Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Thứ bảy, 17:40 01/06/2024 | Mẹ và bé

GĐXH - Bị nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…

Bao lâu nên tẩy giun định kỳ cho trẻ 1 lần?

Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm giun chủ yếu là các loại giun như giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc. Nguyên nhân là do trẻ nhỏ thường rất hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh, hay bò, chơi lê la trên sàn, đi chân đất, và mút tay nên trẻ con rất dễ bị nhiễm giun.

Ngoài ra, ở một số vùng có điều kiện vệ sinh kém trẻ có thể nhiễm giun từ thức ăn, nước uống bị ô nhiễm. Đối với giun móc, ấu trùng xâm nhập xuyên qua da vào cơ thể và gây bệnh cho trẻ.

Tần suất tẩy giun định kỳ cho trẻ phụ thuộc vào vùng dịch tễ. Theo số liệu của Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, tình hình nhiễm giun tại các tỉnh Đông Nam Bộ trong đó có TP. HCM là 13%. Với tỷ lệ này thì tần suất tẩy giun định kỳ theo khuyến cáo là 1 năm/lần. Đặc biệt, tất cả thành viên trong gia đình nên thực hiện tẩy giun vào cùng thời điểm để tránh trường hợp lây nhiễm trứng giun.

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trẻ bị nhiễm giun, ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Giun gây nhiều triệu chứng phiền toái cho trẻ. Khi nhiễm giun, trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa, làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, mặt khác, lại còn phải mất thức ăn vì giun nên các bé sẽ chậm lớn, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém vì thế dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn khác.

Những trẻ nhiễm giun đũa thường gầy còm, chậm lớn, thỉnh thoảng kêu đau bụng, ăn không ngon miệng, ngủ không ngon, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, hay buồn nôn, nôn ra thức ăn, có khi nôn ra cả giun… Trẻ hay bực tức, quấy khóc, tính tình thay đổi, lười vận động… Những trẻ nhiễm giun kim thì hậu môn bị ngứa, nhất là vào ban đêm nên trẻ ngủ không yên, hay nghiến răng và đái dầm.

Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi; hay ở các bé gái khi giun kim cái ra hậu môn đẻ trứng có thể bò sang bộ phận sinh dục gây viêm nhiễm.

Trẻ bị giun chui vào phổi làm cho bị ho kéo dài, gầy gò, mệt mỏi, có thể nhầm với viêm phổi do nguyên nhân khác. 

Những trường hợp nhiễm giun móc trẻ có thể bị thiếu máu nặng vì mất máu mãn tính do tổn thương niêm mạc ruột làm chảy máu kéo dài, vì thế trẻ nhiễm giun thường biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng và chậm phát triển, thiếu máu… Cũng cần lưu ý rằng rất nhiều người bị nhiễm giun sán giai đoạn đầu, hoặc nhiễm ít, thường không có triệu chứng. 

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Lưu ý khi sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ

Thuốc tẩy giun cho trẻ là một loại thuốc dễ sử dụng và tương đối an toàn, tuy nhiên khi tẩy giun cho trẻ mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

- Chỉ nên tẩy giun khi trẻ được 1 tuổi trở lên.

- Khi uống thuốc tẩy giun, trẻ không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ.

- Khi uống thuốc tẩy giun trẻ có thể có một số phản ứng phụ (ít gặp) sau khi dùng thuốc như trẻ có thể đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy thoáng qua, những triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi.

- Một số rất ít trường hợp trẻ có thể có phản ứng dị ứng với thuốc như phát ban, ngứa, nổi mề đay. Khi đó, nên đưa bé đi khám để được bác sĩ Nhi khoa để được tư vấn cách xử lý phù hợp.

Ai không nên tẩy giun?

Không phải tất cả trẻ đều có thể uống thuốc tẩy giun. Có một số trường hợp chống chi định như: trẻ mắc những bệnh mãn tính như suy tim, suy gan, suy thận, đang bệnh cấp tính, đang sốt …. Do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tẩy giun cho con.

3 cách phòng ngừa nhiễm giun ở trẻ

Trẻ nhỏ được đảm bảo vệ sinh tốt sẽ có nguy cơ nhiễm giun thấp hơn. Vì vậy, cha mẹ cần lưu  ý:

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Vệ sinh ăn uống

Thực phẩm của trẻ cần được nấu chín, trái cây rửa sạch và gọt vỏ, nước đun sôi để nguội đảm bảo vệ sinh.

Vệ sinh cơ thể

Cần tập cho trẻ từ sớm thói quen rửa tay với xà phòng sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Người chăm sóc cũng cần đeo găng tay, vệ sinh tay sạch sẽ khi chuẩn bị thức ăn và chăm sóc cho trẻ. Ngoài vệ sinh tay chân, cha mẹ cần thường xuyên cắt móng tay cho trẻ, không cho trẻ đi đại tiện bừa bãi, ở chuồng hoặc mặc quần thủng đít.

Vệ sinh đồ chơi

Đồ chơi cho trẻ cần thường xuyên được rửa sạch, quần áo và chăm màn giặt sạch phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên. Khu vực vui chơi của bé cha mẹ cũng cần thường xuyên dọn dẹp, lau rửa sạch sẽ.

