Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cúm A tấn công trẻ nhỏ trong đợt rét đậm, gây biến chứng nguy hiểm

Thứ bảy, 09:44 23/12/2023 | Bệnh thường gặp

TPO - Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin, số ca mắc cúm A đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trong đó có nhiều ca diễn biến suy hô hấp nặng, phải thở máy.

Do đó nhận biết sớm các triệu chứng của cúm A sẽ giúp cha mẹ có thể xử trí và đưa con đến bệnh viện thăm khám kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên lưu ý rằng tiêm vắc xin vẫn là biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất, giúp tạo “lá chắn” bảo vệ trẻ khỏi virus cúm A cũng như nhiều bệnh lí khác, nhất là trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường này.

Cúm A ở trẻ em

Cúm A ở trẻ là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do các chủng virus cúm A như A/H1N1, A/H5N1, A/H7N9, A/H3N2 gây nên. Bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác do có những triệu chứng tương tự, khó phân biệt.

Theo WHO, ước tính hàng năm toàn thế giới có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em mắc cúm A hoặc cúm B. Trong mỗi đợt dịch cúm, có khoảng 3 đến 5 triệu ca bệnh nặng, 290 – 650 ngàn ca tử vong liên quan đến hô hấp.

Bệnh cúm A ở trẻ em thường diễn tiến nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Trong lịch sử, cúm A đã từng bùng phát thành dịch, đại dịch, đe dọa cuộc sống, tính mạng của nhiều người dân.

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh cúm A, tuy nhiên trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ mắc cúm A do nhiều yếu tố nguy cơ sau:

Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ bị virus cúm tấn công, gây bệnh;

Trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng cúm, chưa tạo được miễn dịch chủ động chống lại virus này;

Trẻ đến trường, học tập, sinh hoạt và tiếp xúc với nhiều người, nguy cơ mắc bệnh tăng cao;

Trẻ không có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, đặc biệt là rửa tay, sát khuẩn sau khi chạm vào bề mặt chứa virus cúm A.

Cúm A tấn công trẻ nhỏ trong đợt rét đậm, gây biến chứng nguy hiểm - Ảnh 1.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai, bệnh cúm A ở trẻ em thường diễn tiến nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Nguyên nhân gây cúm A ở trẻ em thường là do hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, chưa có kháng thể trước cúm do chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh. Mặt khác, vào mùa đông – mùa của dịch cúm bùng phát mạnh, hệ hô hấp của trẻ trở nên nhạy cảm với tác nhân gây bệnh khiến trẻ dễ mắc bệnh.

Đường lây truyền và biểu hiện bệnh

Virus cúm A có nhiều trong trong dịch tiết nước bọt, nước mũi,… Do đó, con đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh cúm A là qua đường giọt bắn. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, giọt bắn sẽ chạm vào miệng, mũi của trẻ đối diện khiến trẻ mắc bệnh, hoặc cũng có thể chạm vào đồ dùng có dính virus rồi đưa lên mũi, miệng.

Các chuyên gia cho rằng người bệnh có các biểu hiện như: sốt, nhức đầu, đau mình, hắt hơi, chảy mũi. Nếu sốt cao hoặc không được xử trí đúng cách, người bệnh sẽ bị mất nước, li bì, rối loạn điện giải, một số trẻ thậm chí có dấu hiệu co giật.

Ngoài ra, một số triệu chứng đi kèm với sốt do cúm A như viêm họng, hắt hơi, ho. Những trường hợp cúm A kéo dài, bệnh diễn biến nghiêm trọng có thể gây tức ngực, khó chịu và ho khan.

Ở trẻ bị nhiễm cúm A, triệu chứng sốt thường phổ biến với trẻ dưới 24 tháng tuổi. Khi cúm A ở thể nhẹ, trẻ có thể sốt từ 38 độ trở lên, kèm theo nhức đầu, mỏi cơ, lười vận động, ho. Trong một số trường hợp, trẻ có thể nôn trớ nhiều lần, háo nước,…

Trẻ mắc cúm A nghiêm trọng có thể bỏ bú, bỏ ăn, lòng bàn tay, gan bàn chân lạnh, thở nhanh, li bì. Một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, trẻ có thể sốt cao kèm co giật.

Biến chứng cúm A ở trẻ nhỏ

Cúm A ở trẻ thường diễn biến lành tính, tuy nhiên cũng có nguy cơ biến chứng nặng và nguy hiểm ở một số đối tượng như trẻ sinh non, trẻ nhỏ, trẻ có bệnh tim mạch bẩm sinh, suy giảm hệ miễn dịch, suy dinh dưỡng, hen phế quản,… Đây là những đối tượng có sức đề kháng kém, khi mắc bệnh, có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng như: suy hô hấp, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm thanh khí phế quản và nhiễm khuẩn thứ phát. Nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, những biến chứng này có thể làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh nhi, gia tăng nguy cơ tử vong.

Để phát hiện kịp thời nguy cơ biến chứng khi trẻ mắc cúm A, phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ, đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như:

Khó thở, thở rút ngực, thở nhanh;

Da và môi tái nhợt, mặt xanh xao;

Đau ngực;

Nôn liên tục;

Sốt cao khó hạ;

Li bì, bỏ bú;

Xuất hiện co giật;

Tiểu ít hoặc không có nước tiểu trong vòng 8h.

Điều trị tại nhà

Khi trẻ mắc cúm A, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế được khám và chẩn đoán, điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ đưa ra. Trong trường hợp nhẹ, có thể điều trị tại nhà, phụ huynh cần tuân thủ cho trẻ dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc cho trẻ hoặc cho trẻ uống quá liều.

