Công dụng tuyệt vời của rau khoai lang có thể bạn chưa biết
GiadinhNet - Không chỉ củ khoai lang, người ta phát hiện ra rằng, rau khoai lang thậm chí còn nhiều tác dụng đối với sức khỏe hơn so với một số “siêu" thực phẩm khác.
Mặc dù là thứ rau dân dã, nhưng nếu để so sánh về dinh dưỡng của rau lang so với một số loại rau được gọi là “siêu” thực phẩm khác như rau chân vịt, rau súp lơ… thì giá trị dinh dưỡng là tương đương. Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện rằng, dinh dưỡng trong rau lang còn tốt hơn trong củ rất nhiều. Ví dụ: Vitamin B6 trong lá khoai lang cao gấp 3 lần trong củ khoai, vitamin C cao gấp 5 lần, viboflavin cao gấp 10 lần.
Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh phổ biến của rau khoai lang mọi người cần biết:

Ảnh minh họa.
Chống béo phì
Rau khoai lang có nhiều chất xơ, khi ăn sẽ cho bạn có cảm giác no lâu, làm bạn không có cảm giác đói. Trong thời gian ăn kiêng, bạn nên bổ sung món rau lang luộc vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp cho quá trình giảm cân trở nên hoàn hảo hơn.
Ngừa bệnh viêm khớp, thấp khớp
Chất beta cryptoxanthin dồi dào trong rau khoai lang có tác dụng phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm mạn tính như viêm khớp, thấp khớp. Ngoài ra, beta cryptoxanthin còn giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da.
Chống ôxy hóa
Khoai lang chứa loại protein độc đáo có khả năng chống ôxy hóa (antioxidant) đáng kể. Theo một nghiên cứu cho thấy các protein có khoảng 1/3 hoạt tính chống ôxy hóa của glutathione - một trong những sản phẩm quan trọng của cơ thể có vai trò trong việc tạo các chất chống ôxy hóa. Ngoài ra, vitamin C có trong khoai lang cũng giúp duy trì, tổng hợp collagen.
Thanh nhiệt, giải độc
Canh rau lang, ngọn rau lang luộc… đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Đặc biệt, khi cơ thể đang bị nhiệt (nóng), nên dùng rau lang trong bữa ăn để ngừa mụn, trị mụn hiệu quả.
Khi cơ thể bị mụn, lấy lá khoai lang non, đậu xanh, thêm chút muối và giã nhuyễn, bọc vào vải đắp vào vết mụn để tiêu mủ.
Tốt cho người bị tiểu đường
Lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết, hơn nữa ngọn rau lang đỏ còn chứa một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này. Vì thế người bị bệnh tiểu đường nên thường xuyên bố sung rau lang luộc để ổn định đường huyết.
Sai lầm cần tránh khi ăn rau khoai lang
- Cần nấu chính khi ăn rau lang để loại bớt axit oxalic, gây cản trở việc hấp thu sắt và canxi và không ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
- Không nên ăn thường xuyên bởi rau lang chứa nhiều canxi dễ gây bệnh sỏi thận.
- Nên ăn rau lang kèm với thịt, động vật để cân bằng độ dinh dưỡng.
- Không nên ăn khi đói đề phòng đường huyết xuống thấp khiến cơ thể mệt mỏi.
Những người bị bệnh thận, tiêu chảy, viêm dạ dày, đường huyết thấp nên hạn chế ăn rau khoai lang.
MH (Th)/Báo Gia đình & Xã hội

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 6 phút trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 35 phút trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 19 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 1 ngày trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.