Công bố sách hướng dẫn chăm sóc tích hợp cho người cao tuổi ở tuyến y tế cơ sở
GiadinhNet – Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cuốn sách được xây dựng dựa trên nhiều nghiên cứu được thực hiện trên toàn cầu bởi các chuyên gia hàng đầu về già hóa khỏe mạnh và những người đã tâm huyết cống hiến cho công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong thời gian qua.
Chiều 1/10 - đúng Ngày Quốc tế người cao tuổi - Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) phối hợp với WHO tổ chức Hội thảo công bố Sách hướng dẫn chăm sóc tích hợp cho người cao tuổi ở tuyến y tế cơ sở.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: N.Mai
Phát biểu khai mạc buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết: Thế kỷ XXI được gọi là thế kỷ già hóa dân số. Trên thế giới từ năm 2000 đến năm 2050, tỷ lệ dân số trên 60 tuổi sẽ tăng gấp đôi từ 11% đến 22%. Số lượng người từ 60 tuổi trở lên (tuổi 60 ) được dự báo sẽ tăng lên 1,4 tỷ người vào năm 2030 và 2,1 tỷ người vào năm 2050.
Trong đó, các nước ASEAN hiện có gần 60 triệu người cao tuổi chiếm 9,3% tổng dân số. Dự báo đến năm 2050, số người cao tuổi sẽ tăng lên 24% tổng dân số và trở thành khu vực dân số già.

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: N.Mai
Tại Việt Nam, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, năm 2011, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số. Năm 2019, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 11,86% dân số. Dự báo, tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng lên 16,66% vào năm 2029 và lên 26,10% vào năm 2049.
"Nước ta là một trong số những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Trong khi các nước phát triển mất nhiều thập kỷ, có nước hàng thế kỷ mới chuyển đổi từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già như: Pháp: 115 năm; Australia: 73 năm trong khi đó, ở Việt Nam chỉ khoảng 26 năm", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết.

Ông Kidong Park - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam. Ảnh: N.Mai
Các nhà nhân khẩu học nhận định, tuổi thọ tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chăm sóc sức khỏe nói riêng. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, giao thông, vui chơi giải trí… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chương trình, hoạt động đã được triển khai để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Từ phải sang: Ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số; bà Nguyễn Thị Ngọc Lan - Phó Tổng cục trưởng; PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tại Hội thảo. Ảnh: N.Mai
Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030. Ngày 11/9 vừa qua, Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án này.
"Đề án được xây dựng và triển khai sẽ tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp, pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Với các mục tiêu, giải pháp đồng bộ, trong đó là tập trung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở cộng đồng bảo đảm cho mọi người cao tuổi được thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng ngày càng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) đánh giá cao cuốn tài liệu ICOPE và phần mềm trên điện thoại trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng. Ảnh: N.Mai
Tại Hội thảo, ông Kidong Park – Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam cho biết: Hướng tới mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, WHO tin tưởng rằng mọi người cần có cơ hội được sống lâu dài và khỏe mạnh.
Trong đó, khi con người ngày càng có tuổi thì nhu cầu họ cần không chỉ là chăm sóc sức khỏe mà là chăm sóc dài hạn về mặt xã hội và quan trọng nhất là cần một môi trường để giúp họ được là chính mình và được làm những điều mà họ cảm thấy trân trọng, ý nghĩa trong phần còn lại của cuộc sống.
Theo ông Kidong Park, WHO đã xây dựng cuốn tài liệu Hướng dẫn chăm sóc tích hợp cho người cao tuổi (ICOPE). Cuốn sách được xây dựng dựa trên nhiều nghiên cứu được thực hiện trên toàn cầu bởi các nhà chuyên môn, các chuyên gia hàng đầu về già hóa khỏe mạnh và những người đã tâm huyết cống hiến cho công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong thời gian qua.

