Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cuộc đời như huyền thoại của ngư phủ mù được xưng tụng là kỳ nhân trên phá Tam Giang

Thứ bảy, 13:00 15/11/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Hai mắt bị mù bẩm sinh nhưng ông Nguyễn Dê (67 tuổi, ở thôn Trung Hưng, xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế) chưa bao giờ có ý nghĩ đầu hàng số phận.

 

 

Cả cuộc đời, ông tự nuôi sống bản thân và nuôi đàn con khôn lớn thành người bằng nghề đánh bắt cá trên phá Tam Giang. Điều kỳ lạ là cùng đánh cá như ông nhưng những người sáng mắt lại không thu được nhiều bằng. Người ta gọi ông là “thiên hạ đệ nhất sát cá” cũng bởi vậy.

Trời sinh tài lạ

Ông Dê có lẽ là kỳ nhân hiếm hoi của vùng sông nước Việt Nam khi bị mù hai mắt vẫn ngày ngày chèo thuyền bắt cá trên vùng đồng phá rộng lớn mà chưa một lần bị “thủy thần” đe dọa. Chẳng biết ông có biệt tài gì hay chỉ bởi trời thương người hiền lành nghèo khó lại tật nguyền như ông mà mỗi lần dong thuyền buông lưới trên phá Tam Giang, lồng lưới của ông bao giờ cũng thu được nhiều cá hơn người khác. Hồi còn nhỏ, nhờ khả năng bơi lội như “Yết Kiêu” của mình mà ông nhiều lần thoát chết dưới đạn giặc. Giờ về già, khả năng bơi lội này giúp ông tự tin hơn khi ra giữa dòng phá mưu sinh.

Mọi người vẫn thường cười bảo rằng ông có cái “vía” sát cá. Gặp ngư phủ mù khi ông đang ngồi trên thuyền gõ nhè nhẹ vào mạn thuyền để dụ cá, ông chậm rãi kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời mình. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông anh em, năm lên 8 tuổi, ông Dê mắc chứng bệnh đậu mùa rồi di căn lên đôi mắt. Ông bị mù từ đó. “Cha mẹ tui đã bán một thửa ruộng và con thuyền đánh cá để chạy chữa nhưng rốt cuộc tiền mất, tật mang. Tôi đành làm bạn với bóng tối trên con đò nhỏ lênh đênh nơi sóng nước Tam Giang rộng lớn này. Chắc cũng tại số trời. Trời thương mình nên dù mù nhưng vẫn có thể sống bằng đồng tiền do đôi tay làm ra chú à!”, những lời tâm sự chân tình ấy của ông Dê làm chúng tôi thật sự khâm phục.

Tuổi thơ cơ cực của ông Dê cứ thế trôi qua lặng lẽ trong những ngày tháng không nhìn thấy ánh sáng. Nhưng vốn là một cậu bé nghị lực, ông không chịu ngồi một chỗ ngày nào. Ông bắt đầu tập mò mẫm giúp cha mẹ làm việc nhà, từ quét tước, chẻ củi. Ông còn tính từ chiếc giường ra đầu cửa chính bao nhiêu bước chân, từ cửa ra ngõ bao bước chân. Nhờ thế mà mọi ngóc ngách trong nhà ông dần thuộc để không còn bị vấp ngã. Sau đó, ông còn tập phân biệt giọng nói của bà con làng xóm để không bị nhầm người. Không chỉ tự đi lại, làm việc như người bình thường mà ông Nguyễn Dê còn có tài bơi lội và đánh cá giỏi nhất nhì Phá Tam Giang này, ngay cả thanh niên trai tráng cũng khó theo nổi. Ông kể: “Sau khi nhận ra mình không còn cơ hội được nhìn như mọi người, tôi bắt đầu tập sống theo cách của một người mù. 10 tuổi, tôi theo ba mẹ đi đánh cá trên đầm. Sau đó quen dần, tôi xin ba mẹ cho đi một mình. Mới nghe, ông bà cương quyết phản đối. Nhưng thấy tôi nằng nặc đòi đi, họ cũng đành chấp nhận”. Từ đó, ông học được cách nghe gió, nghe cá tớp nước, nghe tiếng nước bằng tai để mưu sinh trên đầm phá. Những lần đầu mò mẫm tập đi một mình, tập đánh cá bằng tai, ông bị ngã bầm dập mặt mũi, sưng vù. Thời gian sau, ông thuộc lòng từng vị trí đánh bắt, cách bủa lưới, phương pháp lặn mò cá tôm dưới nước khiến mọi người từ ngạc nhiên đến khâm phục. Tuy không nhìn thấy gì nhưng tất cả luồng lạch, ngõ ngách trên đầm phá Cầu Hai – Tam Giang này, ông Dê đều thuộc trong lòng bàn tay. Đặc biệt, ông còn nhận biết tất cả các loại tiền từ tờ 10 ngàn đồng cho tới 500 ngàn đồng một cách chính xác.

