Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đẩy lùi ung thư lưỡi giai đoạn cuối nhờ tình cờ phát hiện bài thuốc quý

Thứ bảy, 06:00 29/08/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Hơn 10 năm kiên trì dùng đủ các phương pháp Đông và Tây y, căn bệnh ung thư của bà Khang đã được đẩy lùi nhưng khu vực dưới cằm có dấu hiệu bị rò, chảy mủ hôi hám.

Nguyên nhân được các bác sĩ chẩn đoán là do tác dụng phụ hậu xạ trị trong quá trình điều trị ung thư. Bà đã thử qua nhiều phương pháp song vết rò hàm không có dấu hiệu thuyên giảm. Tuy nhiên, sau hai năm chuyển qua uống nước lá cây lược vàng, bệnh tình của bà đã khỏi hoàn toàn. Đến nay, bà vẫn đều đặn sử dụng lược vàng để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ phòng tránh tế bào ung thư tái phát.

Hơn 10 năm chiến đấu trong tuyệt vọng

Bà Phan Thị An Khang (66 tuổi, trú tại Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy, Hà Nội) từng là giáo viên dạy tại quê nhà, huyện Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh). Sau khi kết hôn với một đồng nghiệp - ông Nguyễn Minh Bài (quê ở Từ Liêm, Hà Nội), bà theo chồng chuyển về Hà Nội sinh sống. Giữa năm 2000, bà Khang phát hiện trong lưỡi xuất hiện một nốt nhỏ giống như bị nhiệt miệng. Tuy nhiên, vốn có tiền sử bị nóng trong, thỉnh thoảng vẫn hay bị nhiệt miệng nên bà không để ý khám chữa. Cho đến cuối năm 2000, vết loét ngày một lan rộng, ăn sâu xuống phía dưới khiến cho việc sinh hoạt rất bất tiện.

Bà Khang nhớ lại: “Năm đó, khi đang tất bật với việc buôn bán cuối năm, tôi thấy cơ thể mệt mỏi, miệng lưỡi phồng rộp, đau rát khiến cho việc ăn uống rất khó khăn. Không thể chịu nổi, tôi một mình vào bệnh viện Ung bướu Trung ương khám và vô cùng bàng hoàng khi nghe bác sĩ thông báo mình bị ung thư lưỡi”. Sau hai lần mổ và 2 tháng xạ trị kết hợp với xông họng, sức khỏe của bà Khang đã hoàn toàn ổn định, tế bào ung thư được đẩy lùi. Tuy nhiên đến giữa năm 2011, phía dưới cằm của bà bỗng xuất hiện một lỗ thủng nhỏ, chảy mủ mùi rất khó chịu. Đi khám ở viện K, các bác sĩ kết luận bà bị rò hàm do tác dụng phụ của việc xạ trị trong quá trình điều trị ung thư lưỡi.

Chia sẻ về bí quyết đẩy lùi và sống chung với bệnh ung thư, bà Khang nói: “Từ năm 2001 đến nay, tôi kiên trì thực hiện nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị và hướng dẫn của các bác sĩ. Việc thuốc thang đến ăn uống kiêng khem, tôi đều triệt để thực hiện, nhất là việc ăn uống như: nói không với thuốc bổ, thuốc B12; các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, các chất béo, nhiều đạm; hạn chế ăn thịt, nhất là thịt đỏ, thịt gà, vịt phải bỏ da, lợn chỉ ăn thịt nạc; tăng cường nhiều rau xanh, hoa quả nhưng hạn chế hoa quả nhiều ngọt,…Trong quá trình đó, tôi đi khám định kỳ một năm hai lần hoặc có vấn đề gì phát sinh là tôi đi khám ngay. Cũng bởi thế, việc rò hàm được tôi phát hiện sớm và điều trị kịp thời khi mới bị”.

 

Bình rượu quý giúp ngăn ngừa ung thư tái phát của bà Khang.

