Đau đớn chuyện săn hàng hiếm để tìm vận may
GiadinhNet - Chỉ vì niềm tin mù quáng về sức mạnh thần thánh và chữa bách bệnh của ngà voi, vuốt hổ mà nhiều người đang đẩy những động vật quý hiểm này đến bờ vực tuyệt chủng. Và ngay ở Tây Nguyên, nhiều chuyên gia lo ngại, loài voi - biểu tượng huyền thoại của vùng đất này sẽ biến mất trong một tương lai không xa…

Nanh, vuốt thú dữ và vận may mơ hồ
Như các số báo trước chúng tôi đã thông tin, voi Tây Nguyên và nhiều động vật quý hiếm khác ở vùng đất này có nguy cơ tuyệt chủng vì thú chơi và sưu tầm các bộ phận từ voi, lợn rừng… Nhiều người tin rằng, khi đeo chúng trên người sẽ giúp chủ nhân gặp may mắn, thịnh vượng, tránh được tà ma, thậm chí là chữa bách bệnh.
Chính vì niềm tin mù quáng đó mà nhiều người “lắm tiền, nhiều của” quyết “săn” cho được những món đồ quý hiếm, đắt tiền từ voi, lợn rừng, hổ… để vừa làm “bùa hộ mạng”, vừa làm vật đeo trang trí. Việc này trở thành xu hướng để các thương gia giàu có kinh doanh món hàng thu được lợi nhuận béo bở…
Người ta gán ghép cho nanh, vuốt thú rừng rất nhiều “quyền năng” huyền bí như: Đạn bắn không trúng, tránh được tai họa, buôn may bán đắt, thuốc chữa bệnh nan y… (?). Người ta nói rằng, nanh vuốt thú rừng là biểu tượng cho sức mạnh thần linh của núi rừng, được thần núi, thần rừng… phù hộ, chở che. Bởi vậy, giá của chúng ngày càng được đẩy lên cao vút nhưng các tay chơi vẫn săn lùng để mua bằng mọi giá.
Mỗi một người tìm mua nanh, vuốt thú rừng đều có những mục đích và ước nguyện riêng. Với giới buôn bán, họ hi vọng đó là bùa hộ mệnh sẽ giúp mua may, bán đắt, đem đến những điều tốt lành trong kinh doanh, thăng tiến về địa vị xã hội. Với dân cờ bạc mê đá gà, chơi số đề, cá độ… họ kháo nhau rằng, đeo nanh vuốt thú rừng sẽ “đánh đâu thắng đó”. Trong khi đó, những kẻ giang hồ lại thường đeo nanh vuốt thú rừng để khẳng định đẳng cấp “anh chị”.
Hiện nay, có rất nhiều món đồ trang sức được làm từ nanh, vuốt thú dữ được bán tràn lan ngay ở Buôn Đôn. Không khó để tìm mua được một chiếc nanh lợn rừng, nanh hổ, vòng tay từ ngà voi, sừng bò rừng... Giá của từng món đồ hết sức phong phú, từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng. Những món hàng “độc” được dát vàng, dát bạc và “yểm bùa” (theo lời người bán) còn được rao với giá hàng chục triệu đồng.
Cho đến nay, dù chẳng ai có thể chứng minh được “công dụng thần hiệu” của những chiếc nanh, vuốt thú rừng, nhưng vẫn có những người sẵn sàng đổ cả đống tiền để được sở hữu chúng. Lợi dụng vào lòng tin mù quáng trên, nhiều kẻ gian đã cố tình trục lợi bằng cách buôn bán hàng giả, nhiều đối tượng còn dùng móng trâu, bò ngâm tẩy hóa chất rồi đục đẽo, bào nhẵn để giả nanh, vuốt thú rừng bán với giá hàng chục triệu đồng.
Vào thời điểm hiện tại, các mặt hàng có nguồn gốc từ hổ, voi, báo, lợn rừng… đều nằm trong danh mục cấm của cơ quan chức năng. Thế nhưng trước nhu cầu trên thị trường nên nhiều đầu nậu vẫn cố gắng tìm nguồn hàng để cung cấp. Dù chưa ai khẳng định được công dụng thật sự của nanh, vuốt thú rừng, nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng bỏ ra tiền triệu để mua niềm tin về cho mình. Chính vì nguồn “cầu” lớn nên nhiều kẻ vẫn cố tình vi phạm pháp luật để trục lợi, sẵn sàng săn bắn động vật hoang dã để phục vụ khách chơi.
Những chú voi bên bờ tuyệt chủng

