Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020: Ổn định mức sinh và nâng cao chất lượng dân số

Thứ tư, 10:52 17/06/2009 | Dân số và phát triển

Giadinh.net - Trong 2 ngày 16 - 17/6 tại Nghệ An, Tổng cục DS - KHHGĐ - Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009 - 2020.

 
Tại Hội nghị, TS Nguyễn Bá Thủy, Thứ trưởng Bộ Y tế  - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ nêu rõ: Đề án Kiểm soát Dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020 nhằm ổn định mức sinh và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở các vùng biển đảo, ven biển và giữ vững an ninh quốc phòng.
 

Thứ trưởng Nguyễn Bá Thủy phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Hồ Hà)

 
Giải quyết tốt các vấn đề xã hội
 
Đề án sẽ được triển khai thực hiện trên 148 quận, huyện của 28 tỉnh, thành phố ven biển, chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 2009 đến năm 2015; Giai đoạn 2 từ năm 2016 đến năm 2020.

Tổng cục DS - KHHGĐ yêu cầu các địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai của từng địa phương trên cơ sở đặc điểm, vị trí địa lý, đơn vị hành chính vùng biển đảo; đặc điểm kinh tế; cơ cấu ngành nghề, kinh tế và định hướng phát triển kinh tế biển đến năm 2020. Từng địa phương cần phấn đấu với phương châm “công dân biển phải có sức khỏe biển và trí tuệ biển’’, khuyến khích nhân dân vừa phát triển kinh tế, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển của Việt Nam.
 
T.T
Theo Thứ trưởng Nguyễn Bá Thủy, trong thời gian qua, những thành tựu của công tác DS- KHHGĐ đã góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH của đất nước. Các vùng biển, đảo và ven biển hiện nay có quy mô dân số hơn 29 triệu người, chiếm khoảng 34,6% dân số cả nước, mật độ dân số 373 người/ km2, gấp 1,5 lần mật độ dân số trung bình của cả nước.
 
Người dân tập trung sinh sống chủ yếu ở khu vực thành thị và khu kinh tế. Tỷ suất sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của các huyện đảo và ven biển cao hơn các huyện khác trong cùng tỉnh và cao hơn mức bình quân của cả nước. Đặc biệt, khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ có tới 13/28 tỉnh, thành phố ven biển (chiếm khoảng 44% dân số biển) chưa đạt mức sinh thay thế, trong khi cả nước từ năm 2006 đã đạt mức sinh thay thế (dưới 2,1 con). Nhu cầu sinh con, nhất là con trai của các cặp vợ chồng vùng biển còn cao. Chất lượng dân số thấp, số trẻ em sinh ra bị dị tật, dị dạng và thiểu năng trí tuệ còn đáng lo ngại.
 
Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ tuy đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, dù không tách rời các vùng biển, đảo và ven biển nhưng cũng chưa tính đến việc giải quyết những đặc thù  riêng về địa lý, KT – XH và tập quán khác nhau của người dân sinh sống tại vùng này. Người dân vùng biển, đảo và ven biển chưa có nhiều cơ hội và điều kiện được tiếp cận và hưởng thụ đầy đủ các chính sách, dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.
 
Nhận thức rõ tầm quan trọng to lớn của biển đối với sự phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chính sách về biển và các lĩnh vực liên quan đến biển. Trong đó, nhiệm vụ mang tính chiến lược là giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển, đảo và ven biển. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người cao gấp 2 lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước. Đề án cần phải tập trung triển khai đồng bộ các hoạt động đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng như tăng cường và nâng cao hiệu quả truyền thông về dân số, SKSS và KHHGĐ cho bà mẹ, trẻ em; Nâng cao chất lượng dân số khi sinh; Hỗ trợ phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục; Phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn... nhằm góp phần vào sự thành công của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
 

Khi Đề án được triển khai thực hiện, người dân vùng biển, đảo và ven biển sẽ có cơ hội cải thiện cuộc sống tốt hơn. (Ảnh: Chí Cường).

 
Không vượt quá 32 triệu người vào năm 2010
 
Tại Hội nghị, trong phần trình bày và hướng dẫn xây dựng Đề án, ông Đỗ Ngọc Tấn, Giám đốc BQL Đề án cho biết, mục tiêu chính của Đề án là kiểm soát quy mô dân số, chất lượng dân số các vùng biển, đảo và ven biển, góp phần thực hiện thắng lợi chính sách DS- KHHGĐ và các mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Cụ thể, quy mô dân số không vượt quá 32 triệu người vào năm 2010, 34 triệu người vào năm 2015 và 37 triệu người vào năm 2020.
 
Theo lộ trình Đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo, ven biển từ nay đến năm 2010, trước mắt các đơn vị từ Trung ương đến địa phương phải coi trọng công tác truyền thông thay đổi thái độ hành vi, phấn đấu đến năm 2010 có 70% số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại 28 địa phương vùng biển, đảo, ven biển thực hiện các biện pháp tránh thai; 60% người dân sinh sống làm việc trên đảo, ven biển, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em.
 
Mỗi năm các địa phương vùng biển, đảo, ven biển giảm 5% số trẻ bị dị dạng, di tật và thiểu năng trí tuệ do rối loạn chuyển hóa và di truyền... Ông Đỗ Ngọc Tấn cũng lưu ý một số nội dung khi xây dựng Đề án như: Sự cần  thiết và căn cứ xây dựng Đề án; Mục tiêu, địa bàn triển khai Đề án; Nhiệm vụ và hoạt động chủ yếu; Tổ chức thực hiện, đối tượng thụ hưởng...
 
“Mặc dù nhiều năm qua, chúng tôi luôn tăng cường đẩy mạnh truyền thông về Dân số, SKSS/KHHGĐ cho nhóm đối tượng đặc thù là dân cư vạn đò, đầm phá ven biển nhằm giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, hướng đến việc chuyển đổi hành vi bền vững. Tuy nhiên do trình độ dân trí nơi đây thấp, tư tưởng sinh con trai vẫn còn nặng nề đã gây khó khăn trong công tác tuyên truyền vận động cũng như cung cấp các dịch vụ. Vì vậy Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển là vô cùng cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về DS - KHHGĐ, góp phần phát triển kinh tế, xã hội”.
Bà Hoàng Thị Tâm,
Phó Giám đốc Sở Y tế, kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh Thừa Thiên Huế

 
“Hiện phụ cấp cho đội ngũ cộng tác viên dân số tại các huyện ven biển mới chỉ là 50.000 đồng/ người/ tháng, quá thấp. Tôi rất vui mừng khi thời gian tới Đề án triển khai bởi nó sẽ tạo điều kiện nâng phụ cấp cho đội ngũ này, tạo điều kiện để họ yên tâm công tác, giúp cho các mục tiêu về DS - KHHGĐ đạt được thành công”.
 
Ông Nguyễn Tấn Đức,
Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi 
 
Hồ Hà
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Top