“Đánh đu với tử thần” chỉ vì đĩa tiết canh
GiadinhNet - Chỉ trong ba ngày cuối tuần đầu tháng 7 (từ 3 - 7/7) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận 5 trường hợp nhiễm liên cầu lợn, trong đó 2 trường hợp suy đa phủ tạng quá nặng đã tử vong. Trong 5 bệnh nhân, có đến 3 người ăn món tiết canh trước khi nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, thông tin này dường như chưa đủ “độ răn đe”! Tại các quán nhậu ở TP HCM, không ít “tín đồ” của món tiết canh vẫn “bình chân như vại”. Họ nói: “Sợ thì cũng có sợ, nhưng bỏ thì tiếc lắm. Thôi thì, Trời kêu ai nấy dạ”(?!).
“Lòng lợn mà không có tiết canh thì nhạt miệng lắm”?!
Sáng sớm Chủ nhật, tại quán ăn có tên Lương Gia Quán (đường Nguyễn Tuyển, quận 2, TPHCM) vốn nổi tiếng với đặc sản lợn tộc (một loại lợn nhỏ nhưng thịt khá ngon, ít mỡ) đã có một tốp thanh niên tìm đến. Thực khách vừa yên vị, phục vụ tiến đến nhoẻn miệng cười: “Mấy anh dùng chi để em chuẩn bị?”. Thanh Lương - người dẫn đầu nhóm thực khách cười lớn: “Đến đây không ăn lợn tộc thì ăn cái gì hả em?”. Vậy là quyết định đưa ra chóng vánh: Một chú lợn tộc sẽ được chế biến thành 5 món.“Các anh dùng tiết canh chứ?”, cô phục vụ hỏi. Cả bàn nhao nhao: “Em gái ơi, cổ nhân nói đã “lòng lợn thì phải có tiết canh”. Đằng này là lòng heo tộc “xịn” như vậy mà không có tiết canh thì anh thà ở nhà ăn cơm rang còn hơn!”.
Khoảng 20 phút sau, đĩa tiết canh to, tròn được mang ra, nhoáng một cái đã được chia đều, duy chỉ một người trong bàn không ăn. Thanh Lương hất đầu hỏi bạn: “Cậu có biết món khai vị độc đáo khi ăn lợn tộc là gì không? Tiết canh đó! Không ăn là tiếc nửa cuộc đời đấy!”. Anh bạn cười nhẹ: “Các cậu cứ tự nhiên, mình không thích món này. Các cậu cũng cẩn thận đấy, tiết canh chứa nhiều vi khuẩn lắm…”. Câu nói chưa kịp dứt thì mấy người kia đã nhao nhao phản đối: “Biết rồi, khổ quá. Có số rồi, Trời kêu ai nấy dạ ông tướng ơi! ”. Tiếng cụng ly cùng tiếng khen món tiết canh heo tộc “ngon hết sẩy” ngày càng to…
Để có đĩa tiết canh “ngon hết xẩy”, thực khách phải chấp nhận “xơi” nguyên chú lợn với giá ít nhất 700.000 đồng - Chuyện mà không phải ai cũng có khả năng. Tuy nhiên, rời khỏi nhà hàng đặc sản này ra các vùng ngoại thành thì bất kỳ ai cũng có thể “tiếp cận” món tiết canh lợn với giá rẻ hơn rất nhiều.
Trên đường Đặng Văn Bi (quậnThủ Đức), chủ quán cháo tim cật - lòng lợn - tiết canh có thâm niên bán hàng gần 10 năm cho hay” Một đĩa tiết canh lợn ở đây giá chỉ 10.000 đồng. “Tiết canh chỉ bán buổi sáng, trong khoảng một giờ đồng hồ là hết sạch. Anh đến muộn là thiệt đấy”, chủ quán giới thiệu “sức hút” món tiết canh lợn tại quán mình.
Lúc chủ quán đang mê mải giới thiệu thì ba thực khách phía trong cũng “liu riu” những chén tiết canh cuối cùng. Nghe có người hỏi tiết canh, một trong ba thực khách nói vọng ra: “Nè em trai, tiết canh ở đây vừa ngon, vừa rẻ, không ăn thiệt uổng lắm nghen. Tụi anh sáng nào cũng ăn phải không bà chủ?”. “Ừ, mấy ông này ăn tiết canh quán tôi hơn 5 năm rồi”, chị chủ quán tiếp lời. “Em cũng khoái món này lắm, nhưng nghe đâu nhiều người ăn tiết canh dính bệnh liên cầu lợn, nên xơi thì cũng hơn ngán”. “Ối em trai khéo lo. Ăn vào dính bệnh là chuyện muôn thuở, đâu phải tới giờ mới có. Cứ ăn đi, sống chết có số mà. Bọn anh ăn tiết canh suốt có làm sao đâu?”, một thực khách nói.
Hãy tránh xa
Ở các tỉnh phía Nam, tiết canh cũng là món khoái khẩu của dân nhậu. Làm một con vịt xiêm (ngan), thứ quý nhất là đĩa tiết canh. Dần dần cùng món tiết canh vịt xiêm, dân nhậu chế thêm món tiết canh dê, thỏ, vịt cỏ… Không biết tự bao giờ “làng nhậu” phương Nam được thổi “làn gió mới đậm hương xứ Bắc” với món tiết canh lợn, vốn phổ biến bởi nguồn nguyên liệu dồi dào. Đến thời điểm này, có thể nói tiết canh lợn đã trở nên quen thuộc với không ít “dân nhậu” phương Nam, quen đến độ khó bỏ.
Anh Nguyễn Thanh Quang (trú tại huyện Hóc Môn) hơn hai năm nay đều đặn ít nhất mỗi tuần anh ăn hai lần tiết canh. Khi được hỏi có nên bỏ món “đặc sản” này vì dịch bệnh đe dọa hay không, anh đã thực thà: “Tạm ngưng một thời gian thì được chứ bỏ luôn thì uổng lắm! Món này vừa ngon, vừa rẻ, hai, ba anh em tụ tập, mỗi người tô cháo, một đĩa tiết canh, uống vài xị lâng lâng rồi về ngủ mà chỉ hết chừng 60.000 đồng ”.
Trên thực tế, cơ quan quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm khó lòng kiểm soát nổi tiết canh tại hàng ngàn quán ăn trên khắp địa bàn thành phố. Vì vậy, khuyến cáo người dân tránh xa món ăn này vẫn là giải pháp phổ biến nhất được thực hiện cho đến thời điểm này. ““Đánh đu” với tử thần chỉ vì một đĩa tiết canh, liệu có đáng không?
Tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM cho hay: Từ đầu năm 2015 đến nay, đơn vị này tiếp nhận 5 ca nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh, rất may là không có trường hợp nào tử vong. Theo các chuyên gia, người dân khu vực phía Nam cũng ăn món tiết canh lợn nhưng “không nhiều bằng khu vực phía Bắc”.
Đỗ Bá/Báo Gia đình & Xã hội

