Danh sách chất gây ung thư được WHO công nhận, có thực phẩm không ít người thường ăn
Tháng 8/2019, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) - một bộ phận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt kê danh sách những chất gây ung thư trong đó bao gồm cả những thứ mà không ít người thường dùng.
Ung thư có lẽ là căn bệnh đáng sợ nhất trong xã hội hiện đại. Bởi vậy những thông tin về ung thư, chất gây ung thư hay ăn gì để ngừa ung thư đều được nhiều người quan tâm.
Tháng 8/2019, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) - cơ quan liên chính phủ, là một bộ phận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt kê những chất gây ung thư để giúp mọi người hiểu rõ những chất hay thực phẩm nào gây ung thư hoặc có thể gây ung thư. Vậy chất gây ung thư là gì và làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống?

Chất gây ung thư không chỉ là thực phẩm, các yếu tố khác bao gồm yếu tố môi trường, yếu tố thuốc,... cũng có thể gây ung thư. Và phòng chống ung thư không chỉ là phòng ngừa ở thực phẩm. Cần ngăn ngừa ung thư ở nhiều khía cạnh như thói quen sinh hoạt để có thể phòng vệ hiệu quả trước loại bệnh cực kỳ có hại này.
Chất gây ung thư là yếu tố có thể khiến tế bào của con người trở thành tế bào ung thư. Hầu hết các bệnh ung thư ở người là do các chất gây ung thư bên ngoài gây ra. Các yếu tố có thể gây ung thư, dù là vật lý hay hóa học, đều có thể được gọi là chất gây ung thư. Chất gây ung thư thường được phân loại thành chất gây ung thư vật lý, chất gây ung thư hóa học và chất gây ung thư sinh học.
1. Chất gây ung thư vật lý
Bức xạ ion hóa: bao gồm tia X, tia Y, hạt tích điện tốc độ cao,... Những tia vật lý này có thể gây tổn thương nhiễm sắc thể, do đó gây ung thư tế bào. Các bệnh ung thư do bức xạ ion hóa gây ra là: ung thư máu, ung thư tuyến giáp, ung thư phổi, ung thư xương, ung thư da, ung thư hạch,...
Tia không ion hóa: Bao gồm bức xạ ánh sáng và điện từ, chẳng hạn như tia cực tím, hồng ngoại,... Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng tiếp xúc lâu dài với bức xạ điện từ có thể gây ung thư da và khối u ác tính. Nguyên tắc là DNA tế bào hấp thụ photon và tạo ra chất gây ung thư ảnh hưởng đến sự sao chép DNA. Nó thường gây ra các triệu chứng ung thư như thay đổi sắc tố và teo da và nó có tác dụng di truyền.
2. Chất gây ung thư hóa học
Có gần 10.000 chất gây ung thư hóa học được biết đến, chẳng hạn như amiăng, benzidine, nitrosamine, Aspergillus flavus,... Trong số đó, chất gây ung thư trong thuốc lá là cách phổ biến nhất khiến mọi người nhiễm chất gây ung thư trong cuộc sống. Hơn 20 chất gây ung thư có thể được phát hiện trong thuốc lá. Hơn nữa, hút thuốc có thể làm quá tải các cơ quan khác và gây ra ung thư thực quản, ung thư miệng, ung thư bàng quang,... Điều quan trọng là không chỉ người hút thuốc bị ảnh hưởng mà ngay cả người hít phải khói thuốc cũng có thể nhận hậu quả.

3. Chất gây ung thư sinh học
Các yếu tố gây ung thư sinh học bao gồm virus, nấm mốc,... Virus xâm nhập vào các tế bào bình thường thông qua vật liệu di truyền khiến các tế bào trở thành ung thư. Các tổn thương thường gặp là ung thư gan, ung thư tử cung, ung thư vòm họng, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư tử cung, ung thư máu,... Tính gây ung thư của những chất này thường phải trải qua thời gian dài và khó phát hiện.
Trong danh sách các chất gây ung thư do IARC công bố cũng có hai loại thực phẩm được không ít người dùng đã được xác nhận là chất gây ung thư đó là cá muối kiểu Trung Quốc và thịt chế biến.
Cá muối kiểu Trung Quốc thường được ướp muối mặn và ướp trong quá trình lâu dài. Muối trong cá muối trải qua những thay đổi hóa học với các chất khác nhau trong không khí trong quá trình sấy khô nên ẩn chứa một số chất gây ung thư. Vì vậy chúng cũng được phân loại là chất gây ung thư hạng nhất.
Thịt chế biến: Thịt chế biến là thịt đã được xử lý để bảo quản lâu, bằng cách ướp muối, hun khói, lên men hoặc bất kỳ cách bảo quản như thịt xông khói, salami (một loại xúc xích dạng khối được làm từ thịt động vật lên men và sấy khô), xúc xích,... Những loại thịt này đều làm tăng khả năng ung thư ruột kết dưa trên hơn 800 nghiên cứu.
Để an toàn, bạn nên hạn chế ăn thịt chế biến nhiều nhất có thể.

Phòng ngừa ung thư như thế nào?
Đầu tiên là môi trường: Không tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm chẳng hạn như vật liệu trang trí có tác dụng phóng xạ, thuốc trừ sâu,... và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp trong thời gian quá dài.
Thứ hai về chế độ ăn uống: Ăn thực phẩm không đảm bảo chất lượng và mất cân bằng chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Tránh thực phẩm giàu chất béo, ít chất xơ, không bị mốc, hun khói, ngâm, chiên, nướng,...
Cuối cùng về thói quen sống: Những thói quen lối sống không lành mạnh cần phải bỏ, chẳng hạn như hút thuốc, uống rượu, quan hệ tình dục không an toàn,...
Mặc dù khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, và có nhiều hy vọng cho con người chữa khỏi bệnh ung thư trong tương lai, nhưng tác hại của ung thư vẫn còn rất lớn. Điều quan trọng là phải duy trì lối sống lành mạnh, không tiếp xúc với các mặt hàng có khả năng gây ung thư và thay đổi thói quen có khả năng gây ung thư.
Theo Phụ nữ Việt Nam

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 4 phút trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 19 giờ trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 21 giờ trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất
Sống khỏe - 1 ngày trướcUng thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng
Sống khỏe - 1 ngày trướcLiên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.