Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cuộc trở về tìm cha mẹ ruột của bé gái Trung Quốc bị bỏ rơi trong thùng các tông

Thứ ba, 15:11 15/08/2017 | Bốn phương

Lily được tìm thấy trong thùng giấy với vài bộ quần áo, nửa hộp sữa và mảnh giấy ghi cô bé chào đời cách đó một tuần.

Gần 17 năm sau ngày được tìm thấy bị bỏ lại trong hộp các tông, Lily Xiazhen Broach trở về một thành phố nhỏ của Trung Quốc từ nước Mỹ xã xôi để tìm cha mẹ ruột. Lily hiện là nữ sinh trung học ở bang Pennsylvania. Cô là một trong nhiều bé gái Trung Quốc được các gia đình phương Tây nhận làm con nuôi và khi trưởng thành trở về tìm lại gốc gác của mình suốt nhiều năm qua.

Cuối tháng trước, nữ sinh 16 tuổi cùng cha mẹ nuôi trở lại Daye, nơi cách đây 17 năm cô bị bỏ lại. Trong suốt 4 ngày ở lại thành phố này, Lily và cha mẹ nuôi đi dọc các con đường để phát tờ rơi ghi thông tin về cô. Cả nhà cũng tới một ngôi làng, nơi được cho là quê hương của Lily, nhưng không có tin tức gì. Họ cho biết không kỳ vọng quá nhiều trong chuyến trở về lần này.


Lily và cha mẹ nuôi.

Lily và cha mẹ nuôi.

Tuy nhiên với Lily, chuyến đi vẫn rất quan trọng và cô cảm thấy phấn khích với trải nghiệm ấy.

"Đó là cách giúp Lily hiểu hơn về nơi con bé sinh ra", SCMP dẫn lời bà Susan Craft, mẹ nuôi Lily, nói. "Thật tuyệt vời khi chuyến đi cho con gái tôi cơ hội gặp gỡ nhiều người ở nơi con sinh ra và lớn lên. Họ có thể là hàng xóm và bạn bè của con bé".

Lily cho hay câu chuyện của cô thu hút sự chú ý của báo chí sẽ không chỉ làm tăng cơ hội tìm thấy gia đình mà còn giúp những người khác có hoàn cảnh như cô tìm thấy nguồn cội của mình.

Rạng sáng ngày 7/9/2000, Lily được phát hiện bị bỏ lại trong một chiếc hộp đặt trên lối đi lát đá gần văn phòng nội vụ địa phương. Trong hộp, người ta tìm thấy một tờ giấy ghi Lily chào đời từ 7 ngày trước.

Ji Zhenzhu, nhân viên phòng nội vụ, đã bế bé lên và đưa tới một trại mồ côi. Khoảng 16 tháng sau, Lily, khi ấy có tên tiếng Trung là Guo Xiazhen, được Craft và chồng, ông Jim Broach, nhận nuôi. Craft là nhân viên quản lý dữ liệu tại một bệnh viện, còn chồng cô là giáo sư hiện làm việc tại Đại học bang Penn.


Ngoài giờ học ở trường, Lily còn được học sáo, múa ballet và trượt băng nghệ thuật. Ảnh:SCMP.

Ngoài giờ học ở trường, Lily còn được học sáo, múa ballet và trượt băng nghệ thuật. Ảnh:SCMP.

Lily hạnh phúc với cuộc sống hiện tại ở Mỹ. Ngoài việc học tại trường, cô bé còn học thổi sáo, múa ballet hay trượt băng nghệ thuật. Cuộc sống luôn bận rộn với các hoạt động nhưng Lily luôn háo hức "về nguồn". Càng lớn, Lily càng thấy vẻ bề ngoài của mình khác với cha mẹ nuôi. Khi Lily hỏi về điều này, cha mẹ cô kể rằng con được nhận nuôi từ Trung Quốc.

"Hồi nhỏ, tôi đã nghĩ một phần tính cách và khía cạnh bản thân mình là ở Trung Quốc. Vì điều đó, tôi luôn cảm thấy việc đi để biết về bố mẹ ruột, về di sản, văn hóa và nơi chôn nhau cắt rốn rất quan trọng với tôi", Lily nói.

