Dấu hiệu trái tim cảnh báo nguy hiểm '9 phần tử vong'
Sốc tim xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu cho phần còn lại của cơ thể. Bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong lên tới 90%.
Đó là thông tin được bác sĩ Nguyễn Đình Hiến, Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) nêu tại hội thảo Một số ứng dụng ECMO trong hồi sức cấp cứu do bệnh viện tổ chức ngày 24/4.
Biến chứng sốc tim thường xảy ra trong 24-48 giờ đầu sau cơn nhồi máu cơ tim cấp. Bệnh nhân không cấp cứu kịp thời thì nguy cơ tử vong lên tới 90%, nếu can thiệp mạch vành sớm qua da có thể giảm tử vong xuống từ 30-50%.
Nguyên nhân của sốc tim là do nhồi máu cơ tim cấp (chiếm 80% ca sốc tim), các nguyên nhân khác như suy thất trái, suy tim do rối loạn nhịp. Đối với cấp cứu sốc tim, bác sĩ Hiến cho rằng, cần phải phân độ, tiến hành xem nguyên nhân để có thể can thiệp, sốc điện, can thiệp hỗ trợ huyết động…

Bác sĩ chuẩn bị một ca can thiệp tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Ảnh: Phương Thúy.
Các triệu chứng của sốc tim khác nhau, tùy thuộc vào tốc độ và mức độ huyết áp giảm xuống. Sốc tim có thể bắt đầu bằng các triệu chứng như lú lẫn, thở nhanh hoặc không xuất hiện triệu chứng nào rồi đột nhiên mất ý thức.
Tại hội thảo, các chuyên gia đề cập tới việc can thiệp tim phổi ngoài cơ thể (ECMO) cho người bệnh sốc tim do nhồi máu cơ tim cấp nhưng cần cá thể hóa, không áp dụng đại trà.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Bá Cường - Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ECMO được can thiệp khẩn cấp với các trường hợp ngừng tim hoăc thất bại với hồi sức tim phổi thông thường để duy trì tưới máu giúp điều trị ngừng tim. Đây được coi là giải pháp cứu sống người ngừng tim kháng trị.
Tuy nhiên, hiện nay chi phí điều trị ECMO còn lớn từ 100-200 triệu đồng, bảo hiểm y tế hỗ trợ một phần. Tại các quốc gia khác, chi phí ECMO từ 5.000-10.000 USD thậm chí có thể lên tới 500.000 USD nếu điều trị kéo dài.
Can thiệp ECMO cũng đòi hỏi đội ngũ y tế có chuyên môn cao từ 7-8 người, sẵn sàng trực 24/24. Vì vậy, bác sĩ phải cân nhắc kỹ lưỡng về tiêu chí lựa chọn giảm rủi ro và nâng cao hiệu quả. Ngoài ra, khi thực hiện ECMO, bác sĩ cũng phải giải thích chi tiết với gia đình người bệnh.
Tại hội thảo, bác sĩ Cường chia sẻ, có nam bệnh nhân vào cấp cứu trong tình trạng rất nặng và được chỉ định ECMO. Gia đình xin về vì người vợ cho rằng ở nhà đang chăm người con sống thực vật 10 năm, nếu thêm một người tiếp tục sống thực vật sẽ vượt quá sức chịu đựng của họ. Các bác sĩ đã giải thích rất cặn kẽ và may mắn, ca cấp cứu thành công, bệnh nhân hồi tỉnh.

Bài thuốc chữa viêm họng từ cây cỏ quanh nhà
Bệnh thường gặp - 34 phút trướcGừng nướng kỹ ngậm nuốt, lá hẹ hấp mật ong hay rau diếp cá giã lấy nước uống là những bài thuốc dân gian giúp giảm triệu chứng viêm họng hiệu quả.

Nếu bạn cứ ngủ trưa như thế này, nguy hại tim mạch cận kề
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH - Các nghiên cứu cho thấy những người ngủ trưa từ 30-60 phút có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 30% so với những người không ngủ trưa.

Những điều cha mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 3 giờ trướcTay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến trẻ đau đớn, bỏ ăn, quấy khóc. Bệnh tay chân miệng trải qua 4 giai đoạn điển hình và có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng cho trẻ, vì vậy cha mẹ không nên chủ quan!

2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Sai lầm nguy hiểm với người bệnh sốt xuất huyết dễ khiến bệnh phát triển nặng, diễn biến khó lường đó là không đến bệnh viện thăm khám và tự ý dùng thuốc.

Điều tra nguyên nhân 27 học sinh Trường Tiểu học Nước Hai, Cao Bằng nhập viện
Y tế - 18 giờ trước27 học sinh tại Trường tiểu học Nước Hai (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) có hiện tượng đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay trên cơ thể và đã phải nhập viện.

Liên tiếp 4 bệnh nhân nhập viện vì bệnh tim ở Quảng Ninh đều có dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết các trường hợp mổ tim hở đợt này đều vào viện trong tình trạng mệt mỏi kéo dài, khó thở nhiều khi gắng sức, đau tức ngực ngày càng tăng...

Loại quả mùa hè giúp thải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Mướp đắng được biết đến như một loại thực phẩm có khả năng thải độc gan, giảm viêm gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả.

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Tại thời điểm phát hiện bệnh lý tim mạch, ông N. cho biết không xuất hiện bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào. Tuy nhiên, ông N. lại có thói quen hút thuốc lá 20 năm nay.

Thực đơn tham khảo cho người máu nhiễm mỡ
Sống khỏe - 1 ngày trướcTăng mỡ máu là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid trong máu bị rối loạn. Để dự phòng và điều trị các rối loạn lipid máu, chế độ ăn uống đóng một vai trò có tính quyết định.

6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Tại sao một số người vẫn có thể nói lưu loát, suy nghĩ rõ ràng và có trí nhớ tốt hơn người trẻ khi họ đã ở độ tuổi 70 hoặc 80? Trong khi một số người bắt đầu hay quên và thậm chí không thể gọi tên người quen ngay khi họ bước sang tuổi 60?

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặpGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.