Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đại đô thị TPHCM 47 năm sau ngày thống nhất đất nước

Thứ bảy, 12:57 30/04/2022 | Xã hội

47 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022), TPHCM có bước tiến dài trong xây dựng và phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.

Đại đô thị TPHCM 47 năm sau ngày thống nhất đất nước - Ảnh 1.

Định hướng phát triển đến năm 2025, TPHCM là đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại. Cùng với đó, ngoài nỗ lực phát triển toàn diện mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thành phố tập trung tiềm lực đẩy mạnh chỉnh trang và phát triển đô thị, triển khai các dự án phát triển nhà ở xã hội và thu hút đầu tư xây dựng các khu đô thị mới.

Thành phố xác định chương trình đột phá đến năm 2025 là phát triển hạ tầng thành phố. Với tinh thần này, TPHCM sẽ phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là đầu tư phát triển hạ tầng dịch vụ, hạ tầng viễn thông, hạ tầng số, hạ tầng công nghiệp và hạ tầng giao thông (Ảnh: Hoàng Giám).

Những công trình mới làm thay đổi diện mạo thành phố

Đại đô thị TPHCM 47 năm sau ngày thống nhất đất nước - Ảnh 2.

Công viên Mê Linh và bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) được khánh thành ngày 17/3/2022. Đây là hai công trình vừa được đầu tư nhằm chỉnh trang diện mạo thành phố. Theo Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TPHCM, hai công trình này là không gian văn hóa quan trọng, tạo điểm đến cho người dân và lưu giữ lại nhiều giá trị lịch sử (Ảnh: Hoàng Giám).

Đại đô thị TPHCM 47 năm sau ngày thống nhất đất nước - Ảnh 3.

Toàn cảnh Phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1) hướng ra bến Bạch Đằng (Ảnh: Hải Long).

Đại đô thị TPHCM 47 năm sau ngày thống nhất đất nước - Ảnh 4.

Việc trùng tu cột cờ Thủ Ngữ trên bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) hoàn tất trong năm 2021 khiến nơi đây mang diện mạo mới mẻ. Cùng với Bến Nhà Rồng, Bến Bạch Đằng và Cầu Móng, Cột cờ Thủ Ngữ góp phần tạo nên quần thể lịch sử - văn hóa đặc trưng ở trung tâm thành phố (Ảnh: Hải Long).

Đại đô thị TPHCM 47 năm sau ngày thống nhất đất nước - Ảnh 5.

Cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn vừa chính thức thông xe ngày 28/4/2022. Cầu dài 1.465m với 6 làn xe, kinh phí đầu tư hơn 3.100 tỷ đồng, nối liền quận 1 với TP Thủ Đức. Cầu đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông trên đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Cảnh, cầu Sài Gòn và hầm Thủ Thiêm (Ảnh: Hoàng Giám).

Đại đô thị TPHCM 47 năm sau ngày thống nhất đất nước - Ảnh 6.

Hàng loạt công trình hạ tầng đô thị đang được triển khai ở Thủ Thiêm (TP Thủ Đức). Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM, Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ tiếp tục được đầu tư, phát triển hệ thống không gian đô thị, gồm các công trình trọng điểm như: Khu phức hợp khách sạn, phức hợp tháp quan sát, quảng trường lớn, cung thiếu nhi… (Ảnh: Hoàng Giám).

Đại đô thị TPHCM 47 năm sau ngày thống nhất đất nước - Ảnh 7.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm có tổng diện tích 657 ha, nằm ở bờ đông sông Sài Gòn đối diện quận 1 (TPHCM). Khu đô thị này được quy hoạch với các chức năng chính là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của thành phố, khu vực và có vị trí quốc tế, là trung tâm văn hóa, giải trí (Ảnh: Hoàng Giám).

Đại đô thị TPHCM 47 năm sau ngày thống nhất đất nước - Ảnh 8.

Hạ tầng quận 1 (TPHCM) khu vực triển khai nhà ga ngầm Bến Thành, thuộc dự án tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Đây là dự án đường sắt đô thị đầu tiên tại TPHCM, dài 19,8km, được kỳ vọng kết nối giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong tương lai.

Đại đô thị TPHCM 47 năm sau ngày thống nhất đất nước - Ảnh 9.

Công trường metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) trên đường Lê Lợi (quận 1) vừa tháo dỡ lô cốt và tiếp tục bàn giao một đoạn gần Nhà hát Thành phố (Ảnh: Hoàng Giám).

Đại đô thị TPHCM 47 năm sau ngày thống nhất đất nước - Ảnh 10.

Song song Xa lộ Hà Nội là tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đang trong giai đoạn hoàn thiện nhà ga và đường dẫn trên cao. Dự kiến toàn tuyến metro này sẽ vận hành thử nghiệm trong năm 2022 (Ảnh: Hoàng Giám).

