Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đau thận hay đau lưng: Chuyên gia hướng dẫn cách phân biệt 2 bệnh này

Thứ năm, 19:00 01/10/2020 | Sống khỏe

Những cơn đau tưởng chừng không đáng lo ngại nhưng có thể lại là vấn đề thực sự nghiêm trọng hơn bạn vẫn nghĩ.

Giải quyết những cơn đau lưng đôi khi là nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt nếu bạn không rõ nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này. Thông thường, mọi người sẽ nghĩ ngay tới do các dây thần kinh, khớp và cơ ở khu vực này gây nên.

Tuy nhiên, một số cơ quan nhất định, trong đó có thận, cũng đóng một vai trò không nhỏ dẫn tới những cơn đau lưng bất thường.

Thận nằm ở hai bên cột sống, ngay dưới lồng ngực và có nhiệm vụ lọc máu, tạo ra nước tiểu. Khi cơ quan này bị viêm hoặc gặp vấn đề, bạn có thể phải đối mặt với những cơn đau lưng khó chịu.

Sabitha Rajan, chuyên gia y khoa kiêm nhà tư vấn sức khỏe tại Trung tâm MCG Health cho biết, phần giữa của thân không có dây thần kinh nên khi gặp vấn đề, chúng sẽ căng ra, tác động tới dây thần kinh nằm gần lưng, từ đó gây nên hiện tượng đau lưng.

Nếu không điều trị kịp thời, viêm thận có thể gây tổn thương thận, cao huyết áp và thậm chí dẫn tới hiện tượng hiếm gặp là suy nội tạng. Vì vậy, xác định rõ cơn đau bắt nguồn từ nguyên nhân nào là việc làm rất quan trọng. Đau lưng do căng cơ hay chấn thương chỉ cần nghỉ ngơi và dùng thuốc trong khi vấn đề về thận lại phải được điều trị càng sớm càng tốt.

Làm thế nào để phân biệt đau thận với đau lưng?

Đau thận hay đau lưng: Chuyên gia hướng dẫn cách phân biệt 2 bệnh này - Ảnh 1.

Khi nhắc đến việc phân biệt đau lưng với đau thận, bạn cần xem xét hai yếu tố chủ yếu: Vị trí của cơn đau và loại đau.

Căng cơ, căng dây chằng hoặc tổn thương đĩa đệm thường gây nên những cơn đau theo chiều dọc, có xu hướng xung quanh cột sống dưới hay còn gọi là vùng thắt lưng.

Nguyên nhân là do khu vực này gánh chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể khi thực hiện các hoạt động hàng ngày. Chúng dễ bị chấn thương, căng tức và mỏi cơ. Nếu bạn gặp phải vấn đề về thần kinh, cơn đau cũng có thể lan xuống mông, chân và bàn chân.

Trái lại, đau thận lại nằm ở khoảng giữa lưng và hai bên cột sống. Đây được gọi là khu vực sườn. Theo chuyên gia Rajan, bạn có thể dễ dàng xác định khu vực này bằng cách đặt tay lên eo.

Đau lưng được chia thành nhiều loại, từ cảm giác nóng ran, tê, ngứa đến đau âm ỉ. Tuy nhiên, Cheyenne Santiago, chuyên gia y khoa tại Trung tâm MCG Health nhấn mạnh, điều quan trọng nhất mọi người cần chú ý là cơn đau thường bùng phát hoặc giảm bớt tùy thuộc vào cách di chuyển. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy cực kỳ khó chịu khi cúi người, di chuyển từ tư thế đứng sang ngồi hoặc giữ nguyên một tư thế trong nhiều giờ.

Trong khi đó, những cơn đau thận không phải lúc nào cũng xuất hiện khi chịu tác động. Tuy có thể chuyển từ nhẹ sang nặng, chúng lại nhất quan và không thay đổi bất kể vị trí của cơ thể.

