Đề án Bệnh viện vệ tinh làm thay đổi bệnh viện miền núi
Sau 2 năm tham gia Đề án Bệnh viện vệ tinh, năng lực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đã có sự thay đổi rõ rệt về chất và lượng… Để hiểu rõ hơn về những thành quả của Đề án Bệnh viện vệ tinh, phóng viên đã có cuộc trao đổi với GS.TS. Trần Bình Giang, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức xung quanh vấn đề này.
PV: Thưa GS.TS. Trần Bình Giang, với tư cách là một chuyên gia tuyến trên về chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến dưới, GS đánh giá như thế nào về hiệu quả của Đề án Bệnh viện vệ tinh được thực hiện tại tỉnh Lào Cai?
GS.TS. Trần Bình Giang: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai là bệnh viện tỉnh nằm ở miền núi phía Bắc và cách xa trung tâm Hà Nội 300km. Đa số người bệnh là đồng bào dân tộc, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, tỷ lệ người mắc bệnh hiểu nghèo khá cao. Trước đây, khi chưa thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh, nhiều người dân nghèo không có tiền xuống Hà Nội điều trị đành phải chịu đau đớn ở nhà, một số người chuyển về chữa trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nhưng đường xá đi lại khó khăn nên vô cùng vất vả. Vì vậy, Lào Cai là địa phương trọng điểm để chúng tôi khảo sát thực triển khai Đề án Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai là một trong 7 bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Ảnh minh họa.
Sau 2 năm thực hiện Đề án, đến nay, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã chuyển cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai 13 kỹ thuật. Trong đó có kỹ thuật hiện đại như sử dụng máy tán sỏi bằng sóng laser để tán sỏi trong đường tiết niệu cho người bệnh. Trước đây, để lấy viên sỏi nhỏ với đường kính 1cm, kỹ thuật viên phải mổ một đường rất lớn. Tuy nhiên, từ khi được chuyển giao kỹ thuật, các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đã ứng dụng kỹ thuật này thành thạo. Vì vậy, người bệnh chỉ sau
15 phút đã khỏi bệnh và sau 1 đến 2 ngày là được ra viện. Bên cạnh đó, còn có kỹ thuật khác như mổ máu tụ trong não. Đây là một trong những kỹ thuật khó trong điều trị chấn thương sọ não được chuyển giao và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đã thực hiện hết sức thành công. Nhờ đó, số bệnh nhân chuyển tuyến đã giảm rõ rệt. Hay kỹ thuật gây mê hồi sức cho bệnh nhân đa chấn thương, hay kỹ thuật điều trị khâu mẩu cho bệnh nhân vỡ tạng như vỡ gan, giập lá lách, giập thận… Trước đây, những ca bệnh này phải mổ với biện pháp phức tạp, tỷ lệ tử vong cao đến hơn 90%. Tuy nhiên, từ khi phát triển kỹ thuật mới điều trị bảo tồn, nhiều ca bệnh đã không phải mổ.
Ngoài những gói kỹ thuật trên, phải kể tới 4 gói kỹ thuật chuyển giao điều dưỡng, kỹ thuật viên. Kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân sau mổ là điều vô cùng quan trọng để có thể giúp bác sỹ thành công trong việc điều trị cho người bệnh. Nhờ được chuyển giao 4 gói kỹ thuật này mà công tác chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai luôn đảm bảo vô trùng và trở thành nề nếp, đạt kết quả tốt. Nhờ đó, tỷ lệ bệnh nhân chuyển từ Lào Cai xuống Hà Nội từ 100% xuống còn 0 - 20% ở các loại bệnh.
PV: Trong Hội nghị sơ kết Đề án Bệnh viện vệ tinh gần đây, GS đã chia sẻ rằng, khi tiếp nhận bệnh nhân bị chấn thương về mạch máu ngoại vi từ tuyến dưới chuyển lên, các bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chỉ còn biết cắt cụt chi của bệnh nhân do tuyến dưới xử lý chưa đạt, nhưng bây giờ chuyện đó hầu như không xảy ra. GS có thể chia sẻ rõ hơn về câu chuyện này?