Theo bà Craft, Lily sống một cuộc sống tuyệt vời nhưng con vẫn muốn biết mình giống ai và chuyện gì đã xảy ra. Lily không muốn trì hoãn việc tìm kiếm cha mẹ ruột vì "trí nhớ của mọi người sẽ mờ dần theo thời gian". Trong chuyến trở về Trung Quốc, Lily được Chen Yijing, du học sinh ởbang Pennsylvania, cùng người thân của Chen giúp đỡ. Nhiều người dân địa phương đã liên hệ với gia đình Lily, với mong muốn tìm lại được người thân thất lạc, trong số đó có một phụ nữ trẻ. Cô hy vọng Lily là đứa con gái mất tích đã lâu của mình.

Bà mẹ ấy kể, con gái cô bị đưa đi rồi bị ông bà bỏ rơi. Từ đó, việc mất đi đứa con bé bỏng trở thành nỗi ám ảnh với cô suốt hai thập kỷ qua. Tuy nhiên có một chi tiết thiếu trùng khớp là năm sinh của Lily và bé gái được nhắc tới. Đứa con của bà mẹ đau khổ sinh năm 1997, còn Lily chào đời ba năm sau đó.

Gia đình Lily gặp thêm một ông bố bỏ rơi hai con gái và hy vọng Lily có thể là một trong hai em bé ấy. Nhưng một lần nữa, Lily lại thất vọng khi hai bé gái được bỏ lại ở trại trẻ mồ côi, còn cô được tìm thấy gần văn phòng nội vụ địa phương. Lily cũng gặp lại Ji Zhenzhu, người đầu tiên phát hiện ra em, để nói lời cảm ơn. Cái tên Trung Quốc của Lily cũng có một phần tên của ân nhân này. Lily sinh vào tháng 7 khi thời tiết vẫn còn nóng nên trại trẻ mồ côi chọn tên Xia có nghĩa là mùa hè để ghép thành tên Xiazhen cho cô bé.

Giống như nhiều đứa trẻ khác ở trại trẻ, Lily mang họ Guo của giám đốc. Lily nhất định sẽ trở lại Trung Quốc để tiếp tục cuộc tìm kiếm. Cha nuôi cô là một nhà di truyền học nên ông có thể thu thập các mẫu ADN tại phòng thí nghiệm của mình. Gia đình Lily ủy quyền cho một người bạn tại Daye để lấy mẫu máu từ những người có thể là cha mẹ cô bé và gửi về Mỹ kiểm tra.

"Tôi không ghét bố mẹ đẻ. Họ có lý do để làm chuyện đó, nhất là ở thời điểm chính sách một con vẫn còn hiệu lực", Lily tâm sự. "Họ bỏ tôi lại với một vài bộ quần áo và nửa hộp sữa, gần văn phòng nội vụ địa phương, thay vì những nơi khác. Tôi cảm ơn họ vì điều này".


Lần trở về Trung Quốc tìm bố mẹ đẻ, Lily gặp lại Ji Zhenzhu, người đầu tiên phát hiện ra cô bé bị bỏ rơi năm nào. Ảnh: SCMP.

Lần trở về Trung Quốc tìm bố mẹ đẻ, Lily gặp lại Ji Zhenzhu, người đầu tiên phát hiện ra cô bé bị bỏ rơi năm nào. Ảnh: SCMP.

Từ khi Trung Quốc bắt đầu cho phép nhận con nuôi quốc tế cách đây ba thập kỷ, hơn 110.000 trẻ đã trở thành con trong các gia đình phương Tây và phần lớn trong số ấy là trẻ em gái. Nhiều em nhỏ được nhận nuôi đã trở về Trung Quốc để tìm lại bố mẹ ruột.

Một trong số đó có Marinna Tang Yi Echel, hiện ở bang Texas. Marinna bị bỏ rơi lúc mới chào đời tại Thượng Hải cách đây 20 năm. Tháng 1 năm ngoái, cô về đó để tìm người thân nhưng chuyến đi cũng không mang lại kết quả.

