Gia đình ông Trịnh Văn Quyết vừa khắc phục thêm 100 tỷ đồng cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, nâng tổng số tiền đã khắc phục lên 1.072 tỷ đồng.
Trước đó, phiên tòa phúc thẩm xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng các em gái và nhiều bị cáo liên quan đã hai lần phải tạm hoãn do vắng mặt bị cáo Trịnh Văn Quyết vì sức khỏe không đảm bảo.
Tại phiên tòa xét xử theo trình tự phúc thẩm hôm 25/3, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã phải cho hoãn tòa vì ông Trịnh Văn Quyết có nguy cơ tử vong cao. HĐXX thông báo, bị cáo Trịnh Văn Quyết có đơn xin ủy quyền xét xử vắng mặt do tình trạng sức khỏe của bị cáo không đảm bảo. Bị cáo thường xuyên khó thở, mẩn ngứa toàn thân do dị ứng thuốc.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết phải điều trị nhiều bệnh, nguy cơ tử vong cao, lên cơn khó thở, phải thở oxy thường xuyên. Bệnh nhân đang được duy trì phác đồ thuốc chống dị ứng, thở máy không xâm nhập, cần điều trị tại bệnh viện. Vì vậy, không thể đưa bị cáo Quyết tới phiên tòa.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết. Ảnh: CTV
Tại phiên tòa, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - luật sư của bị cáo Trịnh Văn Quyết mong Hội đồng xét xử (HĐXX) tạo điều kiện cho thân chủ của mình có thêm thời gian khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án. Theo luật sư, bị cáo Quyết vướng hoàn cảnh bệnh tật, nhưng đã khắc phục được số tiền lớn gần 1.000 tỷ đồng cho cả bị cáo và hai em gái.
Theo luật sư Nghĩa, ở tội "Thao túng thị trường chứng khoán", bị cáo Quyết đã khắc phục toàn bộ số tiền 500 tỷ đồng. Ngoài ra, vợ bị cáo Quyết đã có đơn gửi tòa cam kết trong tuần sẽ khắc phục thêm 100 - 200 tỷ đồng và cố gắng tiếp tục khắc phục nốt số tiền còn lại.
Số liệu tương đối cho thấy, sau phiên tòa sơ thẩm, số tiền mà bị cáo Quyết khắc phục hậu quả là khoảng 254 tỷ đồng. Đến ngày 26/12/2024, bị cáo khắc phục thêm hơn 300 tỷ đồng. Đến ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm hôm 25/3, bị cáo khắc phục cho bản thân và cả 2 em gái được khoảng 1.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, tổng số tiền mà bị cáo Quyết phải khắc phục là khoảng 2.400 tỷ đồng. Như vậy, còn 1.400 tỷ đồng bao gồm tất cả các khoản mà bị cáo phải bồi thường.
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm, trả lời thẩm vấn của HĐXX về phương án bồi thường thiệt hại, ông Trịnh Văn Quyết cho rằng, số tài sản cá nhân bị kê biên tích lũy sau hơn 20 năm có giá trị khoảng 4.800-5.000 tỷ đồng và bị cáo mong được tạo điều kiện khắc phục.
Ông Trịnh Văn Quyết bị xác định là chủ mưu, người quyết định chỉ đạo thực hiện việc mua Công ty Faros; quyết định, chỉ đạo góp vốn khống, sử dụng vốn góp khống để hợp thức việc nâng khống, sử dụng vốn góp khống của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên thành 4.300 tỷ đồng; đăng ký công ty đại chúng, đăng ký chứng khoán và niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE, bán hơn 391 triệu cổ phiếu ROS hình thành từ vốn góp nâng khống cho 30.403 nhà đầu tư, chiếm đoạt hơn 3.621 tỷ đồng.
Bị cáo Quyết cũng là người chủ mưu, quyết định, chỉ đạo thực hiện mở, quản lý, sử dụng các tài khoản chứng khoán; quyết định, chỉ đạo việc cấp khống tiền cho các tài khoản do bị can Trịnh Thị Minh Huế - Kế toán tập đoàn FLC quản lý sử dụng để thao túng 5 mã chứng khoán, thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng.
GĐXH - Khi đang vận chuyển chất nổ kèm kíp nổ mua của một người không rõ danh tính về tàu cất giấu để dùng đánh bắt hải sản thì Mai Văn Kỳ bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.
GĐXH - Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can một đối về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
GĐXH - Ngày 30/6, TAND TP Huế xử sơ thẩm vụ án "Mua bán người", "Mua bán người dưới 16 tuổi" và "Tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép" đối với 4 đối tượng.
GĐXH - Công an tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra vụ cháy ở xưởng tái chế phế liệu thuộc thôn Ao, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên khiến 5 người chết.
GĐXH - Ngày 30/6, TAND TP Huế xử sơ thẩm vụ án "Mua bán người", "Mua bán người dưới 16 tuổi" và "Tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép" đối với 4 đối tượng.