GS.TS. Trần Bình Giang: Đúng vậy, trước đây do chưa phát triển kỹ thuật xử lý chấn thương về mạch máu, ở tuyến dưới xử lý không đạt yêu cầu, khi các bác sỹ tiếp
nhận bệnh nhân từ tuyến dưới chuyển lên hầu hết chi đã hoại tử và chúng tôi đành phải cắt cụt chi bệnh nhân, đó là một điều hết sức buồn. Phẫu thuật mạch máu là một trong những phẫu thuật tinh tế nhất trong phẫu thuật ngoại khoa. Để làm những động tác nối mạch máu bị đứt, chấn thương hoặc thay đoạn mạch máu nếu phẫu thuật viên không được chuẩn bị đầy đủ, không tinh tế thì dù có nối được nhưng mạch vẫn bị tắc. Khi mạch bị tắc, chi không được cấp máu sẽ dẫn đến hoại tử. Vì nếu chi thiếu máu trong khoảng 6 tiếng đồng hồ thì phải cắt cụt; chưa kể mạch máu lên não bị tắc, nếu trong vòng 2 phút máu không được cung cấp lên não thì người bệnh sẽ tử vong. Ngoài ra, để thực hiện được kỹ thuật này đòi hỏi phải có phương tiện hiện đại, không thể dùng sợi chỉ thông thường để khâu mạch máu và các dụng cụ như kéo, kìm kẹp, kim chỉ hoặc panh… cũng rất đặc biệt. Trước đây, ở các bệnh viện tuyến tỉnh, cán bộ không có điều kiện để làm kỹ thuật này. Bây giờ, kỹ thuật được các thầy chuyển giao, dụng cụ phương tiện được cung cấp đầy đủ hiện đại nên cán bộ tuyến dưới đã làm được. Điều quan trọng là chúng ta phải có đào tạo bài bản, được đầu tư thì sẽ làm được.
PV: GS đánh giá như thế nào về cơ sở vật chất của 7 bệnh viện vệ tinh, trong đó có Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai?
GS.TS. Trần Bình Giang: Dự án Bệnh viện vệ tinh nguồn kinh phí từ trung ương cấp chủ yếu là để phục vụ đào tạo, còn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị là kinh phí của địa phương. Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai đã đầu tư xây dựng bệnh viện mới, trang bị toàn bộ trang thiết bị hiện đại, đồng bộ. Nếu như trước đây, Bệnh viện Đa khoa Lào Cai 1 và Bệnh viện Đa khoa Lào Cai 2 cơ sở vật chất xập xệ xuông cấp thì giờ đây được thay thế bằng Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Lào Cai hiện đại. Bộ mặt của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đã thay đổi hoàn toàn. Nhờ đó, các kỹ thuật được chuyển giao hiệu quả hơn, góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai ngày càng tốt hơn.
Thực tế cho thấy, nhờ Đề án Bệnh viện vệ tinh, đầu tư của địa phương cho ngành Y tế đã thay đổi ngoạn mục. Chẳng hạn, có những nơi thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh, địa phương sẵn sàng cung cấp nguồn kinh phí khoảng 3 đến 4 tỷ đồng để chỉnh sửa phòng mổ và mua sắm một số dụng cụ cần thiết. Nhiều bệnh viện được địa phương đầu tư xây dựng mới và sắm trang thiết bị mới, đồng bộ như Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình… Có thể nói, hầu hết các địa phương đều dành nguồn kinh phí lớn để đầu tư cho bệnh viện nên đã có sự thay đổi rõ rệt về cở sở vật chất, trang thiết bị. Nhờ vậy, nhiều kỹ thuật được thực hiện hiệu quả, bền vững.
PV: Để có được thành quả như hôm nay là sự nỗ lực từ cả hai phía bệnh viện vệ tinh và bệnh viện hạt nhân, theo GS trong thời gian tới cả hai phía sẽ phải làm gì để bảo vệ thành quả đã làm được?
GS.TS. Trần Bình Giang: Trong giai đoạn tới, chúng ta có hai vấn đề quan trọng cần phải làm. Thứ nhất, phải giữ được kết quả bền vững của kỹ thuật được chuyển giao. Thứ hai, trên cơ sở nền tảng kỹ thuật được chuyển giao, tiếp tục chuyển giao các gói kỹ thuật mới trên cơ sở đề xuất của bệnh viện vệ tinh. Tuy nhiên, để thực hiện những đề xuất của bệnh viện vệ tinh, bệnh viện hạt nhân phải làm việc cụ thể với bệnh viện vệ tinh và Sở Y tế, với sự trợ giúp ủng hộ của lãnh đạo tỉnh. Nếu đảm bảo được các yêu cầu thì sẽ có những điều kiện cần thiết để triển khai kỹ thuật. Quan trọng nhất vẫn là giữ được tính bền vững những thành quả được chuyển giao. Trong quá trình tuyến dưới thực hiện, nếu có khó khăn, bệnh viện hạt nhân sẵn sàng hỗ trợ.
Theo Thiên Đức/TTTTGDSK TW

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 10 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 6 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 6 ngày trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 1 tuần trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép
Sống khỏe - 1 tuần trướcSau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.