Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang 'chứa' cục máu đông có thể gây đột quỵ bất cứ lúc nào

Thứ tư, 07:39 29/09/2021 | Sống khỏe

Triệu chứng máu đông khác nhau tùy vào vị trí đông máu. Nhìn chung, chúng đều dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và loại bỏ kịp thời. Vì thế, khi nhận biết được các triệu chứng người bệnh cần sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Độ nhớt của máu là một chỉ số đo lưu lượng máu. Khi độ nhớt của máu tăng lên, các thành phần khác nhau trong mạch máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, các loại protein khác nhau… sẽ ngưng tụ lại và làm tốc độ máu chảy chậm hơn.

Cục máu đông là những cục máu chuyển từ trạng thái lỏng sang dạng gel. Chúng thường không gây hại cho sức khỏe vì chúng bảo vệ cơ thể bạn không bị chảy máu khi tự cắt vào da thịt.

Tuy nhiên, khi cục máu đông xuất hiện trong tĩnh mạch sâu của bạn, chúng lại cực kỳ nguy hiểm.

Nếu bạn gặp phải những hiện tượng sau đây thì tốt nhất nên đi xét nghiệm máu ngay để phòng tránh nguy cơ cục máu đông hình thành.

Đầu óc choáng váng, hoa mắt

Khi độ nhớt của máu tăng cao, máu sẽ chảy chậm lại và làm hàm lượng oxy trong máu giảm xuống. Việc cung cấp máu và oxy lên não cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt vào sáng sớm.

Cảm thấy mệt mỏi, đuối sức

Thường thì sau một đêm ngủ đủ giấc, bạn sẽ rất tỉnh táo, phấn chấn khi thức dậy. Nhưng nếu thức dậy với một cơ thể uể oải, mệt mỏi thì nên cẩn thận với nguy cơ tăng độ nhớt trong máu. Do khi độ nhớt của máu tăng lên thì tốc độ máu chảy sẽ chậm lại, từ đó làm khả năng vận chuyển oxy giảm nên sau khi thức dậy bạn thường có cảm giác mệt mỏi hơn.

Khó thở

Vì độ nhớt của máu tăng cao nên máu lưu thông không đủ, từ đó làm quá trình trao đổi oxy và carbon dioxide gặp vấn đề. Chính điều này sẽ làm phổi, não và các cơ quan khác rơi vào trạng thái thiếu máu cục bộ, thiếu oxy. Hậu quả là sáng ngủ dậy bạn sẽ gặp phải tình trạng khó thở, ngạt thở.

Ho không có lý do

Nếu đôi khi bạn có những cơn ho khan bất ngờ cũng như khó thở, tăng nhịp tim và đau ngực, đó có thể là một triệu chứng của tắc mạch phổi. Bạn cũng có thể ho ra chất nhầy thậm chí cả máu.

Đau ngực

Nếu bạn cảm thấy đau ngực khi hít thở sâu, đó có thể là một trong những triệu chứng của thuyên tắc phổi.

Cảm giác đau ở ngực thường nhói giống như dao đâm, bạn có thể dễ dàng nghĩ rằng mình đang bị đau tim. Sự khác biệt chính giữa chúng là PE luôn trở nên tồi tệ hơn khi thở. Trong mọi trường hợp, bạn nên gọi 911 ngay lập tức vì hậu quả có thể gây tử vong.

Chân đổi màu đỏ hoặc sẫm màu

Các đốm đỏ hoặc khoảng sẫm màu trên da xuất hiện mà không rõ lý do có thể là triệu chứng của cục máu đông ở chân. Bạn cũng có thể cảm thấy đau và ấm ở khu vực này và thậm chí đau khi duỗi các ngón chân lên trên.

Đau cánh tay hoặc chân

Thông thường cần phải có một số triệu chứng để chẩn đoán chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), nhưng dấu hiệu thường gặp nhất của căn bệnh nghiêm trọng này mà bạn có thể mắc phải là đau. Đau do cục máu đông có thể dễ bị nhầm với chuột rút cơ, nhưng loại đau này thường xảy ra hơn khi bạn đang đi bộ hoặc gập bàn chân lên trên.

Sưng ở tay chân

Nếu bạn đột nhiên nhận thấy rằng, một trong những mắt cá chân của bạn bị phồng lên, đó có thể là một triệu chứng cảnh báo của DVT. Tình trạng này được coi là trường hợp khẩn cấp vì cục máu đông có thể tự vỡ bất cứ lúc nào và đi đến một trong các cơ quan của bạn.

Những vệt đỏ trên da của bạn

Bạn có nhận thấy những vệt đỏ đột ngột xuất hiện dọc theo chiều dài của tĩnh mạch? Bạn có cảm thấy ấm áp khi chạm vào chúng không? Đây có thể không phải là một vết bầm tím bình thường và bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Nôn mửa

Nôn mửa có thể là một dấu hiệu của việc bạn có một cục máu đông trong bụng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu cục bộ mạc treo, nó thường đi kèm với cơn đau dữ dội ở vùng bụng. Nếu ruột của bạn không được cung cấp đủ máu, bạn cũng có thể bị buồn nôn thậm chí có máu trong phân.

Những yếu tố tác động làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông bao gồm

Như vậy, cơ chế hình thành cục máu đông là cần thiết nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự mất máu quá mức do tổn thương. Tuy nhiên nếu cục máu đông hình thành không do tổn thương mà trong các trường hợp khác chúng không tự tan ra sẽ là mối rủi ro lớn gây tắc mạch máu và nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.

Thường gặp là cục máu đông hình thành do mảng xơ vữa hình thành trong lòng mạch vỡ ra. Chúng di chuyển theo mạch máu đi khắp các cơ quan trong cơ thể, nguy hiểm nhất là gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ do làm tắc nghẽn máu não.

Ngoài ra, tình trạng máu chảy chậm do rung nhĩ và huyết khối tĩnh mạch sâu cũng có thể là nguyên nhân khiến các tiểu cầu dính vào nhau và hình thành cục máu đông.

Những yếu tố tác động làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông bao gồm:

Người béo phì có nồng độ cholesterol trong máu cao, nhất là cholesterol xấu dễ gây xơ vữa động mạch.

Người bệnh ung thư.

Người có vấn đề tim mạch, bệnh giãn tĩnh mạch, hẹp mạch máu, rung nhĩ.

Tiền sử bản thân hoặc gia đình từng bị biến chứng hoặc chẩn đoán hình thành cục máu đông bất thường.

Lối sống lười vận động.

Người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường.

Người có chế độ ăn thiếu lành mạnh, nhiều chất béo, nhất là chất béo xấu.

Hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia mỗi ngày.

Người cao tuổi, đặc biệt từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn bình thường.

Theo Tiền phong

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 7 phút trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 38 phút trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 47 phút trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 10 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 17 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 19 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 22 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Top