Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cuộc sống hiện tại gây bất ngờ của Quán quân Đường lên đỉnh Olympia duy nhất không đi du học sau 5 năm đăng quang

Chủ nhật, 19:01 08/09/2024 | Giáo dục

GĐXH - Từng bị nói "thật tiếc cho em", Quán quân Olympia duy nhất không du học Trần Thế Trung lại không nghĩ vậy.

Đạt 300 điểm tròn trĩnh, nam sinh Khánh Hòa giành vòng nguyệt quế OlympiaĐạt 300 điểm tròn trĩnh, nam sinh Khánh Hòa giành vòng nguyệt quế Olympia

Nam sinh Khánh Hòa Nguyễn Lâm Vũ giành vòng nguyệt quế cuộc thi tuần đầu tiên của quý 4, Đường lên Đỉnh Olympia năm thứ 24 sau phần thi xuất sắc.

Trần Thế Trung - Quán quân Đường lên đỉnh Olympia duy nhất không chọn du học Úc là ai?

Cuộc sống hiện tại gây bất ngờ của Quán quân Đường lên đỉnh Olympia duy nhất không đi du học sau 5 năm đăng quang- Ảnh 2.

Trần Thế Trung - Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19.


Trần Thế Trung, cựu học sinh Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), cũng là quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19. Khác với các nhà vô địch trước đó, Trần Thế Trung quyết định ở lại Việt Nam học tập, thay vì đi du học.

Sau khi trở thành Quán quân Đường lên đỉnh Olympia, Thế Trung cũng đã chọn theo học ngành Thiết kế đồ họa ở Trường ĐH Swinburne (Úc) nhưng phải học trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Sau 6 tháng phải học online, nam sinh cảm thấy không mấy hiệu quả nên quyết định rút hồ sơ ở ĐH Swinburne và nộp vào Trường ĐH RMIT Hà Nội cũng với chuyên ngành tương tự.

Sau đó, Thế Trung là sinh viên chuyên ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo tại trường Đại học RMIT Việt Nam (cơ sở Hà Nội). Trước đó, Thế Trung từng chia sẻ với truyền thông, nam sinh vẫn đang trang trải học phí và sinh hoạt bằng mức tiền thưởng dành cho Quán quân Đường lên đỉnh Olympia trị giá 35.000 USD.

Cuộc sống hiện tại gây bất ngờ của Quán quân Đường lên đỉnh Olympia duy nhất không đi du học sau 5 năm đăng quang- Ảnh 3.

Thế Trung thừa nhận, trở thành quán quân Olympia là điều rất vinh dự nhưng cũng nhiều áp lực.


5 năm đã trôi qua, lựa chọn ở lại Việt Nam của Trung thời điểm đó vẫn khiến không ít netizen xôn xao. Thậm chí từng có thời điểm, nhiều netizen chia sẻ lại hình ảnh và câu chuyện của Trần Thế Trung kèm lời cảm thán "Thật tiếc cho em". "Tiếc" vì nam sinh từ chối suất học bổng cả chục nghìn USD của chương trình, "tiếc" vì nam sinh đã không chọn "xuất ngoại" sang Úc. Nhưng về phía mình, Thế Trung lại có suy nghĩ hoàn toàn khác.

Cuộc sống hiện tại của Trần Thế Trung

Cuộc sống hiện tại gây bất ngờ của Quán quân Đường lên đỉnh Olympia duy nhất không đi du học sau 5 năm đăng quang- Ảnh 4.

Sau nhiều năm, Trung đã thoát khỏi cái bóng quán quân Olympia và được sống đúng như ý mình muốn.


Thế Trung thừa nhận, đạt được danh hiệu Quán quân Đường lên đỉnh Olympia là một vinh dự nhưng cũng nhiều áp lực. Đã có lúc, Thế Trung cảm thấy không thoải mái khi mọi người kỳ vọng quá nhiều ở nam sinh và "thần thánh hóa" ngôi vị Quán quân này.

Tuy nhiên, đến hiện tại, sau nhiều năm bước ra từ Đường lên đỉnh Olympia, Thế Trung cảm nhận thay đổi rõ rệt nhất là bản thân đã thoát hoàn toàn khỏi cái bóng Quán quân Olympia. Từ đây, nam sinh được sống một cuộc sống mà bản thân mong muốn đúng nghĩa, chứ không phải theo kỳ vọng của bất kỳ ai.

Hiện Trung đang là trọng tài trực thuộc quản lý của Liên đoàn bóng rổ Hà Nội và Hoàng Thành Basketball Agency cũng như là Phó Chủ tịch Thường trực của Câu lạc bộ Shogi Việt Nam. "Đấy là những vai trò hiện tại Trung muốn mọi người biết đến về mình, còn có lẽ mọi người biết đến mình nhiều hơn với chức vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19.", Thế Trung chia sẻ.

Cuộc sống hiện tại gây bất ngờ của Quán quân Đường lên đỉnh Olympia duy nhất không đi du học sau 5 năm đăng quang- Ảnh 5.

Trung không tiếc nuối khi chọn học trong nước.