TPHCM "xưa và nay"

Nhắc đến TPHCM, nhiều người nhớ đến những công trình có giá trị lịch sử - văn hóa đặc biệt, nổi tiếng khắp cả nước. Tiêu biểu có thể kể đến là Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố và Trụ sở UBND TPHCM. Đây là những công trình mang dáng dấp "Sài Gòn xưa" giữa trung tâm thành phố.

Đại đô thị TPHCM 47 năm sau ngày thống nhất đất nước - Ảnh 11.

Nhà thờ Đức Bà (quận 1) - một trong những biểu tượng văn hóa của thành phố được xây dựng từ năm 1863. Công trình đặc biệt này hiện đang được trùng tu, dự kiến hoàn thành vào năm 2025 (Ảnh: Hoàng Giám).

Đại đô thị TPHCM 47 năm sau ngày thống nhất đất nước - Ảnh 12.

Bưu điện Trung tâm Thành phố được xây dựng từ năm 1886 cũng là một trong những biểu tượng văn hóa - lịch sử của thành phố. Năm 2021 công trình này được UBND TPHCM ra quyết định công nhận là điểm du lịch để phục vụ tốt hơn nhu cầu tham quan của người dân, du khách (Ảnh: Hoàng Giám).

Đại đô thị TPHCM 47 năm sau ngày thống nhất đất nước - Ảnh 13.

Trụ sở UBND TPHCM phía mặt tiền đường Lê Thánh Tôn, quận 1. Công trình này đã hơn 130 năm tuổi, nổi tiếng bậc nhất TPHCM và cả nước (Ảnh: Hoàng Giám).

Đại đô thị TPHCM 47 năm sau ngày thống nhất đất nước - Ảnh 14.

Trung tâm TPHCM nhìn từ hướng Thủ Thiêm lung linh ánh đèn đêm (Ảnh: Hoàng Giám).

Đại đô thị TPHCM 47 năm sau ngày thống nhất đất nước - Ảnh 15.

Hạ tầng nhà ở đô thị ven trục đường Mai Chí Thọ, TP Thủ Đức. TP Thủ Đức được thành lập vào cuối năm 2020, trực thuộc TPHCM. Thành phố trẻ này đang tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển. Thị trường bất động sản tại đây nhận được sự quan tâm lớn kể từ khi trở thành thành phố (Ảnh: Hoàng Giám).

Đại đô thị TPHCM 47 năm sau ngày thống nhất đất nước - Ảnh 16.

Nút giao thông ngã ba Cát Lái (TP Thủ Đức) được đưa vào sử dụng năm 2010. Nút giao này nằm ở điểm cuối của đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ kết nối với Xa lộ Hà Nội. Đây là tuyến đường quan trọng bậc nhất cửa ngõ phía Đông, nối TPHCM với các tỉnh Đông Nam Bộ. Đây cũng là một trong những nút giao thông "biểu tượng" của TP Thủ Đức và TPHCM (Ảnh: Hoàng Giám).

Đại đô thị TPHCM 47 năm sau ngày thống nhất đất nước - Ảnh 17.

Nút giao thông An Phú thuộc TP Thủ Đức. Đây là điểm giao cắt của nhiều tuyến đường như Mai Chí Thọ, Lương Định Của và đường dẫn vào cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây. TPHCM đang đề xuất các phương án xây thêm hầm chui, cầu vượt tại đây để giảm ùn tắc giao thông (Ảnh: Hoàng Giám).

Đại đô thị TPHCM 47 năm sau ngày thống nhất đất nước - Ảnh 18.

Đô thị quận Bình Thạnh với điểm nhấn là tòa nhà Landmark 81 cao nhất cả nước (461m). Kể từ sau khi khánh thành năm 2018, công trình này được xem là biểu tượng mới trong không gian đô thị và sự phát triển của thành phố (Ảnh: Hoàng Giám).

Đại đô thị TPHCM 47 năm sau ngày thống nhất đất nước - Ảnh 19.

Hạ tầng giao thông, đô thị trục đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh (Ảnh: Hoàng Giám).

Đại đô thị TPHCM 47 năm sau ngày thống nhất đất nước - Ảnh 20.

Khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7, TPHCM). Đây hiện là công trình đô thị tiêu biểu, đi kèm với chất lượng dịch vụ hạ tầng nhà ở tốt, hoàn thiện bậc nhất TPHCM (Ảnh: Hoàng Giám).

Đại đô thị TPHCM 47 năm sau ngày thống nhất đất nước - Ảnh 21.

Kênh Tàu Hủ lung linh ánh đèn đêm (Ảnh: Hoàng Giám).

Đại đô thị TPHCM 47 năm sau ngày thống nhất đất nước - Ảnh 22.

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè dài gần 8,7km, chảy qua các quận như Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, quận 3, quận 1 và đổ ra sông Sài Gòn. Hơn 30 năm trước, con kênh ô nhiễm nặng, bốc mùi hôi thối, hai bên bờ nhà cửa lụp xụp.

