Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng: Đa phần người thóa mạ 'Đất rừng phương Nam' đều chưa xem phim
GĐXH - Sau hơn 10 ngày "Đất rừng phương Nam" vướng tranh cãi, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho rằng đa phần những bình luận thóa mạ, cực đoan đó đều chưa xem phim. "Bởi vì có nhiều lý luận không đúng trong phim diễn ra mà chỉ nghe ngóng từ nhiều nguồn và phát triển thêm hướng họ muốn thóa mạ", diễn Nguyễn Quang Dũng chia sẻ.
Tính đến ngày 25/10, "Đất rừng phương Nam" đã đạt 106 tỷ đồng doanh thu phòng vé sau hơn 10 ngày ra rạp. Trong 3 ngày cuối tuần (20-22/10), "Đất rừng phương Nam" tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng phòng vé với hơn 32,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu của phim vẫn giảm 25% so với tuần đầu công chiếu. Trấn Thành - đồng sản xuất phim từng cho biết tác phẩm phải đạt từ 100 tỷ đồng trở lên mới bắt đầu có lời và kỳ vọng chạm đích ở mức 300 tỷ đồng.
Như vậy, "Đất rừng phương Nam" là phim Việt thứ 5 cán mốc 100 tỷ đồng trong năm 2023, sau "Nhà bà Nữ" (458 tỷ đồng), "Lật mặt 6" (272 tỷ đồng), "Siêu lừa gặp siêu lầy" (121 tỷ đồng), "Chị chị em em 2" (121 tỷ đồng). Đây cũng là lần đầu tiên phòng vé Việt có 5 phim doanh thu cao nhất trong năm đều là phim trong nước.
Mặc dù doanh thu khủng song những tranh cãi về bộ phim ngay từ khi ra mắt (từ nội dung đến trang phục, tình tiết bị cho là chưa chính xác so với lịch sử,...) vẫn đang là chủ đề nóng, được công chúng quan tâm. Sau đó, Cục Điện ảnh đã thẩm định lại bộ phim, đồng thời nhà sản xuất phải chỉnh sửa lại một số chi tiết, lời thoại trong phim.
Dũng 'khùng': Đất rừng phương Nam chỉ muốn kết nối các thế hệ
Sau hơn 10 ngày "Đất rừng phương Nam" vướng tranh cãi, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho biết anh theo dõi gần hết các bình luận và nhận ra rằng đa phần những bình luận thóa mạ, cực đoan đó đều chưa xem phim. Bởi vì có nhiều lý luận không đúng trong phim diễn ra mà chỉ nghe ngóng từ nhiều nguồn và phát triển thêm hướng họ muốn thóa mạ.
Nam đạo diễn chỉ ra một vài những hiểu lầm nổi cộm và giải thích để khán giả yêu quý thích "Đất rừng phương Nam" vững tin thưởng thức. Đầu tiên là vấn đề trang phục bị đánh giá "mặc đồ Tàu" và dẫn chứng bằng hình ảnh MV. Theo đạo diễn Quang Dũng, hình ảnh trang phục trong MV là diễn viên góp mặt để thu âm, mặc đồ tự do nên có người sơ mi, vest hoặc nhiều khi NTK đưa để mặc và điều quan trọng là MV không xuất hiện trong phim.
Điều thứ 2 Quang Dũng muốn nhấn mạnh là việc một bộ phận khán giả xoáy vào hội nhóm Thiên Địa hội, Nghĩa Hòa đoàn như một nội dung chính trong phim. Trong khi thực tế phim chỉ có 4 câu thoại nói về các hội nhóm và đây chỉ là một phần rất nhỏ của "Đất rừng phương Nam" khi mô tả một Ban hội/nhóm của nhóm người Hoa tại Việt Nam.
"Khi tôi biên kịch, biên tập, cố vấn để tên Thiên Địa hội là có lý do. Bản "Đất rừng phương Nam" lấy theo bản truyền hình "Đất phương Nam" cũng có chi tiết ông Tiều thuộc nhóm Thiên Địa hội, lúc đó nhà văn Sơn Nam là cố vấn cho đạo diễn Vinh Sơn bản truyền hình. Hai ông đã đổi thời điểm xảy ra của tiểu thuyết thay vì những năm 40 đổi thành trước 1930, chưa có Việt Minh. Vì thế bản truyền hình có tập về Đồng Nọc Nạng.