Ren Yuan, giáo sư Viện nghiên cứu Dân số thuộc Đại học Phục Đán, Trung Quốc, cho hay, phần đa những đứa trẻ bị bỏ rơi là gái, do quan niệm truyền thống "trọng nam khinh nữ". Nhiều người trong số các bé chào đời có khiếm khuyết. Echel là một ví dụ khi sinh ra đã không có bàn tay trái. Một số nhà nhân khẩu học được báo chí liên hệ từ chối nói về sự liên quan giữa chính sách một con của quốc gia này và số trẻ em gái bị bỏ rơi do tính nhạy cảm của vấn đề.

Theo Ngôi sao

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông gửi tiết kiệm 67 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút chỉ còn 120 nghìn: Hé lộ sự thật phũ phàng

Người đàn ông gửi tiết kiệm 67 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút chỉ còn 120 nghìn: Hé lộ sự thật phũ phàng

Tiêu điểm - 5 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông ngỡ ngàng sau khi nhận được thông báo từ nhân viên ngân hàng và đã phải báo cảnh sát vào cuộc điều tra.

Bắn laser vào đá Sao Hỏa, tàu NASA tìm ra manh mối sự sống

Bắn laser vào đá Sao Hỏa, tàu NASA tìm ra manh mối sự sống

Tiêu điểm - 7 giờ trước

Những tảng đá nằm rải rác trên bề mặt Sao Hỏa chứa bằng chứng về một thế giới có thể từng tràn ngập sự sống y hệt như Trái Đất.

Vì sao kim loại hiếm này có thể nhai như kẹo cao su – nhưng không nên thử?

Vì sao kim loại hiếm này có thể nhai như kẹo cao su – nhưng không nên thử?

Tiêu điểm - 18 giờ trước

Trong một video thử nghiệm, Youtuber Stevens cho biết rằng "cắn vào indium không khó như tôi tưởng, nó giống như nhai kẹo Milk Duds để trong tủ lạnh."

5 chú mèo thành 'idol mạng', có hàng triệu người hâm mộ khắp thế giới

5 chú mèo thành 'idol mạng', có hàng triệu người hâm mộ khắp thế giới

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Nàng mèo Thái sang chảnh, chú mèo "ngầu" Trung Quốc hay chú mèo lướt sóng Hawaii... là những ngôi sao mạng có vô số người hâm mộ trên khắp thế giới.

Thi thể Hoa hậu Du lịch Myanmar 2018 được phát hiện sau động đất thảm khốc

Thi thể Hoa hậu Du lịch Myanmar 2018 được phát hiện sau động đất thảm khốc

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Sau vụ sập chung cư Sky Villa tại Mandalay hôm 28/3, thi thể Sili Mee - Miss Tourism World Myanmar 2018 - được tìm thấy dưới đống đổ nát.

Tìm kiếm máy bay MH370: Cập nhật thông tin mới nhất

Tìm kiếm máy bay MH370: Cập nhật thông tin mới nhất

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Hơn 11 năm sau khi chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích, chính phủ Malaysia đã chính thức phê duyệt một cuộc tìm kiếm MH370 mới nhằm lần ra dấu vết của chiếc máy bay xấu số.

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Vũ khí lợi hại bậc nhất của loài chim này là bộ móng nhọn và sắc như dao. Bộ vuốt sắc nhọn kết hợp với những cú bổ nhào đạt vận tốc lên tới 250 km/h có thể giết chết các con mồi cỡ nhỏ như cáo, thỏ, lợn rừng, thậm chí cả chó sói hay sư tử con.

Viên kim cương đen dính phải 'lời nguyền' huyền bí, hiện ở đâu?

Viên kim cương đen dính phải 'lời nguyền' huyền bí, hiện ở đâu?

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Đây là một trong những viên kim cương nổi tiếng nhất trên thế giới.

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Thành phố Mandalay, đô thị lớn thứ hai Myanmar vẫn ngổn ngang, đổ nát. Đây là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do nằm trong vùng tâm chấn động đất hôm 28/3.

Top