Có tài chèo đò, bơi lội giỏi nên năm 18 tuổi, ông Dê cùng 3 anh em ruột là Nguyễn Điền, Nguyễn Thị Gái và Nguyễn Sỹ đã chèo đò đưa du kích, vận chuyển lương thực, súng đạn vượt Phá Tam Giang về căn cứ cách mạng Lộc Bình giúp quân ta đánh địch. Nhớ lại lần thoát chết diệu kỳ trên Phá Tam Giang trong năm 1968, ông Dê không khỏi bồi hồi: “Tối hôm đó, khi tui và mấy anh em vừa chèo đò đưa súng đạn, lương thực sang đến giữa sông thì quân địch bắn pháo rực đỏ cả một góc phá. Trúng đạn, chiếc đò cháy rụi. May mà trước đó, tui và mấy anh em kịp nhảy xuống nước bơi ra xa. Chỉ tiếc, bao súng đạn, gạo muối do dân làng tích góp đều bị chìm xuống dòng nước sâu!”.

 

Ông Dê và vợ hạnh phúc bên đàn cháu nhỏ.

 

Chưa bao giờ buông lưới phải về tay không

Cũng trong thời gian chèo đò đưa du kích vượt đầm Cầu Hai qua vùng căn cứ cách mạng, ông Dê và bà Nguyễn Thị Dưỡng (vợ ông - PV) đã gặp nhau. Cảm phục nghị lực vươn lên và tài bắt cá siêu phàm của chàng trai mù cùng xã, bà Dưỡng đã chủ động thổ lộ mong muốn được làm người “dẫn đường” cả cuộc đời cho ông Dê. Khi biết chuyện, gia đình bà Dưỡng đã ra sức ngăn cấm và khuyên can. Tuy nhiên với tình yêu và sự cảm thông sâu sắc, bà vẫn nhất quyết đến với ông. Sau này, cảm động trước sự cố gắng của chàng rể, cha mẹ bà Dưỡng cũng dần chấp nhận. Ngày nối này, vợ chồng ông Dê cùng nhau ngụp lặn trên đầm nước suốt mấy mươi năm qua để nuôi đàn con khôn lớn thành người.

Căn nhà đơn sơ của ông Nguyễn Dê ở làng chài Trung Hưng nằm sát bên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng lớn. Cứ 4h chiều mỗi ngày, vợ chồng ông dắt díu nhau lên con thuyền đậu trước nhà để ra phá cho tôm ăn rồi sau đó đi bủa lưới, bắt cá. 4h sáng hôm sau, họ lại dậy đi thu lưới bắt tôm, cá đem xuống chợ bán. Tuy mù nhưng ông Dê lại kiếm tiền rất giỏi từ việc nuôi tôm và đánh bắt thủy sản trên phá. “Ổng mù thế nhưng việc gì cũng biết vanh vách. Sau khi lấy nhau, hai vợ chồng ngày đêm ra phá Tam Giang đánh bắt cá, tôm. Tất cả mọi hoạt động đánh bắt đều do ổng đạo diễn. Tôi chỉ lái thuyền và làm theo lời ổng thôi. Kể cũng lạ lắm, không nhìn thấy nhưng ổng biết vùng nào có cá, có tôm cua. Nhờ có bí quyết thế mà hai vợ chồng cùng 7 đứa con ăn học đàng hoàng cho đến bây giờ. Theo ổng mấy chục năm đánh bắt rồi mà chưa lần nào về tay không!”, bà Dưỡng kể. Mấy năm trở lại đây, khi xây xong ngôi nhà kiên cố, có đò máy và sắm được nhiều thứ ngư cụ cần thiết từ chính những ngày tháng lên đênh trên đầm phá này, vợ chồng ông Dê đã dồn sức làm hồ nuôi tôm để tăng thêm thu nhập. Những gì ông lão mù tạo dựng được khiến nhiều người sáng mắt ở vùng quê sông nước Tam Giang cũng phải ao ước.