Vệ sinh môi trường xung quanh

Nếu gia đình sống ở khu vực nông thôn, trồng rau màu, cần lưu ý xử lý phân đúng cách, xa nơi ở và giếng nước. Với trẻ nhỏ, nên hạn chế cho trẻ vui chơi, bò la trên đất cát gần khu vực nuôi trồng.

Bé 9 tuổi ở Quảng Bịnh bị viêm cơ tim tối cấp, may mắn được cứu sốngBé 9 tuổi ở Quảng Bịnh bị viêm cơ tim tối cấp, may mắn được cứu sống

GĐXH - Các bác sĩ đã nhận định, đây là trường hợp viêm cơ tim tối cấp với biến chứng rối loạn nhịp chậm, xét nghiệm sinh hóa phản ánh cơ tim bị tổn thương nặng hơn.

Bé 10 tháng tuổi ở Bến Tre đang khỏe mạnh bỗng hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não hiếm gặpBé 10 tháng tuổi ở Bến Tre đang khỏe mạnh bỗng hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não hiếm gặp

GĐXH - Đang khỏe mạnh, bé 10 tháng tuổi ở Bếnh Tre bỗng sốt cao và nôn ói, co giật toàn thân, sau đó hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não nguy hiểm.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Em bé ở Hà Nội chào đời với dây rốn quấn 3 vòng cổ

Em bé ở Hà Nội chào đời với dây rốn quấn 3 vòng cổ

Mẹ và bé - 1 tuần trước

GĐXH - Trong ngày đi khám định kỳ, bác sĩ phát hiện thai phụ 24 tuổi có dấu hiệu suy thai khẩn cấp dù chưa có dấu hiệu chuyển dạ.

Bất ngờ 5 nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Bất ngờ 5 nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Mẹ và bé - 2 tuần trước

Biếng ăn là vấn đề thường gặp ở trẻ, gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ. Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.

Phụ nữ mang thai có dấu hiệu này cần cảnh giác bệnh đái tháo đường thai kỳ

Phụ nữ mang thai có dấu hiệu này cần cảnh giác bệnh đái tháo đường thai kỳ

Mẹ và bé - 2 tuần trước

GĐXH - Phụ nữ mang thai bị đái tháo đường thai kỳ thường có biểu hiện bất thường như: Thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều hơn, thèm ăn nhiều hơn...

Cha mẹ nên làm gì để phòng ngừa thiếu vitamin D cho trẻ?

Cha mẹ nên làm gì để phòng ngừa thiếu vitamin D cho trẻ?

Mẹ và bé - 2 tuần trước

Trẻ bị thiếu vitamin D nghiêm trọng là nguyên nhân gây ra bệnh còi xương - một chứng loãng xương ở trẻ em. Điều này sẽ khiến trẻ chậm phát triển vận động, yếu cơ, đau nhức và là yếu tố nguy cơ gây gãy xương.

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Vi chất dinh dưỡng tham gia hầu hết trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Do đó, việc thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân hàng đầu gây ra còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng… và nhiều bệnh lý khác.

Bé 10 tháng tuổi ở Bến Tre đang khỏe mạnh bỗng hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não hiếm gặp

Bé 10 tháng tuổi ở Bến Tre đang khỏe mạnh bỗng hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não hiếm gặp

Mẹ và bé - 3 tuần trước

GĐXH - Đang khỏe mạnh, bé 10 tháng tuổi ở Bếnh Tre bỗng sốt cao và nôn ói, co giật toàn thân, sau đó hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não nguy hiểm.

Người phụ nữ 36 tuổi suýt mất mạng do chửa ngoài từ cung

Người phụ nữ 36 tuổi suýt mất mạng do chửa ngoài từ cung

Mẹ và bé - 3 tuần trước

GĐXH - Với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, khi có các triệu chứng như: chậm kinh, đau bụng dưới, ra huyết âm đạo, mệt nhiều... cần phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

7 loại vitamin quan trọng giúp đôi mắt sĩ tử sáng khỏe trong mùa thi

7 loại vitamin quan trọng giúp đôi mắt sĩ tử sáng khỏe trong mùa thi

Mẹ và bé - 4 tuần trước

Trong thời gian học ôn thi, các sĩ tử không chỉ cần bổ sung các chất dinh dưỡng tăng cường cho não bộ và năng lượng mà còn cần các vitamin bổ sung cho mắt sáng khỏe.

Dấu hiệu viêm ruột thừa cấp ở trẻ, cha mẹ cần cảnh giác

Dấu hiệu viêm ruột thừa cấp ở trẻ, cha mẹ cần cảnh giác

Mẹ và bé - 4 tuần trước

GĐXH - Trẻ bị viêm ruột thừa đôi khi có những triệu chứng kèm theo tiêu chảy, biếng ăn…, phụ huynh rất dễ nhầm tưởng những căn bệnh liên quan đến tiêu hóa.

Chế độ ăn cho trẻ tự kỷ cần chú ý gì?

Chế độ ăn cho trẻ tự kỷ cần chú ý gì?

Mẹ và bé - 4 tuần trước

Trên thực tế, nhiều người mắc chứng tự kỷ nhạy cảm với thức ăn, nhất là những trẻ có vấn đề về hành vi khiến giờ ăn trở nên đặc biệt khó khăn, nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng khá phổ biến. Do đó, chăm sóc dinh dưỡng, cung cấp chế độ ăn uống lành mạnh cho người tự kỷ là điều được quan tâm.

Top