Việc "Đất rừng phương Nam" cũng đổi theo như thế. Vì chúng tôi thấy cách này cậu bé An sẽ lưu lạc qua nhiều môi trường, qua nhiều hội nhóm, qua nhiều văn hoá, lý tưởng của người dân vùng đất Nam bộ khi đấu tranh ở thời kỳ còn rất tự phát. Mỗi nhóm, mỗi người 1 cách, qua đó An cũng dần lớn lên theo cùng những cuộc đấu tranh để tìm ra lý tưởng thật sự sau này.
"Bộ phim "Đất rừng phương Nam" không có ý định gì về chính trị cả. Đây là 1 bộ phim dành cho cả gia đình, là phim gia đình, kết nối thế hệ. Nếu ai xem rõ có thể sẽ thấy ý đồ của bộ phim. Các nhân vật trong phim chết đa phần là người lớn vì bảo vệ che chở cho mấy đứa nhỏ", đạo diễn Nguyễn Quang Dũng nhấn mạnh.
Nam đạo diễn dẫn chứng các chi tiết: "Ông Tiều người Hoa nhóm Thiên Địa hội, chỉ là 1 nhóm trong các nhóm nghĩa quân trong phim, cũng không đề cao gì cả, cũng chẳng lãnh đạo gì cả. Có lúc giữa các nhóm nghĩa quân bang hội mâu thuẫn nhau, họ định lấy An ra để gây áp lực cho nhóm Nghĩa quân lục tỉnh của Ba An.
Nhưng ông Tiều có nói: "Tôi dạy tụi nhỏ trung - hiếu - nghĩa lý nào lại lợi dụng tụi nhỏ". Phim muốn đề cao là tình người, trách nhiệm người lớn với thế hệ sau....
Tôi nhấn mạnh lại. Bộ phim này là bộ phim chúng tôi muốn kết nối các thế hệ. Tư tưởng của bộ phim này là đề cao tình người, tình yêu với vùng đất. Tất cả nhân vật người lớn dù có khác biệt lý tưởng cũng nhìn về một hướng bảo vệ cho thế hệ sau. Bác Ba Phi cũng nói với tên lính "chĩa súng vô dân mình hả". Tên lính cũng có thoáng nghĩ và trầm xuống suy nghĩ.
Về việc đoàn phim sửa lại tên bang hội trong bản phim mới thật sự rất nhanh, bởi vì nó rất ít, nó không phải vấn đề quan trọng của phim, nhưng vì nó bị hiểu lầm, nâng cao quan điểm ảnh hưởng đến người chưa xem. Nên chúng tôi đã sửa mong cho khán giả xem bộ phim rõ những mục đích chính của phim hơn bị lăn tăn những chi tiết nhỏ".
"Thật sự tôi cũng không đề cao quá bản thân mình, tôi cũng hiểu không có nghĩa phim đầu tư nhiều, tâm huyết là phải bắt người ta yêu quý. Ai xem phim rồi khen chê tôi đều ghi nhận. Mình cũng có cái non, cái chưa tới. Gu có người thích, người không thích, rất là bình thường. Làm nghề chúng ta lớn lên, phát triển nhờ những khách hàng khó tính. Tôi nghĩ vậy.
Nhưng sự thoá mạ, vùi dập triệt tiêu thì quá ái ngại. Tôi chia sẻ những điều này cũng biết không lay động được gì những người như thế vì cái tâm họ đã như vậy rồi. Nhưng cái gì bị hiểu lầm thì tôi nghĩ mình nên giải thích và đính chính', đạo diễn "Đất rừng phương Nam" bày tỏ.
Đại biểu Quốc hội nói gì về yếu tố lịch sử trong "Đất rừng phương Nam"?