Bên cạnh đó, Trung còn tự học Hán - Nôm và học thư pháp theo một thư pháp gia khá nổi tiếng ở Hà Nội. Thế Trung nói về sở thích của mình: "Mình dấn thân vào lĩnh vực này bởi niềm ham thích với lịch sử, văn hóa dân tộc - những di sản quý báu của cha ông để lại. Mình mong muốn sẽ được biết thêm, hiểu thêm về quá khứ hào hùng của tiền nhân, về bề dày ngàn năm văn hiến của dân tộc, và duy trì những truyền thống, văn hóa tốt đẹp từ ngàn xưa."

Nói về cuộc sống hiện tại, Trần Thế Trung cho biết bản thân đang rất hài lòng với mọi thứ và không hề tiếc nuối về quyết định không đi du học Úc cách đây 2 năm trước. Thế Trung cũng hy vọng, các khán giả yêu mến Trung, yêu mến Đường lên đỉnh Olympia sẽ luôn tôn trọng quyết định này của Trung và lựa chọn của các quán quân Olympia khác.

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gần 100 trường tại Hà Nội và 5 tỉnh chưa thể cho học sinh đến trường

Gần 100 trường tại Hà Nội và 5 tỉnh chưa thể cho học sinh đến trường

Giáo dục - 14 giờ trước

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, thiệt hại của ngành giáo dục do bão số 3 là rất lớn. Tính tới ngày 16/9, còn 99 trường học tại 6 tỉnh ngày hôm nay chưa thể hoạt động được.

Xúc động bức tâm thư của bé gái bị từ chối góp tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ

Xúc động bức tâm thư của bé gái bị từ chối góp tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ

Giáo dục - 18 giờ trước

GĐXH - "Đây là tiền tiêu vặt con để dành được. Mong các cô, các chú gửi giúp con cho các bạn ở vùng lũ lụt. Mong các bạn vượt qua khó khăn và cố lên”, dòng chữ đầy cảm động của bé Phan Thiên An (lớp 2/4, Trường tiểu học Hòa Phú) gửi đến đồng bào các tỉnh miền Bắc.

Điều ít biết về cô giáo Yên Bái lấm lem bùn ăn mì tôm gây sốt mạng

Điều ít biết về cô giáo Yên Bái lấm lem bùn ăn mì tôm gây sốt mạng

Giáo dục - 21 giờ trước

GĐXH - Hoàng Minh Diệp (giáo viên của Trường TH&THCS Minh Chuẩn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) rất bất ngờ về khoảnh khắc khi dọn dẹp trường sau lũ được nhiều người khen ngợi, động viên.

Có thể giao các trường ĐH công nhận, bổ nhiệm chức danh GS, PGS?

Có thể giao các trường ĐH công nhận, bổ nhiệm chức danh GS, PGS?

Giáo dục - 2 ngày trước

Đề xuất giao cho các cơ sở giáo dục đại học được công nhận, bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư một lần nữa được nhắc đến khi quá trình xét công nhận các chức danh này năm 2024 sắp đến hồi kết.

Các trường đại học gấp rút lên danh sách sinh viên vùng bão lũ để hỗ trợ

Các trường đại học gấp rút lên danh sách sinh viên vùng bão lũ để hỗ trợ

Giáo dục - 2 ngày trước

Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của bão lũ, để đảm bảo việc học của sinh viên ở những khu vực đang bị ngập lụt, sạt lở, chia cắt… nhiều trường đại học khu vực phía Bắc đã chuyển sang học online cũng như có phương án hỗ trợ sinh viên ở những khu vực đang chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Vụ sập cầu Phong Châu: Tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân mất tích

Vụ sập cầu Phong Châu: Tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân mất tích

Giáo dục - 2 ngày trước

Sáng ngày 14/9, lực lượng chức năng dùng tàu cano tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu xảy ra vào khoảng 6 ngày trước.

Hà Nội: Thầy cô giáo thức đêm canh nước rút, soi đèn pin để dọn trường

Hà Nội: Thầy cô giáo thức đêm canh nước rút, soi đèn pin để dọn trường

Giáo dục - 2 ngày trước

Học kinh nghiệm của người dân vùng lũ, các thầy cô đã không quản ngày đêm canh nước lũ để dọn trường, phải dùng đèn pin vì mất điện.

Kỷ luật cảnh cáo thầy giáo dùng dây điện đánh học sinh lớp 2

Kỷ luật cảnh cáo thầy giáo dùng dây điện đánh học sinh lớp 2

Giáo dục - 3 ngày trước

Trường Tiểu học Vĩnh Tân 2 (xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) vừa có quyết định kỷ luật cảnh cáo thầy giáo dùng dây điện đánh học sinh bầm lưng.

Lào Cai: Xót xa một lớp học có 7 trẻ tử vong vì lũ quét

Lào Cai: Xót xa một lớp học có 7 trẻ tử vong vì lũ quét

Giáo dục - 3 ngày trước

GĐXH - Trận lũ quét kinh hoàng đã vùi lấp thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) khiến hàng chục người thiệt mạng. Trong đó, một lớp học có 7 trẻ tử vong vì lũ quét.

Clip em bé Hà Giang khóc nức nở vì mẹ bị lũ cuốn trôi là không đúng sự thật

Clip em bé Hà Giang khóc nức nở vì mẹ bị lũ cuốn trôi là không đúng sự thật

Giáo dục - 4 ngày trước

GĐXH - Ông Bùi Văn Thư (Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mèo Vạc, Hà Giang) cho biết, thông tin em bé khóc vì mẹ bị lũ cuốn được lan truyền trên mạng xã hội là không đúng sự thật.

Top