Cuốn sách hướng dẫn chăm sóc tích hợp cho người cao tuổi ở tuyến y tế cơ sở. Ảnh: N.Mai
Theo Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cuốn sách cung cấp lộ trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi một cách thực tiễn để nhân viên y tế tại cộng đồng có thể thực hiện theo một cách dễ dàng nhằm mục tiêu phát hiện ra những dấu hiệu suy giảm về sức khỏe ở người cao tuổi và giúp họ xây dựng cách chăm sóc mang tính cá nhân hóa tại gia đình.
Bằng cách đó, có thể làm chậm lại hoặc đảo ngược quá trình suy giảm ở người cao tuổi. Điều này được thực hiện với chi phí thấp nhưng là cốt lõi trong vấn đề già hóa khỏe mạnh. Hơn nữa, cuốn sách càng có ý nghĩa trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn ra trên toàn cầu, trong đó, người cao tuổi là nhóm người dễ bị dịch bệnh tấn công.

Ông Nguyễn Xuân Trường - Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và chất lượng dân số (Tổng cục Dân số, Bộ Y tế). Ảnh: N.Mai
Theo ông Kidong Park, ngoài 6 ngôn ngữ được dùng tại Liên Hợp Quốc, Việt Nam là quốc gia đầu tiên dịch cuốn sách này ra tiếng Việt. "Tôi rất vui mừng khi thông báo, cuốn sách này đã được dịch ra tiếng Việt. Không những thế, chúng ta còn có 1 phần mềm mang tên ICOPE trên điện thoại thông minh. Phần mềm này cũng hoàn toàn bằng tiếng Việt. Chúng ta có thể tải tài liệu về và dễ dàng sử dụng", Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nói.
Đánh giá cao cuốn sách và phần mềm ICOPE trên điện thoại, ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) cho biết, đây là tài liệu rất tốt cho tuyến y tế cơ sở trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thời gian tới.


Các đại biểu thảo luận về ý nghĩa của cuốn sách và cách sử dụng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Ảnh: N.Mai
Đặc biệt, tài liệu này sẽ giúp cho hệ thống cộng tác viên dân số ở cơ sở có thể thực hiện mục tiêu kép, vừa làm công tác kế hoạch hóa gia đình vừa có thể trở thành những người thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
Hơn nữa, nội dung cuốn sách phù hợp với định hướng tập trung chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng như trong dự thảo Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 của Việt Nam và phù hợp với chiến lược hành động toàn cầu đối với vấn đề già hóa và sức khỏe của WHO.
Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Doãn Tú, thời gian tới, Tổng cục sẽ tổ chức phổ biến, hướng dẫn sử dụng cuốn tài liệu này cho các cán bộ, cộng tác viên dân số và y tế, nhất là tuyến cơ sở để sử dụng trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.


Lãnh đạo Bộ Y tế, Tổng cục Dân số và WHO đã trao tượng trưng cuốn tài liệu này cho đại diện các Bộ, ban ngành có liên quan và đại diện Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh tham dự Hội thảo. Ảnh: N.Mai
Tại Hội thảo, lãnh đạo Bộ Y tế, Tổng cục Dân số và WHO đã trao tượng trưng cuốn tài liệu này cho đại diện các Bộ, ban ngành có liên quan và đại diện Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh tham dự Hội thảo.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Ngày Quốc tế Người cao tuổi năm nay có chủ đề "Đại dịch có khiến chúng ta thay đổi cách giải quyết các vấn đề về người cao tuổi và già hóa dân số?". Việt Nam là một trong những quốc gia được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong kiểm soát tốt đại dịch COVID-19, trong đó có phòng chống COVID-19 cho người cao tuổi.
Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Người cao tuổi là của quý vô giá của dân tộc, của Nhà nước", do đó, việc chăm sóc, phát huy người cao tuổi và thích ứng với già hóa dân số ở Việt Nam tiếp tục được quan tâm và đưa vào trong luật pháp, chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Đảng và Nhà nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục quan tâm, coi trọng công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi để người cao tuổi được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất, được tôn vinh, phát huy sự hiểu biết, kinh nghiệm và uy tín tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Mai Thùy

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 14 phút trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 14 giờ trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 22 giờ trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 1 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.