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tiến triển từ từ nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcKhi nhiệt độ tăng cao vào mùa hè sẽ làm cơ thể mất nhiều nước, dẫn tới tình trạng máu cô đặc. Đặc biệt là sự thay đổi đột ngột giữa phòng điều hòa với thời tiết bên ngoài, sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến máu đang giãn nở lập tức co lại dẫn đến tăng huyết áp

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?
Sống khỏe - 5 giờ trướcVitamin C dạng sủi là một dạng bổ sung dễ sử dụng, hấp thu tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ liều lượng phù hợp, đồng thời tránh tâm lý lạm dụng 'càng nhiều càng tốt'...

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt trong mùa nắng nóng thì cơ thể sẽ gia tăng bài tiết nước tiểu nhiều, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Việc mất nước có thể khiến cho đường huyết tăng cao.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH – “Nhờ can thiệp kịp thời và chăm sóc tích cực, đến nay, bệnh nhi đã tỉnh táo, tự thở, các chỉ số sinh tồn ổn định. Phổi và thận được bảo tồn, không cần can thiệp phẫu thuật thêm”, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin.

5 loại trái cây mùa hè giúp giảm axit uric
Sống khỏe - 20 giờ trướcMùa hè mang đến cho chúng ta rất nhiều loại trái cây ngon và bổ dưỡng. Một số loại trái cây có thể giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên.

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng tay phải cháy đen, tâm lý hoảng loạn sau khi bị điện giật.

Người phụ nữ phát hiện ung thư cổ tử cung sau khi sinh con 4 tháng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư cổ tử cung nhập viện trong tình trạng đau bụng dưới quặn thắt kéo dài, cơn đau khiến chị không thể đi lại. Trước đó, chị không hề có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như chảy máu âm đạo hay rối loạn kinh nguyệt...

Gìn giữ và phát huy tinh hoa chữa bệnh không dùng thuốc bằng phương pháp Thập chỉ gia truyền
Sống khỏe - 22 giờ trướcSáng ngày 1/5, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận, phương pháp xoa bóp Thập chỉ gia truyền của lương y Phan Nhật Anh đã vươn đến dấu mốc ý nghĩa khi được Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trao Quyết định thành lập Trung tâm văn hóa chăm sóc sức khỏe cộng đồng Thập chỉ gia truyền Phan Nhật Anh, trực thuộc Viện.

4 biện pháp giúp tránh xa bệnh tật mùa nắng nóng
Sống khỏe - 1 ngày trướcTheo Tổ chức Y tế thế giới, vào mùa hè nhiệt độ cao, kéo dài gây ra căng thẳng tích tụ trong cơ thể con người, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên quan đến thời tiết.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.