Trước những tranh cãi của dư luận về bộ phim, trong buổi thảo luận tại tổ về về các báo cáo kinh tế - xã hội của Quốc hội, đại biểu Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội cho rằng câu chuyện phim "Đất rừng phương Nam" không chỉ giới hạn ở một bộ phim, mà rộng ra là cả quan điểm về cách thức làm phim lịch sử, sáng tạo nghệ thuật và cả phát triển thị trường nghệ thuật cho nước nhà. Tuy nhiên, sử dụng chất liệu lịch sử để sáng tác văn học, nghệ thuật là một chủ đề rất đáng khuyến khích nhưng gặp muôn vàn khó khăn.
"Khó khăn không chỉ đến từ việc làm sao cân bằng được sự tôn trọng lịch sử và sáng tạo nghệ thuật, để lịch sử trở nên hấp dẫn hơn, gần gũi hơn, thu hút khán giả hiện tại nhiều hơn, mà còn trong cả việc cân bằng đánh giá của công chúng khi mà công chúng giờ đây rất quan trọng, lại có ý kiến trái chiều rất nhiều (cả khen và chê, khen nhiều, chê ít, khen ít, chê nhiều…), lại ở trên không gian mạng rộng lớn, khiến cho việc tạo ra một tác phẩm nghệ thuật có cá tính, sáng tạo trở nên rất khó khăn", đại biểu quốc hội Bùi Hoài Sơn đánh giá.
Cũng theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, tôn trọng lịch sử phải được xem là một nguyên tắc. Sáng tạo đến đâu cũng cần có khuôn khổ. Nhưng làm thế nào để hài hòa hai yếu tố đó ở một mức độ đa số công chúng chấp nhận lại phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức chung của xã hội.
"Chúng ta vẫn thường tấm tắc khen các bộ phim lịch sử của Trung Quốc, Hàn Quốc,… hấp dẫn. Nhưng tôi tin rằng, những bộ phim như vậy mà làm ở Việt Nam chắc chắn cũng gây ra nhiều tranh luận, khó thoát khỏi búa rìu dư luận. Tất nhiên, mỗi nền văn hóa khác nhau, cách thức làm phim phải khác nhau. Song tôi vẫn luôn nghĩ rằng, nếu khoa học khai mở cho xã hội tri thức về tự nhiên thì văn nghệ sĩ khai mở về cái thiện, cái đẹp, và tình yêu thương.
Trong ba mục tiêu của giáo dục chân, thiện, mỹ thì văn hóa nghệ thuật chiếm đến hai. Nhà văn, nghệ sĩ chân chính luôn là chiến sĩ tiên phong khai mở cho con người ý nghĩa cuộc sống và vì điều đó họ phải xả thân. Một xã hội văn minh là xã hội biết lắng nghe và tạo hành lang tự do cho văn hóa nghệ thuật", ông Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.
Theo đại biểu Bùi Hoài Sơn, trong bối cảnh hiện nay, sáng tạo nghệ thuật về lịch sử cần được nhìn nhận một cách "thoáng" hơn, được lắng nghe theo cách tích cực nhiều hơn và được ủng hộ nhiều hơn. Có được điều đó, văn nghệ sĩ mới dám xả thân vì nghệ thuật, vì những giá trị cao đẹp của cuộc sống để khai thác chất liệu lịch sử để tạo nên những sản phẩm văn học, nghệ thuật xứng tầm thời đại.
"Khi chúng ta có được những tác phẩm nghệ thuật ấy thì không chỉ lịch sử trở nên hấp dẫn, sinh động và dễ đi vào tâm trí mọi người hơn, mà những tinh thần, thông điệp quan trọng từ quá khứ sẽ giúp chúng ta có thêm niềm tự hào, củng cố sức mạnh dân tộc từ lịch sử văn hóa của đất nước. Đó là những nguồn lực vô giá đến từ "lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá" trong giai đoạn hiện nay", ông Bùi Hoài Sơn nói thêm.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn mong muốn những tranh luận vừa qua không làm nản chí các nghệ sĩ tâm huyết khai thác đề tài lịch sử. Bởi lịch sử đất nước là chất liệu tuyệt vời cho các sản phẩm văn học, nghệ thuật, cần tài năng của nghệ sĩ để tỏa sáng. Khai thác chất liệu đó sẽ giúp chúng ta kể được lịch sử, hình ảnh đẹp, câu chuyện truyền cảm hứng của Việt Nam cho khán giả trong nước và quốc tế, khẳng định vị trí và tầm vóc của dân tộc, hình thành nên sức mạnh mềm cho đất nước.
