Cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại Rwanda: Phụ nữ ngày càng an toàn hơn khi làm mẹ
GiadinhNet - Tháng 9 năm 2000, tại trụ sở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ), 8 mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) đã được 189 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc nhất trí thông qua và quyết tâm phấn đấu đạt được vào năm 2015. Cho đến nay nhiều nước đã về đích và cũng còn nhiều nước bỏ lỡ cơ hội cán đích vào cuối năm nay. Đất nước Cộng hòa Rwanda đã có bước tiến ngoạn mục trong việc nỗ lực giảm mức chết của bà mẹ, trẻ em.

Ám ảnh quá khứ
TạiRwanda, tỷ số tử vong bà mẹ đã giảm đi 77% và tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi cũng giảm đi tới 70% trong giai đoạn 2000- 2013. Rwanda nổi lên như một điển hình về bài học thành công của MDGs 2015 cũng như của nhân loại trong nỗ lực giành lại sự sống cho các bà mẹ và trẻ em. Ít ai có thể nghĩ rằng, hai thập kỷ trước đó, đất nước này còn chìm trong bóng đêm của xung đột sắc tộc và nạn diệt chủng.
Lịch sử của Rwanda là lịch sử của các cuộc xung đột phe phái, sắc tộc mà đỉnh điểm là nạn diệt chủng bắt đầu vào tháng 4 năm 1994. Di sản của cuộc thanh trừng đó đã làm cả thế giới bàng hoàng và xếp nó vào hàng những nạn diệt chủng kinh hoàng nhất lịch sử loài người. Chỉ trong vòng hơn 3 tháng mà có đến 1 triệu người bị giết, tức 1/7 dân số Rwanda khi đó “biến mất”; gần 100 ngàn trẻ mồ côi, hàng ngàn phụ nữ bị lạm dụng tình dục. Hậu quả của nạn diệt chủng còn đeo đuổi nhiều phụ nữ Rwanda với cái chết chậm chạp, đau đớn bởi căn bệnh AIDS sau đó. Năm 2001, ước tính có khoảng 264 ngàn trẻ em Rwanda bị mất mẹ hoặc bố vì bệnh AIDS. Cứ 5 đứa trẻ sinh ra khi đó thì có 1 bé bị tử vong, cứ 100.000 trẻ sinh ra thì có tới gần 1.300 bà mẹ tử vong.
Cơ sở hạ tầng trong đó có hệ thống y tế, giáo dục không những nghèo nàn, lạc hậu mà còn bị tàn phá nghiêm trọng. Nền kinh tế bị khánh kiệt. Hơn 60% dân số sống dưới mức đói nghèo. Bóng đen của bệnh dịch, đói nghèo, thất học bao phủ toàn Rwanda- vùng đất của ngàn ngọn đồi. Rwanda được coi là nước nghèo nhất thế giới và bất cứ tổ chức quốc tế nào cũng phải lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế, tình nguyện viên chung tay cứu giúp đất nước bất hạnh này.
Cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em- Ưu tiên hàng đầu
Sau khi Chính phủ mới được thiết lập cùng với sự cứu trợ khẩn cấp của Liên Hợp Quốc, Rwanda bắt tay vào phục hồi đất nước từ đống tro tàn đổ nát. Chăm sóc SKSS/KHHGĐ, cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em là một trong những ưu tiên hàng đầu của Rwanda sau nạn diệt chủng.
Với sự hỗ trợ quốc tế, các chương trình xây dựng nhân lực và cơ sở hạ tầng y tế, tăng cường sự cam kết và sự tham gia tích cực của cộng đồng, chương trình bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế cho người nghèo,đẩy mạnh chương trình KHHGĐ, cải thiện hệ thống thu thập dữ liệu báo cáo…đã được Chính phủ Rwanda rốt ráo đầu tư xây dựng.
Một trong những yếu tố liên quan mật thiết đến mức chết của bà mẹ, trẻ em là giảm tình trạng có thai ngoài ý muốn thông qua chương trình KHHGĐ và cải thiện chất lượng dịch vụ y tế ban đầu tại tuyến cơ sở. Một chương trình tuyên truyền, vận động và cung cấp các phương tiện tránh thai đã được phát động. Các tình nguyện viên (cả nam và nữ) được lựa chọn tại cộng đồng để chịu trách nhiệm về việc lồng ghép chương trình KHHGĐ và chăm sóc trẻ em. Tình nguyện viên nữ được giao nhiệm vụ theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh với các chương trình tiêm chủng như sốt rét, tiêu chảy, viêm phổi. Việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ để tránh mang thai ngoài ý muốn đã được đa số người dân chấp nhận; Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đã tăng lên nhanh chóng từ 4% lên 45% chỉ trong vòng 10 năm. Các loại phương tiện tránh thai như bao cao su, vòng, thuốc tiêm, viên uống tránh thai được cung cấp tới cộng đồng kết hợp với chương trình bảo hiểm y tế. Các nhân viên y tế và tình nguyện viên cơ sở đã tạo được một vòng tròn hiệu quả trong việc chăm sóc SKSS/KHHGĐ qua việc vận động người dân sử dụng các biện pháp tránh thai và tham gia bảo hiểm, sinh đẻ tại cơ sở y tế. Chính nhờ việc gia tăng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai đã làm giảm số trường hợp mang thai ngoài ý muốn, giãn cách các lần sinh, số sinh và làm giảm nguy cơ rủi ro về tính mạng, sức khỏe của bà mẹ trong quá trình mang thai và sinh nở. Nếu như năm 1992, mỗi bà mẹ Rwanda có 6,2 con thì đến năm 2013 chỉ còn 4,0 con. Có thể thấy chương trình DS- KHHGĐ ở Rwanda đã được đón nhận và gặt hái được thành công bước đầu.
