Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cứ khoảng 40 ca F1 thì có đến 2.000 ca F2, Hà Nội đối phó phương án 100 ca mắc COVID-19 ngoài cộng động như thế nào?

GiadinhNet – Theo CDC Hà Nội, cứ khoảng 30 – 40 trường hợp F1 thì có từ 1.600 – 2.000 trường hợp F2 liên quan, nên Hà Nội đã chuẩn bị tinh thần cho 3 chu kỳ lây nhiễm, 2 phương án với 65 đội cơ động phòng chống dịch trên 30 quận, huyện đã kích hoạt.

Cứ khoảng 40 ca F1 thì có đến 2.000 ca F2, Hà Nội đối phó phương án 100 ca mắc COVID-19 ngoài cộng động như thế nào? - Ảnh 1.

Ngày 03/5, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Trương Quang Việt – Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong các đợt dịch liên tiếp vừa qua, đặc biệt là gần đây, nguồn dịch ở Hà Nội có từ Hà Nam, nguồn thứ 2 là các đối tượng nhập cảnh, bao gồm nhập cảnh có phép và trái phép, như Nhật Bản (ca mắc ở Hà Nam), chuyên gia Ấn Độ, chuyên gia Trung Quốc…, tình hình chống dịch của ngành y tế Thủ đô đã nâng lên mức cao nhất.

"Tôi đánh giá, trong những ngày gần đây, với 2 chuỗi lây nhiễm đã có thể chặn được ở khu vực Hà Nam, nhưng dĩ nhiên sẽ còn một số ca lác đác nữa từ các tỉnh lân cận về Hà Nội như: Vĩnh Phúc, Yên Bái, Bắc Giang… Tuy nhiên, với tinh thần khẩn trương, ngành y tế Hà Nội đã và sẽ tiếp tục chống dịch tốt nhất, đảm bảo an toàn cho nhân dân Thủ đô", ông Việt cho hay.

Cứ khoảng 40 ca F1 thì có đến 2.000 ca F2, Hà Nội đối phó phương án 100 ca mắc COVID-19 ngoài cộng động như thế nào? - Ảnh 2.

Ông Trương Quang Việt - Phó Giám đốc CDC Hà Nội thông tin với PV Báo Gia đình & Xã hội. Ảnh: B.Loan

Theo ông Việt, chuyên gia y tế đánh giá, tốc độ lây nhiễm của đợt dịch này rất nhanh.

"Đánh giá về yếu tố dương tính trong cộng đồng thì cứ 30 – 40 trường hợp F1 ngoài cộng đồng thì có khoảng 1.600 – 2.000 trường hợp F2. Do đó, nếu có ca dương tính trong cộng đồng thì chúng tôi chuẩn bị phương án với chu kỳ lây nhiễm khoảng 3 ngày.

Cụ thể, phương án 1 là có 30 ca dương tính ngoài cộng động. Từ đó, chúng tôi tính ra các ca F1, F2 và các phương thức, vị trí cách ly tại bệnh viện, việc thực hiện xét nghiệm các ca nghi ngờ, tiếp xúc, tiếp xúc gần…", ông Việt cho hay.

Về phương án thứ 2, ông Việt nhấn mạnh: "Chúng tôi đặt ra giả thiết ngoài cộng động xuất hiện 100 ca dương tính với chu kỳ nhân lên từng ngày, từ việc tính ra được số ngày lây lan, chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư, sinh phẩm xét nghiệm để làm xét nghiệm một cách nhanh nhất. Đồng thời kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng chống dịch bao gồm CDC Hà Nội cùng 65 đơn vị cơ động phòng, chống dịch trên 30 quận, huyện".

Theo lãnh đạo CDC Hà Nội, điển hình là những ngày gần đây, khi Hà Nội có BN2911 lây nhiễm trong cộng đồng tại Đông Anh, Hà Nội và các đội cơ động phòng, chống dịch đã tổ chức điều tra các F, lấy mẫu xét nghiệm F1 ngay lập tức theo đúng quy định, trình tự của Bộ Y tế. Khi F1 âm tính thì F2 cũng có thể dừng cách ly ngay. Bởi F1 âm tính là không có khả năng lây.

