp đau khớp... rất nhiều công dụng, nhưng cách dùng lại rất đơn giản.

Sau đây là vài bài thuốc rất hiệu quả sử dụng sâm Đại hành trị bệnh như sau :

1. Trị bệnh cơ xương khớp

- Củ sâm Đại hành 200g (loại khô, hoặc 400-500g củ tươi).

- Ngải cứu tươi 100g.

- Gừng 50g.

- Rượu lượng vừa phải.

Cách 1: 3 thứ giã giập, cho lên chảo sao nóng với rượu. Rồi bọc vào túi vải mỏng chườm lên vùng cơ xương bị đau, hoặc thoái hóa. Mỗi ngày làm 1-2 lần rất hiệu quả.

Cách 2: Dùng chừng 200-500g củ tươi, giã giập rồi sao với dấm rồi để nguội đắp vào vùng bị đau rồi băng bó lại. Mỗi ngày làm 1 lần.

Công dụng tuyệt vời của loại sâm rẻ tiền, chữa được nhiều bệnh và mọc khắp nơi - Ảnh 3.

Người dân nên trồng rộng rãi cây sâm Đại hành trong nhà vì nhiều khi sẽ cần đến. Ảnh minh họa.


2. Trị ho, viêm họng

- Củ sâm Đại hành khô 20-30g.

- Rễ cây rẻ quạt khô 10-15g.

- Diếp cá tươi 50g.

- Quất chín 3 quả.

Các thảo dược sơ chế sạch, cho vào nồi đun sôi kỹ, rồi thêm đường phèn lượng vừa phải. Uống vài lần là khỏi.

3. Trị mất ngủ, thiếu máu não

- Củ sâm Đại hành 30g.

- Cây lạc tiên khô 30g.

Cả hai thứ dược thảo sắc đặc, uống ngày 3 lần.

Hoặc đun thật đặc uống 1 lần duy nhất trước khi đi ngủ 1 giờ. Kiên trì uống các tối một thời gian.

4. Bài thuốc dành riêng cho phụ nữ

Phụ nữ bị thiếu máu, máu xấu, ngày hành kinh hay đau bụng, máu kinh đen xấu, hoặc kinh chậm, kinh ít kinh nhiều, rối loạn kinh... dùng sâm Đại hành nấu nước uống thay nước lọc mỗi ngày. Bài thuốc có tác dụng bổ máu, thanh lọc máu, điều hòa kinh nguyệt rất tốt.

Việt Nam cũng có những thứ cây quý nhưng rẻ như rau mà tác dụng tương tự thậm chí còn hơn cả một số sản phẩm nhập ngoại. Sâm Đại hành mọc rất nhiều, lại rẻ, tác dụng lại rất tốt, phạm vi sử dụng rộng và nhiều hơn những loại sâm đắt tiền...và còn rất nhiều tác dụng khác mà tôi chưa tiện nói. Vì vậy bà con hãy nhân giống, hoặc trồng cây này làm cảnh phong thủy như thời xưa vừa đẹp nhà, lại sẵn thuốc quý trong nhà phòng khi người thân cần sử dụng. Hoặc đơn giản nấu nước uống mỗi ngày cũng rất tốt.

Ths. Bác sĩ Hoàng Kỳ

(Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội)


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 14 phút trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn

Sống khỏe - 1 ngày trước

Chất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Top