Đa số điểm bán thuốc lá đều vi phạm quy định
GiadinhNet - Theo quy định, mỗi điểm bán thuốc lá chỉ được trưng bày không quá 1 bao, 1 tút hoặc 1 hộp của 1 nhẫn hiệu thuốc lá. Tuy nhiên hầu như không có cửa hàng nào thực hiện đúng quy định này.
Quy định 1 đằng, quảng cáo 1 nẻo
Mặc dù Luật phòng chống tác hại (PCTH) thuốc lá đã quy định tại các điểm bán lẻ không được trưng bày quá một bao, một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá, tuy nhiên, kết quả nghiên cứu, giám sát của Trường Đại học Y tế Công cộng cho thấy có hơn 90% các điểm bán thuốc lá vi phạm quy định này. Việc quảng cáo thuốc lá tại các điểm bán cũng góp phần gia tăng tỷ lệ người hút thuốc.
Trong khi đó, công tác thực hiện môi trường không khói thuốc tại Việt Nam thời gian qua gặp một số khó khăn như: tỷ lệ hút thuốc trong nam giới còn rất cao, ý thức tuân thủ quy định cấm hút thuốc của người dân còn hạn chế, lãnh đạo nhiều cơ quan, đơn vị chưa quan tâm thực hiện quy định này.
Hiện công tác phòng chống tác hại của thuốc lá của Việt Nam cũng còn nhiều khó khăn. Giá và thuế là những biện pháp quan trọng để giảm người tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt thanh thiếu niên. Kinh nghiệm các nước cho thấy biện pháp thuế đóng góp tới 60% vào việc giảm người tiêu dùng thuốc lá. Theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới, thuế thuốc lá phải chiếm 65-80% giá bán lẻ mới có tác dụng trong việc giảm tiêu thụ thuốc lá. Trong khi đó thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá của Việt Nam mới chiếm 42% giá bán lẻ.
Hiện nay, Quốc hội đang xem xét dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, với mức thuế theo đề xuất trong Dự thảo Luật sẽ không có tác dụng giảm tiêu dùng thuốc lá và không giúp đạt mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về PCTH của thuốc lá và Công ước Khung.
Biết có hại vẫn hút
Thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện nhiều chương trình tọa đàm, phóng sự về tác hại của sử dụng thuốc lá; tổ chức các cuộc thi sáng tác bài hát, video clip, vẽ tranh, xây dựng thông điệp, thi viết về PCTH thuốc lá, đồng thời tổ chức các chiến dịch truyền thông vận động thực thi Luật và các chính sách PCTH Thuốc lá.
Kết quả Điều tra sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành năm 2010 tại Việt Nam cho thấy 95% người trưởng thành tin rằng hút thuốc lá gây bệnh tật và ốm đau nghiêm trọng, 87,0% người trưởng thành tin rằng người hút thuốc thụ động cũng mắc các bệnh giống như người hút thuốc. Đa số người dân đều ủng hộ các chính sách PCTH thuốc lá mạnh mẽ và mong muốn được sống và làm việc trong môi trường không khói thuốc lá.
Bộ Y tế đã có văn bản gửi các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình PCTH thuốc lá. Hiện đã có 19 tỉnh, thành phố thành lập Ban chỉ đạo, 36 tỉnh/thành phố, 10 Bộ, ngành và 4 tổ chức đoàn thể ban hành kế hoạch triển khai Luật PCTH thuốc lá. Tại các tỉnh, thành phố, nhiều hoạt thiết thực được triển khai như đưa nội dung phòng chống tác hại thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hàng năm, đưa quy định cấm hút thuốc nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị.
Để đạt mục tiêu quốc gia về giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá phải tăng từ 65% lên 105% vào năm 2015 và tăng lên 145% vào năm 2018. Khi đó nguồn thu của Nhà nước từ thuế thuốc lá mới tăng lên đáng kể và sẽ làm giảm khoảng 1% người hút thuốc/năm. Trường hợp giữ cho sức mua thuốc lá không tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt cần tăng từ 65% lên 85% vào năm 2015 và tăng lên 105% từ năm 2018”.
H.P

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 22 phút trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 2 giờ trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Nhiều người lớn mắc sởi chuyển nặng, phải can thiệp thở máy
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

7 loại thực phẩm dễ gây mất ngủ nhất
Sống khỏe - 10 giờ trướcNghiên cứu cho thấy, thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây ra mất ngủ ở nhiều người. Vậy đâu là những thực phẩm nằm trong danh sách này?

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng đầu cổ
Sống khỏe - 11 giờ trướcHội chứng đầu cổ là một tình trạng phức tạp, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tạo ra sự không thoải mái và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng
Bệnh thường gặpGĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.