Cụ ông đột quỵ qua đời khi đi tập thể dục trong ngày nóng gay gắt
Trong lúc đi tập thể dục buổi sáng, một người đàn ông lớn tuổi ở thành phố Huế bị đột quỵ, qua đời trên đường đi cấp cứu.
Chiều 21/4, bà Lê Thị Diệu Hồng, Chủ tịch UBND phường Thuận Hòa (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra trường hợp bị đột quỵ trong lúc đi tập thể dục buổi sáng.
Người bị đột quỵ là ông N.X.D. (72 tuổi, ở đường Đặng Thái Thân, phường Thuận Hòa, thành phố Huế).

Một vận động viên ngất xỉu trên đường chạy ở giải Marathon Huế 2024 (Ảnh: Mạng xã hội)
Theo người dân địa phương, sáng cùng ngày, ông D. đi tập thể dục rồi bị đột quỵ giữa đường. Dù được đưa đi cấp cứu kịp thời nhưng người này không qua khỏi.
Chủ tịch UBND phường Thuận Hòa cho biết thêm, cách đây khoảng 10 ngày, ông D. đã bị tai biến nhẹ một lần.
Cũng trong sáng 21/4, mạng xã hội xôn xao hình ảnh một vận động viên tham gia giải marathon được tổ chức ở Huế bị ngất xỉu trên đường chạy.
Phát hiện sự việc, đồng đội, lực lượng chức năng kịp thời hồi sức cho vận động viên này.
Sự việc sau khi đăng tải lên mạng xã hội đã nhận nhiều ý kiến trái chiều. Một số ý kiến cho rằng, thời tiết ở Huế đang trong đợt nắng nóng gay gắt, các vận động viên tham gia giải chạy, nhất là ở những cự ly dài cần bảo đảm sức khỏe, nếu không dễ dẫn đến đột quỵ, gây nguy hiểm cho tính mạng.

Huế đang trải qua những ngày nắng nóng gay gắt (Ảnh: Vi Thảo)
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt trên diện rộng, nhiệt độ cao nhất lên đến 36-39 độ C.
Dự báo 21-23/4, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục xảy ra nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất 38-41 độ C; ngày 24-25/4 cường độ nắng nóng giảm dần.
Từ ngày 26/4 nhiệt độ tăng mạnh trở lại. Đợt nắng nóng này còn kéo dài trong nhiều ngày tới.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nắng nóng là nguyên nhân khiến nồng độ ozon và một số chất ô nhiễm khác trong không khí tăng cao, làm gia tăng các bệnh tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, thậm chí gây đột tử.
Đặc biệt, tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến ung thư da. Say nắng, kiệt sức, mất nước, chuột rút… cũng có thể xảy ra do thời tiết nắng nóng.
Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng có hại đến sức khỏe của nắng nóng, người dân cần tăng cường bổ sung đầy đủ, điều độ nước hàng ngày, thậm chí hàng giờ.
Nếu cần thiết phải ra nắng thì cần cố gắng chỉ ra nắng trong thời gian ngắn. Ngay khi cơ thể có cảm giác mệt và say nắng, cần nhanh chóng tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, đặc biệt là tránh nắng vào khoảng 11h trưa đến 3h chiều vì đây là thời gian ánh nắng nguy hiểm nhất.
Không nên tập thể dục quá nhiều vào các thời điểm nắng gắt trong ngày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 11 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 12 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.