Trò chuyện với chúng tôi sau khi thả xong lưới, vợ chồng ông Dê lại chèo chống đưa đồ về tổ ấm thứ hai là căn chòi nhỏ trên hồ nuôi cá của gia đình ông bà. Họ ngủ lại đây cho tới sáng sớm để bắt đầu một ngày mưu sinh mới. Chỉ thỉnh thoảng, ông bà mới trở về căn nhà kiên cố trên bờ. 7 người con của vợ chồng ông Dê giờ đều đã lớn khôn, có gia đình riêng, kinh tế ổn định nhưng ông bà không muốn nhờ vả con cháu. “Chừng mô, đôi vợ chồng già bọn tui còn đủ hơi đủ sức theo đuôi con tôm, con cá để tự nuôi sống thân mình, chừng đó, tụi tui vẫn không muốn phiền lụy đến con, đến cháu!” ông Dê cười nói. Cứ thế ngày ngày, vợ chồng ông lại cần mẫn tự lao động kiếm sống, bước về phía “mặt trời” trong sự thán phục, thương yêu của bà con lối xóm.                     

Ngọc Hòa - Tiến Long

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Nam: Người phụ nữ bị tố đánh 4 đứa trẻ phải nhập viện

Quảng Nam: Người phụ nữ bị tố đánh 4 đứa trẻ phải nhập viện

Thời sự - 3 phút trước

Trong lúc thả diều, 4 đứa trẻ xảy ra mâu thuẫn rồi xô xát với 1 bé gái khác. Sau đó bé gái này về kêu mẹ ra "giải quyết". Hậu quả, 4 đứa trẻ nhập viện với nhiều vết thương trên người.

Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Liên quan tới vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 10 công nhân thương vong tại nhà máy xi măng ở Yên Bái, công an tỉnh này đã khởi tố vụ án, đồng thời bắt tạm giam 1 đối tượng.

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Pháp luật - 8 giờ trước

Qua quá trình theo dõi, lực lượng chức năng phát hiện nam thanh niên này thường đến khu vực thùng rác lúc nửa đêm mỗi khi về hoặc trước khi rời khỏi nhà...

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Công an quận Hồng Bàng (TP. Hải Phòng) vừa tổ chức khen thưởng 2 công dân đã dũng cảm giải cứu cụ bà 92 tuổi mắc kẹt trong vụ cháy nhà dân.

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Thời sự - 10 giờ trước

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái, nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định do sai sót trong việc thực hiện quy trình vận hành sửa chữa.

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Bộ Công an xác định, Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước và một số cá nhân đã nhận tiền hối lộ của Hậu "Pháo" để tạo điều kiện cho công ty của bị can này.

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Pháp luật - 10 giờ trước

Một nhóm thanh niên đánh hội đồng cô gái trẻ ngay tại tiệm ăn vặt trên đường khiến dư luận bức xúc. Nạn nhân là một Tiktoker nổi tiếng tại Bình Dương.

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH – Dự báo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã dự báo chi tiết các phương diện về sự nghiệp, tài lộc, tình cảm... dưới đây các tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Trên đường đi dạy học, một giáo viên đang công tác tại một trường học ở huyện Tân Lạc, Hòa Bình bất ngờ xảy ra va chạm dẫn đến tử vong.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Theo lịch hoán đổi ngày làm việc trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày liên tục.

Top