Dân Hà thành rủ nhau tích rác, ủ phân trong nhà
Cơm thừa, cọng rau, nước vo gạo, vỏ hoa quả,... tất cả những thứ trước đó được tống ngay vào sọt rác thì nay người dân ở Hà Nội giữ lại, tích thành núi trong nhà để ủ thành phân hữu cơ. Thậm chí, nhiều nhà còn mua thêm rác rau, rác vỏ hoa quả để có thể ủ được đủ số phân mình cần dùng.
Tích cả núi rác trong nhà
Tranh thủ lúc vừa mới nấu bữa cơm chiều xong, chị Nguyễn Thị Hà Duyên ở Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) lại xách mấy túi nilon chứa đầy rác lên trên sân thượng tầng 3 nhà mình để đổ vào 3 chiếc thùng phuy to. Chị khoe: “Khoảng 3 năm nay rồi, từ khi tôi trồng rau sạch ăn, một cọng rác cũng được giữ lại để bỏ vào 3 chiếc thùng phi này ủ phân”.
Tất cả các loại từ thức ăn thừa, nước vo gạo, gốc rau, vỏ hoa quả,... đều được chị giữ lại ủ thành phân hữu cơ bón cho ruộng rau sạch chị trồng trên sân thượng.

Vỏ hoa quả được dùng để ủ phân
“Mình trồng rau cho gia đình ăn nên không muốn dùng phân hóa học, tự làm phân hữu cơ để bón cho rau nên mới tích rác đầy trong nhà như vậy. Còn cái chuyện tự ủ phân này thì tôi học được từ kinh nghiệm của ông bà ở quê vẫn tự ủ phân chuồng để bón cho lúa”, chị nói.
Chị Duyên cũng tiết lộ, công thức ủ phân cực kỳ đơn giản. Chỉ cần chuẩn bị thùng xốp (nhà chị dùng thùng phuy vì to, có thể ủ được nhiều) có nắp đậy. Hằng ngày, thức ăn thừa bao gồm: nước vo gạo, cơm canh thừa, gốc rau, vỏ dưa, vỏ chuối,... được gom lại đổ hết vào thùng. Lưu ý, mỗi ngày phải lấy gậy khuấy đều lên một lần để cho rác ngập nước dễ phân hủy.
Ủ khoảng một tuần hoặc lâu hơn càng tốt, sau đó, chắt nước đó sang một cái thùng khác để tích trữ dùng làm phân tưới rau dần. Rác tiếp tục gom hàng ngày lại đổ vào ủ như bình thường. Đến khi dùng nước phân đã ủ thì pha loãng ra cùng với nước sạch rồi tưới lên rau, chị Duyên cho hay.

Các loại rác đều được tận dụng để ủ phân hữu cơ bón rau (ảnh Hoàng Hương)
Theo chị Duyên, loại phân hữu cơ tự ủ tưới cho rau cực tốt, rau xanh non mỡ màng. Tuy nhiên, phân có mùi hơi khó chịu do rác phân hủy, thậm chí, thùng ủ phân nhiều khi còn có giòi bọ.
“Tôi ngửi mãi rồi thành quen, song, hàng xóm thì hay ca thán bởi hôm nào mở nắp thùng lấy phân tưới cho rau, mùi phân bay ra cách 1-2 nhà vẫn ngửi thấy”. chị nói.
Tương tự, chị Trần Thị Loan ở Núi Trúc (Ba Đình, Hà Nội) cũng có thói quen tích đầy rác trong nhà từ 2 năm nay để ủ phân hữu cơ bón rau.
“Ngoài ủ phân nước, tôi còn ủ luôn với đất trước khi trồng rau khoảng nửa tháng”. Chị nói và cho biết, cách này được áp dụng để làm cho đất tới xốp và có nhiều chất dinh dưỡng hơn. Còn rác ủ thì cũng dùng các loại rác giống như rác ủ với nước. Cứ một lớp rác, một lớp đất cho đến khi đầy lên miệng nắp thùng.
“Nhờ tích từng cọng rác trong nhà mà trong hai năm trồng rau sạch, tôi chưa từng phải bỏ một đồng nào để mua các loại phân hóa học về bón cho rau. Trong khi đó, rau vẫn xanh tốt, ăn lại cực kỳ yên tâm, không sợ độc hại”, chị khoe.

Nhờ được bón phân hữu cơ ủ từ rác mà rau luôn xanh tốt và sạch
Bỏ tiền mua rác
Không những gom đủ các loại rác trong nhà, nhiều người ở Hà Nội còn bỏ tiền mua rác rau ngoài chợ về tích đầy nhà để ủ thành phân hữu cơ.
Chị Phan Diệu Linh (Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, nhà chị trồng vườn rau trên sân thượng rộng 40m2. Nếu chỉ dùng rác trong nhà làm phân hữu cơ bón cho rau thì không thể đủ nên chị phải mua thêm rác ngoài chợ.
“Nói là mua nhưng số tiền bỏ ra mỗi lần chỉ 5.000-10.000 đồng cho cả một bao tải rác to đùng”. Chị cho hay, các bà hàng rau hay hàng hoa quả ở chở thường hái rau, bổ hoa quả sẵn cho khách nên có cả đóng gốc rau, vỏ hoa quả thừa ra. Do đó, khi đi chợ chỉ cần nói mấy người bán để lại cho chị, chị trả cho họ vài nghìn đồng là họ đồng ý ngay.
“Có hôm mua 10.000 đồng tiền rác mà được tận 2 bao tải to. Lúc đó, chất lên xe máy chở rác về mà mẹ chồng tôi bảo mua được rác còn vui hơn bắt được vàng”, chị cho hay.
Thừa nhận, bà Nguyễn Thị Liên ở chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng cho biết, ngày trước bà bán rau, mỗi lần ngồi nhặt rau sẵn cho khách, gốc rau không biết bỏ đi đâu. Những lúc đó, bà phải đóng thêm tiền cho người gom rác vì gốc rau, rác tại sạp rau của bà thải ra quá nhiều.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, không những không phải đóng thêm tiền đổ rác, bà còn bán được cho người dân.
“Mới đầu thấy mọi người hỏi tôi ngạc nhiên lắm, hỏi mua rác về làm gì thì họ bảo để ủ làm phân bón rau. Sau đó một thời gian, càng ngày người hỏi mua càng nhiều nên mấy mối quen bèn đặt trước tôi, mỗi người lấy một ngày”, bà Liên nói.
Theo VietnamNet.vn