Ngoài ra, những cơn đau thận cũng thường đi kèm với các triệu chứng khác như nước tiểu chuyển sang màu sẫm, có máu hoặc đục, đau buốt khi đi tiểu, tiểu thường xuyên, sốt, ớn lạnh và buồn nôn.

Nguyên nhân nào dẫn tới đau thận và đau lưng?

Đau thận hay đau lưng: Chuyên gia hướng dẫn cách phân biệt 2 bệnh này - Ảnh 2.

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh siêu âm để xem cấu trúc của thận và kiểm tra có sỏi hay không.

Đau lưng thường xảy ra khi lưng phải làm việc quá sức, căng thẳng hoặc duy trì tư thế xấu. Trong khi đó, năm nguyên nhân chính dẫn tới đau thận là sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu , chấn thương, bệnh thận đa tạng và u thận.

Đau lưng có thể gây cảm giác vô cùng khó chịu nhưng thường tự khỏi. Các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tránh vận động mạnh, nghỉ ngơi, chườm nóng, nước đá hoặc dùng thuốc chống viêm trong trường hợp cần thiết. Nếu tình trạng này không biến mất sau 6-12 tuần, hãy đến gặp bác sĩ để tìm cách điều trị tốt hơn.

Nếu bạn nghi ngờ bản thân đang có vấn đề về thận, đừng ngại ngần đi khám bác sĩ. Theo chuyên gia Santiago, những người gặp phải các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận nên thực hiện việc này càng sớm càng tốt.

Bác sĩ sẽ làm gì để chẩn đoán?

Nếu bạn đi khám bác sĩ về tình trạng đau lưng thường xuyên do xương khớp gây nên, bác sĩ rất có thể sẽ yêu cầu siêu âm để tìm ra bệnh.

Trong khi đó, chẩn đoán bệnh thận cần dựa trên nhiều xét nghiệm hơn. Bác sĩ có thể sờ nắn vùng thận, kiểm tra huyết áp và nhiệt độ. Xét nghiệm nước tiểu là việc làm cần thiết nhằm phát hiện những cục máu và tinh thể nhỏ.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bạn cũng có thể phải làm xét nghiệm máu để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng và xem thận có thực sự hoạt động tốt để loại bỏ độc tố hay không.

Các bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh với trường hợp mắc nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong trường hợp sỏi thận nhỏ, họ có thể khuyên bạn nên uống nhiều nước hơn và uống thuốc giảm đau để đưa sỏi ra ngoài một cách tự nhiên bằng đường tiểu.

Nhìn chung, điểm mấu chốt là mọi người đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ nếu nghi ngờ bản thân bị đau thận. Nhiễm trùng sẽ trở nên tồi tệ hơn và dẫn đến tổn thương mô nghiêm trọng, trong khi các khối u và sỏi có thể phát triển, làm suy giảm chức năng thận.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ mắc hội chứng Raynaud cho biết ban đầu, các ngón tay chỉ bị tê nhẹ, sau đó chuyển sang tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Trong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một 'thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng ACNHH để phòng và trị đột quỵ?

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ

Y tế - 4 giờ trước

500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêu chủng FPT Long Châu đã được trao cho Bộ Y tế để phục vụ công tác tiêm chủng phòng chống dịch bệnh sởi.

Người phụ nữ 48 tuổi ở Thái Bình phát hiện bệnh ung thư vô cùng hiếm gặp từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 48 tuổi ở Thái Bình phát hiện bệnh ung thư vô cùng hiếm gặp từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Trước khi đến bệnh viện, bệnh nhân đã trải qua hơn một năm điều trị ở nhiều cơ sở y tế khác nhau do liên tục bị đau bụng, sốt và các triệu chứng bất thường liên quan đến hệ tiết niệu.

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Mỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp vốn có sức khỏe bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày trước khi vào viện, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở...

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ

Y tế - 21 giờ trước

Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Y tế - 23 giờ trước

Hóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Y tế - 1 ngày trước

Vụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Top