Trong quá trình chăm sóc và điều trị cúm tại nhà cho trẻ phụ huynh cần lưu ý những điều sau:

Cho trẻ ở phòng riêng tối thiểu 7 ngày, tính từ thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh. Phòng ở của trẻ nên gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông;

Việc vệ sinh, tắm rửa của trẻ cũng nên được thực hiện tại phòng vệ sinh riêng. Nếu không có nhà vệ sinh riêng, nên cho bé đeo khẩu trang và rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh;

Không nên cho bé ra khỏi nhà nếu không thật sự cần thiết. Khi ra ngoài, nên cho bé đeo khẩu trang, giữ ấm đầy đủ để tránh nhiễm lạnh;

Chú ý chế độ ăn của trẻ. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày. Cho trẻ ăn thức ăn mềm, loãng, dễ tiêu hóa, bổ sung rau xanh và uống nhiều nước.

Nếu trong 7 ngày điều trị tại nhà, tình trạng sức khỏe của trẻ không được cải thiện, thậm chí xấu đi, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và theo dõi điều trị.

Điều trị tại cơ sở y tế

Hầu hết các trường hợp trẻ bị cúm A có thể điều trị và theo dõi tại nhà. Kết hợp hạ sốt tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ, bù nước, dinh dưỡng đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh sẽ thuyên giảm trong 5 đến 7 ngày, các triệu chứng ho, mệt mỏi sẽ khỏi hẳn trong vòng 2 tuần.

Tuy nhiên, một số trường hợp nặng, phải được điều trị tích cực tại bệnh viện để tránh các biến chứng về sau như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, suy đa tạng.

Phòng ngừa cúm A ở trẻ em

Cúm A rất dễ lây nhiễm, trẻ nhiễm cúm A không thể tự chăm sóc nên mất thời gian của bố mẹ, ảnh hưởng đến khả năng học tập cũng như chất lượng sống của trẻ, nếu chẳng may biến chứng, cúm A còn gây nhiều khó khăn trong điều trị, tốn kém tiền bạc… Vì vậy, biện pháp dự phòng cúm A ở trẻ em hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất là tiêm vắc xin cúm mỗi năm một lần. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể tiêm vắc xin phòng cúm mũi đầu tiên, mũi thứ hai cách mũi một khoảng thời gian 1 tháng. Sau đó, trẻ nên tiêm nhắc vắc xin cúm lại hằng năm, vì virus cúm có khả năng biến đổi liên tục. Nếu không được tiêm nhắc, trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh và diễn tiến nặng do không có miễn dịch với chủng cúm mới biến đổi mỗi năm.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám và chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, bác sĩ phát hiện tăm tre xuyên thành dạ dày vào khoang sau phúc mạc của bệnh nhân.

Thanh niên 21 tuổi nguy kịch sau 5 ngày ho sốt, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 21 tuổi nguy kịch sau 5 ngày ho sốt, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị viêm cơ tim cấp đe dọa tính mạng cho biết trước khi nhập viện, anh bị ho, sốt 5 ngày liên tiếp nhưng không đi khám, anh chỉ tự mua thuốc hạ sốt và giảm đau về uống.

Người đàn ông 59 tuổi ở Ninh Bình nhập viện gấp sau khi ăn hồng ngâm, bác sĩ chỉ rõ đây là nguyên nhân chính

Người đàn ông 59 tuổi ở Ninh Bình nhập viện gấp sau khi ăn hồng ngâm, bác sĩ chỉ rõ đây là nguyên nhân chính

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Trước 3 ngày bị tắc ruột, bệnh nhân có ăn 3 trái hồng ngâm, sau ăn có biểu hiện đau bụng, cơn đau từng cơn tăng dần, bí trung đại tiện...

Người phụ nữ 49 tuổi Đắk Lắk bất ngờ tử vong sau 2 tháng bị chó nhà nuôi cắn

Người phụ nữ 49 tuổi Đắk Lắk bất ngờ tử vong sau 2 tháng bị chó nhà nuôi cắn

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ tử vong với chẩn đoán theo dõi bệnh dại lên cơn/ THA. Được biết, cách đây 2 tháng người bệnh từng bị chó nuôi trong nhà cắn vào cánh tay và không đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại.

Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để tăng cường sức khỏe

Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để tăng cường sức khỏe

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Hạt hướng dương đem lại khá nhiều lợi ích sức khỏe. Do chứa nhiều hoạt chất chúng góp phần giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính trong đó có bệnh tiểu đường.

Loại củ giàu tinh bột giúp thanh lọc cực tốt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để ổn định đường huyết

Loại củ giàu tinh bột giúp thanh lọc cực tốt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng bột sắn dây vì lượng đường có trong thực phẩm này không cao, nhưng chỉ nên tiêu thụ loại bột này một cách có chừng mực.

Thanh niên 21 tuổi suýt mất mạng vì suy thận và cao huyết áp, thừa nhận những sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 21 tuổi suýt mất mạng vì suy thận và cao huyết áp, thừa nhận những sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị suy thận và cao huyết áp cho biết thường xuyên có thói quen gây hại thận, đó là: Thích ăn khuya, uống nhiều rượu bia, ngày nào cũng uống nhiều cà phê và ăn nhiều muối.

Loại rau nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại rau nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

GĐXH - Rau mùi có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, nhờ vào khả năng chống viêm và kiểm soát lipid máu...

Top