Giải trí đỉnh cao, ngập tràn quà tặng đa năng với SCTV
Sản phẩm - Dịch vụ - 2 giờ trướcSCTV luôn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất với các chương trình giải trí đỉnh cao và ngập tràn quà tặng. Đặc biệt, từ ngày 01/10/2023 đến 31/12/2023, SCTV triển khai chương trình khuyến mại "Hòa mạng miễn phí, kèm quà cực chất" dành cho tất cả khách hàng cá nhân và hộ gia đình sử dụng dịch vụ SCTV.

Thu hoạch ‘súng ma’ nơi đầu nguồn biên giới An Giang
Sản phẩm - Dịch vụ - 7 giờ trướcNước lũ tràn về phủ trắng các cánh đồng khu vực đầu nguồn tỉnh An Giang cũng là lúc bà con nông dân thu hoạch bông súng kiếm thêm thu nhập.

Hàng loạt shophouse rao bán, cho thuê tại Hà Nội rơi vào tình trạng ế ẩm nhiều năm
Sản phẩm - Dịch vụ - 7 giờ trướcGĐXH - Nhiều lô shophouse trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm xuất hiện trên thị trường nhiều năm nhưng vẫn trong tình trạng "cửa đóng then cài".

Hà Nội: Hàng trăm quả lê nâu, lê sữa Trung Quốc được 'phù phép' thành lê Hàn Quốc chính hãng, giá bán trên trời
Sản phẩm - Dịch vụ - 8 giờ trướcGĐXH - Mặc dù lê xuất xứ Trung Quốc nhưng cửa hàng trái cây nhập khẩu tại số 97 Trần Duy Hưng (Cầu Giấy) lại tự ý dán tem xuất xứ Hàn Quốc, bán cho người tiêu dùng với giá trung bình từ 160.000 – 250.000 đồng/kg.

Giá vàng hôm nay 29/9: Vàng nhẫn giảm sốc, mất 800 nghìn đồng/lượng chỉ trong vài ngày
Giá cả thị trường - 10 giờ trướcGĐXH - Giá vàng hôm nay tiếp tục giảm mạnh với vàng nhẫn, giá vàng nhẫn đã giảm khoảng 800.000 đồng/lượng so với mức đỉnh 58 triệu đồng/lượng.

Dùng sinh trắc học khi chuyển tiền để hạn chế lừa đảo
Bảo vệ người tiêu dùng - 13 giờ trướcGĐXH - Dùng sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ là một trong những giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai nhằm ngăn chặn tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản trên không gian mạng.

Ngân hàng có lãi cao kỷ lục 11%; 2 tỷ gửi sau 13 tháng có lãi bao nhiêu là cao nhất?
Giá cả thị trường - 13 giờ trướcGĐXH - Lãi suất tiết kiệm kì hạn 13 tháng trong hệ thống ngân hàng dao động quanh ngưỡng 5,1 - 11%. Nhưng để hưởng mức lãi 11%, người gửi cần biết những điều kiện đi kèm.

Có bao nhiêu tiền mới nên mua chung cư để không phải lâm cảnh bán tháo, nợ nần?
Giá cả thị trường - 13 giờ trướcGĐXH - Nên mua chung cư khi có bao nhiêu tiền luôn là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, đặc biệt là giới trẻ.

Ecopark được Bộ Công an tặng bằng khen điển hình tiên tiến về Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Sản phẩm - Dịch vụ - 14 giờ trướcTrong khuôn khổ "Lễ phát động toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn và cứu hộ" (PCCC và CNCH), diễn ra tối ngày 28/09/2023, do Bộ Công an tổ chức, Công ty Cổ phần Tập đoàn Ecopark đã vinh dự nhận được bằng khen "Tôn vinh điển hình tiên tiến về PCCC và CNCH hộ năm 2023".

Rao bán la liệt sâm Ngọc Linh mập ú, giá chỉ 300 nghìn đồng/củ
Giá cả thị trường - 16 giờ trướcSâm Ngọc Linh được ví như “quốc bảo” của Việt Nam với giá bán siêu đắt đỏ. Song, những ngày này, sâm Ngọc Linh được rao bán rầm rộ trên mạng xã hội. Những củ sâm mập ú 6-8 tuổi giá chỉ 300.000 đồng/củ.

So sánh ngân hàng lãi suất cao nhất 11%; 500 triệu gửi tiết kiệm 12 tháng ngân hàng nào cho lãi cao nhất?
Giá cả thị trườngGĐXH - Có ngân hàng trả lãi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng lên tới 11% nhưng lại có điều kiện đi kèm. Có 500 triệu gửi vào ngân hàng nào sẽ cho lãi cao nhất?