Cứ khoảng 40 ca F1 thì có đến 2.000 ca F2, Hà Nội đối phó phương án 100 ca mắc COVID-19 ngoài cộng động như thế nào? - Ảnh 3.

CDC Hà Nội đã chuẩn bị các phương án chống dịch, dập dịch nếu ngoài cộng động có nhiều ca lây nhiễm. Ảnh: B.Loan

Theo ông Việt, hiện nay, việc vào cuộc sớm, cách ly, khoanh vùng chính xác, xét nghiệm diện rộng sớm để phân luồng vẫn là cách ứng xử duy nhất và hiệu quả nhất đối với các trường hợp tiếp xúc và tiếp xúc gần.

Do đó, tinh thần chống dịch càng khẩn trương, càng sớm bao nhiêu thì chúng ta càng làm chủ sự phức tạp của dịch sớm bấy nhiêu.

Với ca F1 thì phải tuân thủ cách ly đủ 14 ngày. Sở dĩ Hà Nội áp dụng việc cách ly đủ 14 ngày là bởi có căn cứ khoa học, việc lây nhiễm, phát bệnh sau 14 ngày là rất ít. Bởi sau 14 ngày cách ly tập trung, các F1 phải cách ly thêm 14 ngày tại nhà. Như vậy là đủ an toàn cho cộng đồng.

Ngoài ra, ông Việt nhấn mạnh, trước tình hình dịch phức tạp như hiện nay thì việc thực hiện nghiêm khuyến cáo của Bộ Y tế về thực hiện 5K vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất. Do đó, ngành y tế Hà Nội khuyến cáo tất cả người dân thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo của Bộ Y tế.

Về vấn đề khai báo y tế, trao đổi với PV, bà Trần Thị Nhị Hà – Giám đốc Sở Y tế cho biết, người dân bắt buộc phải thực hiện khai báo y tế online hoặc nếu không thể/không biết khai báo online thì phải khai báo với chính quyền địa phương nơi cư trú.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 7 giờ trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 17 giờ trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Y tế - 2 ngày trước

Sau lần quan hệ ngoài luồng, không an toàn, người đàn ông luôn nghĩ bản thân mắc bệnh lây nhiễm tình dục, khi khám được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Bị cuốn vào gầm máy cày, người đàn ông bị vỡ ngực, tình trạng nguy kịch

Bị cuốn vào gầm máy cày, người đàn ông bị vỡ ngực, tình trạng nguy kịch

Y tế - 2 ngày trước

Trong lúc cày ruộng, người đàn ông ở Bắc Giang bị cuốn vào gầm máy cày, bị các lưỡi phay chém vỡ nát xương ức, đứt động mạch ngực, dập thủy phổi và màng tim...

Cấp cứu bệnh nhân thủng ruột do uống thuốc còn nguyên vỉ

Cấp cứu bệnh nhân thủng ruột do uống thuốc còn nguyên vỉ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Liên tiếp 3 bệnh nhân nhập viện vì nhiễm trùng ổ bụng, thủng ruột do uống thuốc còn nguyên vỉ.

Bố mẹ tự ý cho con dừng thuốc khi đang điều trị bệnh, bé 5 tuổi nguy kịch

Bố mẹ tự ý cho con dừng thuốc khi đang điều trị bệnh, bé 5 tuổi nguy kịch

Y tế - 5 ngày trước

Thấy tình trạng huyết khối của con được cải thiện, bố mẹ bé trai tự ý dừng thuốc khiến trẻ biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Bị chó nhà hàng xóm tấn công lúc đang quét ngõ, cụ bà phải khâu gần 70 mũi

Bị chó nhà hàng xóm tấn công lúc đang quét ngõ, cụ bà phải khâu gần 70 mũi

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, tất cả các vết thương đều hở, chảy nhiều máu nên phải khâu gần 70 mũi.

Cô gái 26 tuổi tổn thương não sau 10 ngày uống thuốc giảm cân mua trên mạng

Cô gái 26 tuổi tổn thương não sau 10 ngày uống thuốc giảm cân mua trên mạng

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 26 tuổi đột ngột mất thị lực, tổn thương não sau 10 ngày uống thuốc giảm cân. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc chất cấm Sibutramine có trong sản phẩm chị mua trên mạng.

Top