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề buôn bán tràn lan các sản phẩm được cho là chế tác từ voi và động vật hoang dã tại khu du lịch Buôn Đôn, ông Nguyễn Văn Chuyền (Phó trưởng công an xã Krông Na, huyện Buôn Đôn) cho hay: “Theo như thống kê của chúng tôi, toàn Buôn Đôn hiện nay chỉ có khoảng trên dưới 40 con voi nên chuyện các quầy bán hàng lưu niệm rêu rao chuyện họ có được nhiều sản phẩm được làm từ voi với những tác dụng “thần tiên” là không có căn cứ. Nhiều người nhẹ dạ, nghe giới thiệu về công dụng tránh chướng khí, xua đuổi tà ma của lông đuôi voi cũng như nanh hổ, răng lợn rừng nên mua về làm quà. Với những sản phẩm này, du khách sau khi sử dụng có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền mất tật mang”.
Tại buổi làm việc với phóng viên, ông Huỳnh Trung Lâm, Giám đốc Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk kể câu chuyện xảy ra vào tháng 2 vừa qua, Trung tâm đã phối hợp với Vườn quốc gia Yok Đôn cứu hộ một cá thể voi hoang dã khoảng 3 năm tuổi bị thương do dính bẫy. Do vết thương quá nặng và ngoài khả năng chuyên môn của mình, Trung tâm đã phải mời các chuyên gia của các Tổ chức quốc tế vào hỗ trợ chữa trị vết thương cho voi. Thời gian điều trị kéo dài suốt từ 26/2 đến nay tốn nhiều thời gian, tiền của và công sức, mà vết thương con voi non vẫn chưa lành.
Không chỉ thế, từ đầu năm đến nay còn có 5 voi nhà bị chết, trong số đó ở Buôn Đôn có một con do bị kẻ xấu sát hại chém vào chân sau, gây ra vết thương quá nặng và chết; một con khác do kiệt sức và số còn lại chết chưa rõ nguyên nhân.
Ông Huỳnh Trung Lâm cũng thẳng thắn nói rằng tình hình săn bắn voi tại tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt, số vụ voi chết có liên quan đến con người ngày càng tăng. Trong tổng số 17 con voi chết từ năm 2009 đến nay đã có ít nhất 5 cá thể voi chết có nguyên nhân trực tiếp từ con người. Bằng chứng là tại hiện trường, xác voi đã mất nhiều bộ phận cơ thể như ngà, đế bàn chân và đuôi.
Hay như vào rạng sáng ngày 31/8/2010 tại Khu du lịch thác Prenn (Đà Lạt – Lâm Đồng), hai con voi của chủ voi Phan Đắc Mậu Đại , cũng bị kẻ trộm cắt mất đuôi. Đây là những con voi được gia đình anh Đại mua từ Đắk Lắk về để phục vụ du lịch.
“Vào tháng 8/2012, trong một đợt tuần tra rừng, Ban Quản lý Vườn Quốc gia York Đôn đã phát hiện xác của hai cá thể voi bị giết chết để lấy ngà, hiện trường thu được 7 vỏ đạn. Qua đó có thể thấy rằng tình trạng săn bắn, giết hại voi, đặc biệt là voi đực để lấy ngà đã gây ảnh hưởng lớn đến cấu trúc bầy đàn và là một nguyên nhân gây suy giảm quần thể voi hoang dã; do số voi đực trong đàn bị giảm thiểu dẫn tới tỷ lệ đực-cái mất cân bằng, dẫn đến việc sinh sản của voi hoang dã bị giảm nghiêm trọng”, Giám đốc Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk thở dài.
Bên cạnh đó, tình hình săn bắn, tình trạng buôn bán, tiêu thụ các sản phẩm từ voi như ngà voi, da voi, xương voi, lông đuôi voi cũng diễn ra khá nhức nhối trên thị trường. Chính điều này đã tiếp tay cho nạn săn bắn voi trái phép diễn ra ngày càng trở nên khốc liệt trên vùng đất Tây Nguyên.
Thực tế, dù luật pháp đã quy định voi thuộc loại động vật cấm săn bắn, giết mổ trái phép nhưng việc bày bán công khai các bộ phận của voi và nhiều loài thú rừng khác vẫn chưa bị xử lý nghiêm khắc.
Khi bàn đến việc bảo tồn voi ở Việt Nam hiện nay, nhà sử học Dương Trung Quốc bày tỏ: “Thật khó có thể hình dung một ngày nào đó trên đất nước ta vắng bóng những con voi trong rừng già hay bản làng Việt Nam. Vậy mà điều đó đang trở thành hiện thực rất gần, với thực trạng số lượng voi đã thuyên giảm đến thảm hại. Việc bảo vệ các loài động vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng là trách nhiệm chung của cộng đồng, nhưng riêng với loài voi, giới sử học và văn hóa còn quan tâm đến nó như một phần tâm thức gắn liền với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc…”.
Một kiểu làm du lịch phản du lịch
Phản hồi đến Báo GĐ&XH, Giáo sư Đặng Huy Huỳnh - một trong những nhà khoa học đầu ngành về bảo tồn động vật, hiện là Chủ tịch Hội động vật Việt Nam cho biết: “Tình trạng săn bắn voi trái phép hiện nay rất đáng báo động. Chúng tôi rất lo ngại tình trạng này tiếp diễn thì voi hoang dã ở Việt Nam sẽ có nguy cơ tuyệt chủng. Việc các quầy lưu niệm ở Buôn Đôn bày bán các sản phẩm trang sức được chế tác từ các bộ phận của voi hay được cho rằng từ voi cũng rất nguy hiểm. Đây là một kiểu làm du lịch phản du lịch sinh thái bởi trong khi các ban ngành chức năng bắt tay vào bảo vệ động vật hoang dã thì ngay bản voi lại ngang nhiên bán các sản phẩm được quảng cáo làm 100% từ voi. Điều này là phản mục tiêu bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm và không thể chấp nhận được. Có nhiều sản phẩm được làm từ cây cối hoặc làm tượng voi bằng gỗ để bán cho du khách sẽ tốt hơn”.
Bình - Tuân
C.Tuân – P.Bình/Báo Gia đình & Xã hội