Tăng cường đào tạo cô đỡ tại cộng đồng
Đội ngũ cô đỡ tại các cộng đồng cũng được xây dựng, đào tạo. Nếu như trước năm 1997, chưa có cô đỡ nào được đào tạo thì nay đã có hơn 1.000 người. Số bác sỹ tính trên đầu dân cũng được tăng lên là 1 bác sỹ/16 ngàn dân và 1 y tá/1,3 ngàn dân (năm 2012).
Rwanda đã thiết lập chuẩn mới về dịch vụ chăm sóc y tế. Năm 2010, tỷ lệ những trường hợp sinh tại nhà được cô đỡ hỗ trợ là 69% tương đương với tỷ lệ các ca sinh tại cơ sở y tế. Theo báo cáo của các cơ quan Liên Hợp Quốc tại Rwanda, tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi đã giảm từ 107 (tính trên 1.000 trẻ đẻ sống) năm 2000 xuống còn 50 vào năm 2010. Mục tiêu năm 2015 là 28 trẻ. Tỷ suất chết của trẻ dưới 5 tuổi từ 196 trẻ (tính trên 1.000 trẻ đẻ sống) năm 2000 xuống còn 103 trẻ (năm 2008) và mục tiêu năm 2015 là 47 trẻ. Tỷ số tử vong bà mẹ cũng giảm từ 1.071 bà mẹ (tính trên 100 ngàn trẻ đẻ sống) năm 2000 xuống còn 383 bà mẹ (năm 2010) và mục tiêu năm 2015 là 268 bà mẹ.
Có thể nói, tất cả báo cáo của các cơ quan Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế đều đánh giá rất cao Chính phủ Rwanda trong nỗ lực cải thiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và đã cứu sống được hàng trăm ngàn trẻ nhờ mức chết giảm. Jose Manuel Roche, Trưởng nhóm nghiên cứu của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Anh) đã nhận định: “Rwanda là một trong sáu quốc gia ở châu Phi đã thành công trong mục tiêu y tế. Họ thực hiện một số biện pháp can thiệp thực sự hiệu quả, như tăng tỷ lệ bà mẹ và trẻ em được tiêm vaacine, xây dựng đội ngũ nhân viên y tế và một chương trình bảo hiểm y tế bắt buộc. Họ cũng đã cải thiện việc trao quyền cho phụ nữ, chú trọng đầu tư cho giáo dục, dinh dưỡng, nước sạch và vệ sinh môi trường”.
Cộng hòa Rwanda nằm kín trong lục địa tại Vùng hồ lớn Trung Đông Phi. Phía Bắc giáp Uganda, Nam giáp Burundi, Đông giáp Tanzania, Tây giáp CHDC Congo. Diện tích: 26.338km2. dân số: 12 triệu người. Mật độ: 450 người/km2. Thủ đô Kigali; Chính phủ có 20 bộ, ngành. GDP: 540$/người. TFR: 4,0; Tuổi thọ: 65. Tỷ lệ phụ nữ trong Quốc hội: 63%.
(Nguồn: Chính phủ Rwanda, UNDP, PRB, 2014)
Thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
Mặc dù đã đạt được không ít thành công, song công tác DS- KHHGĐ của Rwanda vẫn còn nhiều những thách thức, khó khăn. Mức sinh vẫn còn cao, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai còn ở mức hạn chế tại vùng nông thôn, mức chết của bà mẹ và trẻ em còn cao…
Một chiến lược phát triển mới đến 2020 của Chính phủ Rwanda đã được vạch ra, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc lồng ghép giữa các chương trình phát triển, phân định rõ hơn trách nhiệm của chính quyền trung ương và địa phương và xây dựng một Chính phủ hiệu quả. Rwanda đang nỗ lực trao quyền, nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong chính quyền cũng như ngoài xã hội, thúc đẩy các chương trình nhằm hạ mức sinh, giảm mức chết bà mẹ và trẻ em, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Năm 1995, Rwanda là nước nghèo nhất thế giới và sống trong tình trạng chờ viện trợ khẩn cấp của Liên Hợp Quốc. Sau 20 năm nỗ lực thực hiện, Rwanda là một trong số ít ỏi các quốc gia đạt được Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc vào năm 2015. Giờ đây, các thành viên của Liên Hợp Quốc đã và đang nỗ lực thúc đẩy xây dựng các mục tiêu, lượng hóa các chỉ tiêu mới của Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ sau 2015 thì Rwanda cũng bắt tay vào việc triển khai các chương trình mới. Hơn quốc gia nào hết, Rwanda luôn được cộng đồng quốc tế nhắc đến như một điển hình của bài học thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, đặc biệt là trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ em và hiển nhiên, đó được coi là động lực để cộng đồng quốc tế tin tưởng rằng những mục tiêu sau 2015 sẽ được nhân loại chung tay thực hiện thành công.
Kinh Quốc/Báo Gia đình & Xã hội

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcSau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcUng thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Em bé chào đời non tháng, chỉ nặng 1,7kg, phải nằm lồng ấp, thở máy và đang được theo dõi sát sao tại bệnh viện.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.