Năm 1993, chính quyền thành phố có kế hoạch đầu tư cải tạo và xây dựng hai tuyến đường ven kênh. Khởi công vào tháng 3/2003, sau gần 10 năm thi công, dự án cải tạo môi trường kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hoàn thành trong sự vui mừng của người dân thành phố (Ảnh: Hoàng Giám).

Dự báo thời tiết 30/4: Cả nước mưa to nhiều nơi ngày đầu nghỉ lễ, người dân đi du lịch cần lưu ý điều gì?Dự báo thời tiết 30/4: Cả nước mưa to nhiều nơi ngày đầu nghỉ lễ, người dân đi du lịch cần lưu ý điều gì?

GiadinhNet - Khoảng đêm nay (30/4) và ngày mai khu vực Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của một đợt gió mùa Đông Bắc gây mưa giông. Ngày mai, trời chuyển lạnh, vùng núi chuyển rét.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hàng chục con trâu bò chết bất thường ở xã vùng cao  Kỳ  Sơn

Hàng chục con trâu bò chết bất thường ở xã vùng cao Kỳ Sơn

Xã hội - 57 giây trước

GĐXH - UBND xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã huy động lực lượng và nguồn hóa chất để tiêu độc, khử trùng các khu vực trại chăn nuôi có trâu, bò chết hoặc mắc bệnh ung khí thán nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Hà Nội: Hơn 300 bộ hài cốt đã được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Hơn 300 bộ hài cốt đã được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 21 phút trước

GĐXH - Tính đến 25/11, trong quá trình thi công hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Tây Sơn, quận Đống Đa (TP Hà Nội), công nhân đã phát hiện hơn 300 bộ hài cốt.

Nam thanh niên bị xe tải cán trọng thương khi đang ngồi trước cửa kho hàng

Nam thanh niên bị xe tải cán trọng thương khi đang ngồi trước cửa kho hàng

Đời sống - 35 phút trước

GĐXH - Chiếc xe tải trong lúc di chuyển ra khỏi kho hàng thì bất ngờ cán trúng một nam thanh niên đang ngồi trước cửa kho. Vụ tai nạn khiến nạn nhân bị thương nặng, phải nhập viện cấp cứu.

Mê mẩn vườn hồng cổ đỏ rực, du khách khắp nơi đổ xô về săn những bức ảnh triệu view

Mê mẩn vườn hồng cổ đỏ rực, du khách khắp nơi đổ xô về săn những bức ảnh triệu view

Đời sống - 58 phút trước

GĐXH - Mùa hồng chín ở núi Đại Huệ, xã Nam Anh (huyện Nam Đàn, Nghệ An) bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Vì vậy, đến núi Đại Huệ những ngày này, du khách sẽ được ngắm nhìn những vườn hồng rực rỡ ngút ngàn.

3 con giáp vận đỏ vây quanh, cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp những ngày cuối năm

3 con giáp vận đỏ vây quanh, cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp những ngày cuối năm

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH – Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, trong tuần cuối cùng của tháng 11 này, đây là 3 con giáp vận đỏ vây quanh, cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Người bị rối loạn nhận biết 3 màu này có thể không được lái xe từ 1/1/2025

Người bị rối loạn nhận biết 3 màu này có thể không được lái xe từ 1/1/2025

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về sức khỏe đối với lái xe trong đó có lưu ý các bệnh về mắt. Những người có vấn đề về mắt cần lưu ý điều gì?

Sạt lở làm sập nhà dân ở miền núi Thừa Thiên - Huế, 2 người bị thương

Sạt lở làm sập nhà dân ở miền núi Thừa Thiên - Huế, 2 người bị thương

Thời sự - 3 giờ trước

Ngọn đồi sạt lở vùi lấp một phần ngôi nhà có 8 thành viên ở huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên - Huế) khiến hai người bị thương, tài sản chưa thể di dời ra ngoài.

Hà Nội: Cháy lớn tại quán bar trên phố Hai Bà Trưng

Hà Nội: Cháy lớn tại quán bar trên phố Hai Bà Trưng

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Sáng 25/11, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại một cơ sở kinh doanh quán bar trên phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Hiện các lực lượng chức năng vẫn đang triển khai công tác chữa cháy, khống chế ngọn lửa.

Sang năm 2025, có 4 con giáp sẽ đạt đỉnh cao sự nghiệp

Sang năm 2025, có 4 con giáp sẽ đạt đỉnh cao sự nghiệp

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Khi bánh xe của thời gian tiếp tục lăn bánh, năm 2025 được dự báo sẽ mang lại sự thay đổi vô cùng tích cực cho 4 con giáp dưới đây.

Hà Nội: Danh tính 4 nạn nhân trong vụ xe máy lao xuống mương nước ở Chương Mỹ

Hà Nội: Danh tính 4 nạn nhân trong vụ xe máy lao xuống mương nước ở Chương Mỹ

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) đang khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc khiến 4 người trong cùng một gia đình tử vong dưới mương nước tại xã Đồng Lạc tối 24/11.

Top