 

Sự kiên trì mang đến phép màu

Tuy nhiên theo bà Khang thì sau một thời gian điều trị, vết thủng vẫn không lành mà có xu hướng mở rộng, đau nhức và chảy nhiều mủ hơn. “Khi đang loay hoay không biết dùng phương pháp nào, tình cờ tôi đọc được một bài viết nói về cây lược vàng có khả năng tiêu viêm, hỗ trợ người bị ung thư trong quá trình điều trị và ngăn ngừa ung thư tái phát. Tôi mừng rơi nước mắt, còn hơn bắt được vàng”, bà Khang vui vẻ cho biết.

Sau khi biết được công dụng và cách chữa trị bệnh của cây lược vàng, ông Bài – chồng bà đã chạy xe đi hỏi ở khắp các hiệu thuốc Đông y nhưng không ai biết. Ông Bài chia sẻ: “Từ lược vàng có xuất xứ từ tiếng Nga, nó lại có nhiều loại khác nhau như lược vàng thân tím – vòi tím, lược vàng thân tím – vòi xanh và lược vàng thân xanh – vòi xanh. Trong khi ở Việt Nam lại gọi là cây lan vòi, lan đất nên chả ai biết cây lược vàng là cây gì, nói chi đến cách chữa bệnh”.

Niềm hy vọng mong manh của bà những tưởng đã bị dập tắt vì không tìm được cây lược vàng. Cho đến một lần tham gia sinh hoạt Hội Người cao tuổi ở phường Dịch Vọng (Q.Cầu Giấy), ông đã được người bạn giới thiệu địa chỉ của một bệnh nhân đã từng sử dụng lược vàng để đẩy lùi ung thư vòm họng và rò hàm hai bên cổ. Sau khi biết được thông tin, ông bài đã tìm đến tận nơi để hỏi về cách chữa trị và xin cây thuốc về trồng. Trường hợp thoát “án tử” hy hữu đó chính là bà Phạm Thị Thịnh ở thôn Trát Cầu, xã Tiền Phong (huyện Thường Tín, Hà Nội).

Bà Khang tâm sự: “Thấy ông Bài mang về cả bao tải cây lược vàng, tôi mừng quá. Ngoài phần cây giống đem trồng, bà Thịnh còn cho rất nhiều thân, vòi và lá lược vàng để ăn sống hoặc xay ra lọc lấy nước uống. Theo cách hướng dẫn của vợ chồng bà Thịnh được chồng tôi ghi lại cẩn thận, tôi lấy 12 lá rửa sạch, lau khô nước rồi chia làm đôi cho vào máy xay sinh tố cùng nửa bát nước lọc xay nhuyễn. Sau đó lọc bỏ bã và uống nước, tối cũng làm tương tự. Cứ đều đặn, ngày hai lần sáng – tối uống nước lá lược vàng trước bữa chính 15-20 phút”.

Suốt 8 tháng uống nước lá lược vàng, vết rò hàm tuy chưa hết chảy mủ nhưng bà Khang thấy cơ thể khỏe mạnh hơn, ăn uống ngon miệng. Bà tiếp tục uống lược vàng đến đầu năm 2013 thì vết rò hết chảy nước, dần dà mọc da non và khỏi hẳn. Đến nay, bệnh ung thư đã được kiểm soát, vết rò hàm đã khỏi hẳn nhưng tiếng nói của bà Khang không còn được tròn vành như trước nên khá khó nghe. “Đó cũng là hậu quả của quá trình điều trị ung thư bằng hóa xạ trị. Nhưng cũng không sao, còn giữ được mạng sống là may mắn lắm rồi. Chứ nhiều người phát hiện muộn, thực hiện không đúng phác đồ hay không hợp thầy hợp thuốc chả mấy chốc mà về với tổ tiên” , ông Bài nhận định.