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng
Đời sống - 10 giờ trướcHình ảnh một bé trai bị xích chân, kéo lê bằng xe máy trên đường, tay chân bầm tím, chảy máu khiến dư luận phẫn nộ.

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách
Đời sống - 11 giờ trướcNghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025. Hóa đơn từ 5 triệu đồng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh nghiệp hãy cập nhật quy định này để tránh bị loại chi phí. Đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong quyết toán thuế!

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - Sau 3 năm thi công, dự án sân vận động Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 535 tỷ đồng, với diện tích lên tới trên 15ha, sức chứa 22.000 chỗ ngồi đã hiện hình hài và được trồng cỏ nhìn đẹp mắt.

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay
Giáo dục - 12 giờ trướcNhững năm trước, thí sinh phải đạt trên 7,5 điểm/môn mới có thể trúng tuyển vào trường này. Tuy nhiên, năm nay thí sinh chỉ cần đạt dưới 5 điểm/môn đã có thể đỗ.

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Bán đảo hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu) rộng hơn 5.600m2 sẽ được TP. Hà Nội thu hồi để chỉnh trang, cải tạo tổng thể cảnh quan, biến nơi đây thành không gian công cộng hiện đại của Thủ đô.

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10
Giáo dục - 13 giờ trướcỞ mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2025, Hứa Quỳnh Bảo (lớp 9A8 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) có 5 lượt đỗ các khối chuyên của 4 trường chuyên, đặc biệt còn đạt “cú ăn ba” thủ khoa khối chuyên Tiếng Anh.

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc
Thời sự - 14 giờ trướcThông tư 12/2025 của Bộ Nội vụ chính thức có hiệu lực từ 1/7, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 liên quan đến BHXH bắt buộc.

7 đối tượng lạng lách, đánh võng rồi quay clip 'khoe', Giám đốc Công an chỉ đạo nóng
Pháp luật - 14 giờ trướcNhóm thanh, thiếu niên ở Ninh Bình chạy xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng rồi quay clip đăng “chiến tích” lên mạng xã hội. Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm vụ việc.

Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Dự báo thời tiết 5/7/2025, mưa rào và giông rải rác còn tiếp diễn ở nhiều khu vực trên cả nước.

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 có khả năng mạnh thêm hai cấp lên cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

5 con giáp bứt tốc mạnh mẽ từ tháng 7, cuối năm trả hết nợ nần, đón Tết dư dả
Đời sốngGĐXH - Trong 12 con giáp, có 3 con giáp được dự đoán sẽ tỏa sáng rực rỡ từ tháng 7, hứa hẹn những đột phá sự nghiệp và bứt phá tài chính.