Đập tràn tiền tỷ xuống cấp trầm trọng
GiadinhNet - Đập tràn Bai Căng (xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) là công trình với nguồn vốn cả tỷ đồng. Mặc dù mới đưa vào sử dụng từ cuối năm 2011 nhưng đến nay, công trình này đã bị xuống cấp nghiêm trọng, gây sạt lở mất đất của người dân…
Xót xa… đập tiền tỷ
Theo quan sát, công trình đập tràn Bai Căng đã có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng. Cụ thể, do tình trạng sạt lở nên hệ thống taluy công trình đập tràn bị sập đổ nằm ngổn ngang dưới dòng chảy; thân đập bị xoáy lở sâu tạo thành những hầm ếch… “Nếu cứ đà này thì công trình có nguy cơ bị xóa sổ”, ông Đỗ Ngọc Thịnh, Phó phòng Nông nghiệp huyện Ngọc Lặc lo lắng.
Ông Thịnh lí giải, sở dĩ công trình nhanh chóng xuống cấp gây sạt lở là do lỗi ở khâu thiết kế, thi công. Nhẽ ra cống đập tràn phải được thiết kế thuận theo chiều của dòng chảy, nước qua cống đập phải xuôi dòng đổ về hạ nguồn. Nhưng ở đây, dòng nước khi đổ qua cống đập lại bị bẻ vuông góc, chảy thẳng vào phần đất liền không được kè chống an toàn dẫn đến dòng nước bị quẫn, thúc trở lại thân đập gây xói mòn, sạt lở về đất đai…
Xót xa trước thực trạng một công trình được đầu tư xây dựng chưa lâu đã đặt trong tình trạng báo động, chúng tôi không khỏi thắc mắc về khâu bảo dưỡng, duy tu công trình. Ông Thịnh cho biết: “Do khó khăn về nguồn vốn nên khả năng đầu tư tu bổ toàn phần công trình đập Bai Căng đối với chính quyền địa phương là điều khó”.
Thực tế hàng năm, trước mỗi mùa mưa bão thì chính quyền xã đều phải bỏ ra một nguồn vốn nhất định để chuẩn bị nguyên vật liệu chủ động các phương án đối phó. Đó là những bó cọc tre, những bao bì cát sỏi, những đống đá… được bố trí xung quanh thân đập. Tuy nhiên sau khi mùa mưa lũ kết thúc thì những nguyên vật liệu này lại xuối theo dòng chảy đổ về hạ nguồn.
“Cứ tháng 7, tháng 8 hàng năm khi mùa mưa lũ đến, thôn Ngọc Lan lại như một ốc đảo bị cô lập. Chúng tôi cứ nghĩ khi công trình đập tràn này hoàn thành thì sự an nguy trước mùa mưa lũ của bà con sẽ bớt lo hơn. Nhưng trái lại, không những không thoát khỏi sự lo lắng mà năm nào chính quyền xã cũng phải tiêu tốn một khoản không nhỏ để phục vụ cho công tác phòng với chống lũ”, một người dân địa phương nói.
Mất nhà, mất đất vì… đập
Không chỉ lo lắng trước sự an nguy của công trình đập tràn Bai Căng, gần chục hộ dân thôn Ngọc Lan còn bức xúc trước thực trạng, công trình đang là tác nhân gây sạt lở nghiêm trọng, khiến các hộ dân mất đất, mất đường, phải di dời nhà cửa. Thực tế, chưa đầy 5 năm công trình đập tràn được đưa vào sử dụng cũng là từng ấy thời gian người dân thôn Ngọc Lan sống trong lo lắng. Cả trăm khối đất ở, đất vườn, đất đường giao thông đi lại của các hộ dân bị “nuốt” gọn; đã có 2 hộ gia đình ông Phạm Minh Hiệu và ông Phạm Văn Thiết vì sạt lở phải di dời nhà cửa đi nơi khác. Hiện vẫn còn khoảng gần chục hộ dân đang từng ngày mất đất… sống trong lo lắng.
Hộ gia đình chị Phạm Thị Thân (ở thôn Ngọc Lan) cho biết, ngày trước, dù là đập đất thiếu an toàn nhưng không đáng ngại, không sạt lở như bây giờ. Khoảng cách căn nhà chị Thân đang ở với điểm sạt lở của công trình cũng từng ngày bị thu hẹp dần, báo động nguy cơ sớm phải di dời. Thậm chí, con đường giao thông dẫn vào một số hộ dân khu bên trong thôn Ngọc Lan cũng bị xói lở, gia đình chị Thân buộc phải trừ lại phần đất vườn để cho các hộ khác lấy đường đi.
Hộ gia đình ông Phạm Văn Thơm (ở thôn Ngọc Lan) chia sẻ: “Đi trên đất hộ khác chúng tôi vô cũng ái ngại, phần vì quan niệm phong tục, phần cản trở hộ gia đình không trồng cây nông nghiệp được. Ngày trước gia đình chúng tôi không phải lo lắng như bây giờ”.
Không chỉ sống trong lo lắng, đa phần các hộ dân nơi đây đều cho rằng, khâu thiết kế công trình có vấn đề, bộc lộ nhiều bất cập dẫn đến thực trạng xuống cấp, gây sạt lở của công trình. Thêm vào đó, khi công trình bắt đầu có biểu hiện xuống cấp, chính quyền địa phương đã không có biện pháp duy tu, bảo dưỡng một cách phù hợp nên diễn biến ngày càng phức tạp. Đến nay để đầu tư tu bổ toàn phần công trình thì số tiền chi phí là không hề nhỏ. Trước câu hỏi trách nhiệm của chính quyền xã Ngọc Khê ở đâu khi công trình xuống cấp, ông Phạm Văn Hạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Khê cho biết, ông vừa tiếp nhận chức danh Phó Chủ tịch UBND xã nên nắm không rõ.
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Anh Nga, Chi cục phó Chi cục thủy lợi (Sở NN&PTNT Thanh Hóa) cho biết: “Công tác đảm bảo an toàn hồ, đập đang được Chi cục rốt ráo triển khai kiểm tra, ra soát và lên phương án phòng chống trước mùa mưa lũ. Đối với huyện Ngọc Lặc, đây là một trong những huyện có nhiều công trình hồ đập nên Chi cục đã thành lập một đoàn kiểm tra, ra soát tất cả 158 hồ, đập trên địa bàn do huyện Ngọc Lặc quản lý, sẽ sớm có báo cáo kết quả và phương án đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ”.
Công trình đập tràn Bai Căng được phê duyệt theo Quyết định số 3294/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc, nguồn vốn giao thông nông thôn và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Đơn vị thi công xây dựng là Công ty CP tư vấn xây dựng Hoàng Long và được đưa vào sử dụng vào cuối năm 2011.
Ngọc Hưng - Nguyễn Hoàng

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 8 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 9 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 10 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.