Ông mong khán giả ủng hộ bộ phim Đất rừng phương Nam nói riêng, điện ảnh và nghệ thuật Việt Nam nói chung, nhất là các tác phẩm văn học, nghệ thuật khai thác chất liệu lịch sử.
Hậu trường: Tình anh em của An và Út Lục Lâm - Đất rừng phương Nam
Chồng cũ Thanh Thanh Hiền: Sang Mỹ 3 năm mua nhà, tậu xe mới gần 2 tỷ
Giải trí - 4 phút trước“Trời ơi, bây giờ tôi mới biết độ giàu của Chế Phong” – Thúy Nga nói.
Phó giám đốc Trường quay Cổ Loa: "Anh Công Lý đã khỏe nhiều, giờ thoại và diễn hay luôn"
Giải trí - 13 giờ trướcDiễn viên Minh Tiệp, Phó giám đốc Trường quay Cổ Loa chia sẻ về tình hình sức khỏe hiện tại của NSND Công Lý.
NSND Công Lý chuẩn bị tái xuất phim của VTV
Giải trí - 15 giờ trướcGĐXH - Diễn viên Minh Tiệp hé lộ dự án phim mới của VFC có sự tham gia của NSND Công Lý khiến khán giả tò mò.
BTV Thời sự từng lọt top 10 Hoa hậu Việt Nam, là đối thủ của Mai Phương Thuý
Giải trí - 16 giờ trướcCô là nữ BTV trẻ nhất dẫn chương trình Thời sự 19h và từng được đánh giá là đối thủ đáng gờm của Mai Phương Thuý trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2006.
Nguyên nhân Huỳnh Hiểu Minh và Angelababy ly hôn
Giải trí - 18 giờ trướcBlogger nổi tiếng tiết lộ Huỳnh Hiểu Minh và Angelababy bất đồng trong vấn đề đầu tư tài chính, đó cũng là lý do họ ly hôn.
Sao phim 'Sex and the City' U60 có 12 năm hôn nhân đồng giới bình yên
Giải trí - 19 giờ trướcGĐXH - Cynthia Nixon - sao phim "Sex and the City" đã có 12 năm hạnh phúc với bạn đời đồng giới. Để giữ sự riêng tư, cô hoàn toàn kín tiếng về cuộc hôn nhân này.
Khán giả phản ứng với kết phim 'Độc đạo', đạo diễn nói gì?
Giải trí - 19 giờ trướcGĐXH - Khán giả "đòi" phần 2 "Độc đạo", đạo diễn Trần Trọng Khôi cũng thừa nhận còn nhiều điều tiếc nuối nhưng không tiết lộ "số phận" bộ phim.
Vụ nữ người mẫu đình đám bị bắt khẩn cấp vì dùng ma túy: Nhân vật trùm sò cưỡng ép là ai?
Giải trí - 20 giờ trướcNữ người mẫu này đã tố cáo với cảnh sát về việc cô bị 1 doanh nhân trói người, đe dọa tính mạng để ép dùng ma túy.
Hành động thân thiết của Trương Ngọc Ánh với chồng cũ Trần Bảo Sơn trong sinh nhật con gái
Giải trí - 20 giờ trướcGĐXH - Trương Ngọc Ánh - Trần Bảo Sơn mới đây đã hội ngộ để mừng sinh nhật lần thứ 16 của con gái. Cả 2 còn cùng nhau chụp hình rất thân mật.
Thiếu tá Minh Nguyệt - vợ NSND Tự Long bất ngờ, xúc động với lá thư của học trò
Giải trí - 22 giờ trướcThiếu tá Minh Nguyệt - vợ NSND Tự Long hiện là giảng viên Khoa Sân khấu điện ảnh viết văn thuộc Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.
Sao phim 'Sex and the City' U60 có 12 năm hôn nhân đồng giới bình yên
Giải tríGĐXH - Cynthia Nixon - sao phim "Sex and the City" đã có 12 năm hạnh phúc với bạn đời đồng giới. Để giữ sự riêng tư, cô hoàn toàn kín tiếng về cuộc hôn nhân này.