Sau hai năm dùng lược vàng chữa khỏi rò hàm, đến nay, gia đình bà Khang vẫn tin dùng cây lược vàng. Ngoài việc duy trì uống nước lá lược vàng, bà Khang còn dùng thân và vòi lược vàng để ngâm rượu uống nhằm hỗ trợ, phòng ngừa ung thư tái phát. Nói về cách ngâm rượu lược vàng, bà Khang cho biết: “Cây lược vàng rất dễ trồng, không yêu cầu chăm bón cầu kỳ mà chỉ cần tưới nước sạch, trồng ở đất sạch thì hiệu quả chữa bệnh càng cao. Sau khi cây lớn, tầm 20-30 đốt, tôi ngắt những thân và vòi già về rửa sạch, chẻ dọc thành 3-4 mảnh, phơi ráo nước rồi cho vào lọ thủy tinh miệng rộng, đổ rượu ngập, bọc kín, để chỗ tối nhưng thoáng khí. Ngâm khoảng 1 tháng là dùng được. Hàng ngày, trước bữa cơm chiều 15 phút, tôi uống khoảng 30cc rượu lược vàng”.

Sử dụng lược vàng từ 2011 đến nay, bệnh ung thư không những không tái phát mà sức khỏe của bà Khang ngày càng được cải thiện. Ngoài việc uống nước lá và rượu ngâm lược vàng hàng ngày để phòng ngừa ung thư tái phát, vợ chồng bà Khang còn ngậm rượu lược vàng để điều trị viêm họng, ho và các vấn đề về răng miệng. “Hiện nay, mỗi tối trước khi đi ngủ khoảng 20 phút, hai vợ chồng tôi đều ngậm một ngụm rượu lược vàng. Sau đó thì nuốt và xúc miệng bằng nước sạch mới đi ngủ. Nhờ duy trì ngậm rượu lược vàng mà suốt 2 năm nay, cả hai vợ chồng đều không mắc bất kỳ một chứng bệnh nào về răng miệng”, ông Bài cho hay.     

Ngọc Mỹ/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này

Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - 7 điều "lười biếng" này thực chất là một thái độ sống chứa đựng trí tuệ sâu sắc và tôn trọng, quan tâm đến sức khỏe.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Bé gái hơn 2 tuổi nhập viện gấp do tai nạn tại nhà hay gặp ở trẻ nhỏ

Bé gái hơn 2 tuổi nhập viện gấp do tai nạn tại nhà hay gặp ở trẻ nhỏ

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, gói thuốc mà trẻ uống được xác định là thuốc diệt nấm chứa hoạt chất Hexaconazole – một loại thuốc sinh học dạng lỏng có thể gây ngộ độc ở trẻ nhỏ nếu uống nhầm với liều lượng lớn.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh dẫn đầu về chất lượng ở khối y tế tư nhân tại Hà Nội và TPHCM

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh dẫn đầu về chất lượng ở khối y tế tư nhân tại Hà Nội và TPHCM

Sống khỏe - 16 giờ trước

Sở Y Tế Hà Nội và TPHCM vừa công bố Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội dẫn đầu về chất lượng trong khối bệnh viện công lập và tư nhân, còn Tâm Anh TPHCM đứng đầu khối tư nhân và thứ 3 ở cả 2 khối.

Bà bầu 26 tuổi ở Bắc Ninh phát hiện bị cường giáp thai kỳ từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Bà bầu 26 tuổi ở Bắc Ninh phát hiện bị cường giáp thai kỳ từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 17 giờ trước

GĐXH - Thai phụ bị cường giáp thoáng qua đến khám với triệu chứng nôn nghén nhiều, gầy sụt 2kg/ 2 tháng, hồi hộp trống ngực…

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

6 dấu hiệu 'thầm lặng' cảnh báo học sinh đang thiếu hụt dinh dưỡng

6 dấu hiệu 'thầm lặng' cảnh báo học sinh đang thiếu hụt dinh dưỡng

Mẹ và bé - 23 giờ trước

Thiếu hụt dinh dưỡng ở học sinh là tình trạng phổ biến nhưng lại thường bị bỏ qua, do các dấu hiệu thường không rõ ràng, diễn tiến âm thầm. Nếu không được nhận diện và can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp

Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, sốc nhiệt trong mùa nắng nóng là một tình trạng cấp cứu y tế. Việc chậm trễ trong xử trí có thể khiến người bệnh bị tổn thương não, các cơ quan nội tạng, thậm chí tử vong.

Top