Đau thắt ngực không ổn định có nguy hiểm?
Bố tôi 65 tuổi, vừa qua bị đau ngực trái, đi khám làm điện tim kết quả bị thiếu máu cục bộ cơ tim và được chẩn đoán đau thắt ngực không ổn định. Xin hỏi bác sĩ bệnh của bố tôi có nguy hiểm? Phạm Vũ Văn Bình (phamvubinh@gmail.com).

Hầu hết các nhà lâm sàng sử dụng thuật ngữ “đau thắt ngực không ổn định”, để biểu thị kiểu đau tăng nhanh và mạnh lên ở những trường hợp mà trước đó có đau thắt ngực ổn định nhưng đau xảy ra khi gắng sức nhẹ hoặc khi nghỉ ngơi, kéo dài hơn và ít đáp ứng với thuốc. Điện tâm đồ trong cơn đau giúp chẩn đoán thiếu máu cơ tim, kết hợp biện pháp gắng sức để xác định bệnh.
Nếu chụp mạch vành thường có hẹp động mạch vành, được đặc trưng bằng vỡ hoặc loét mảng xơ vữa, chảy máu hoặc huyết khối. Tình huống không ổn định này có thể tiến triển tới tắc hoàn toàn và nhồi máu hoặc có thể khỏi với sự tái tạo nội mạc và trở thành hình thái đau thắt ngực ổn định mặc dù thiếu máu có thể khỏi.
Điều trị bằng nghỉ ngơi tại giường, dùng các thuốc chống kết dính tiểu cầu và tiêu cục máu đông (nếu có), chống thiếu máu cục bộ bằng nitroglycerin và thuốc chẹn giao cảm beta (đặc biệt là khi có nhịp tim nhanh), chẹn dòng canxi. Sau điều trị 90% bệnh nhân có thể hết đau.
Những bệnh nhân không hết thiếu máu sau khi điều trị bằng thuốc nên được chụp mạch vành và tiến hành tái tưới máu sớm bằng nong vành hoặc bắc cầu nối. Điều cần chú ý dù đau thắt ngực không ổn định đã giảm nhẹ nhưng vẫn có thể có các đợt tái phát gây nhồi máu và chết đột ngột, do đó bố bạn nên chú ý tuân thủ chỉ định của bác sĩ, kể cả khi ra viện vẫn cần tái khám cũng như dùng thuốc đúng và đủ theo y lệnh của bác sĩ.
Theo BS. Hoàng Văn Thái/SK&ĐS

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh
Y tế - 14 phút trướcGĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏe - 56 phút trướcNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?
Sống khỏe - 4 giờ trướcBữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua
Sống khỏe - 7 giờ trướcMặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối
Sống khỏe - 19 giờ trướcNgười mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử
Sống khỏe - 19 giờ trướcCơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng
Sống khỏe - 20 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ
Sống khỏeGĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.